K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2018

I. MỞ BÀI.
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay. Các tao nhân mặc khách, các thi sĩ xưa đến với thiên nhiên để hòa mình vào thiên nhiên, gửi gắm tình cảm tâm tư vào mỗi bức tranh ấy. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thiên nhiên trở thành một nhân vật nói hộ tác giả tâm trạng nhân vật. Hoài Thanh đã có nhận xét thật đúng về nhân vật thiên nhiên trong Truyện Kiều: Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật – một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn thấm đượm tình người. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn thơ miêu tả thiên nhiên tiêu biểu nhất trong Truyện Kiều.

II. THÂN BÀI

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Đây là đoạn trích ở phần đầu tác phẩm (sau đoạn tả tài sắc của chị em Thuý Kiều). Cơn tai biến đối với gia đình Thuý Kiều chưa xảy ra. Họ đang sống những ngày tháng êm đềm. Nhân tiết Thanh minh, ba chị em đi trảy hội.

Đoạn trích gồm mười tám câu, bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh đẹp ngày xuân, tám câu tiếp theo tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh, sáu câu cuối tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.

2. Cảm nhận

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khoắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: Cỏ non xanh tận chân trời. Sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra tận chân trời khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là vài bông bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. Ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng. Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của ông.

Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:

Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về:

Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.295
Chiến thuật ôn tập Ngữ văn lớp 9
Luyện thi vào 10 bằng sơ đồ tư duy
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang …

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ.

Tà tà diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; thơ thẩn lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân, thanh thanh vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ nao nao trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ nho nhỏ gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: ngọn tiểu khê – dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh thoát, dịp cầu nho nhỏ lại nằm ở cuối ghềnh ở phía xa xa,… Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

2. Bàn luận

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí, mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

III. KẾT LUẬN

Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế.

Bài văn mẫu Cảm nhận về Bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân trích trong truyện Kiền của Nguyễn Du

Mùa xuân – đề tài muôn thuở của thi ca. Ta bắt gặp mùa xuân trong thơ trung đại với hình ảnh “cỏ xanh như khói bến xuân tươi”, tiếng “cuốc kêu xuân đã muộn” của Nguyễn Trãi. Trong thơ Trần Nhân Tông với “chim hót véo von liễu nở đầy”. Ta cũng không thể không nhớ đến mùa xuân với sắc cỏ xanh hoa lê trắng trong thơ Nguyễn Du. Đoạn thơ tả cảnh mùa xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không dài nhưng đã đem đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế và gieo vào lòng người cảm giác phơi phới, tràn trề nhựa sống của mùa xuân. Gợi nhiều hơn tả, đoạn thơ còn là một minh chứng cho việc sử dụng thi pháp đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam, đồng thời là một ví dụ tiêu biểu cho thành công của Truyện Kiều về phương diện nghệ thuật miêu tả.

Đoạn thơ tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh (đầu tháng ba), chị em Kiều đi chơi xuân. Đây là đoạn thơ nằm liền ngay sau đoạn mở đầu giới thiệu gia cảnh họ Vương và tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Đoạn gồm mười tám câu thơ được kết cấu theo đúng trình tự thời gian của cuộc du xuân.

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Nguyễn Du luôn có khả năng nắm bắt cái hồn của cảnh vật để rồi sau đó chỉ bằng vài chi tiết đã làm cảnh vật được chạm khắc nổi bật với đúng cái “thần”, cái “hồn” của nó. Chẳng hạn cảnh mùa thu được ông miêu tả:
Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khó biếc non phơi bóng vàng

Với bốn câu thơ gợi tả khung cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã chạm khắc bức tranh toàn cảnh bằng không gian, thời gian và những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân tháng ba: đó là một không gian rộng lớn; chim én; cỏ xanh; hoa lê trắng… Ngay từ câu thơ mở đầu “Ngày xuân con én đưa thoi” nghệ thuật miêu tả ước lệ đã được bộc lộ khá rõ. Trong một câu thơ tác giả vừa tái hiện hình ảnh báo hiệu mùa xuân “chim én”, vừa nói về thời gian thấm thoắt trôi nhanh như thoi dệt, câu thơ còn như ngụ cả ý tiếc ngày xuân đi quá nhanh. Như vậy, cái ước lệ đâu chỉ có ở hình ảnh chim én nói về mùa xuân mà còn có cả cái thấm thoắt thoi đưa để chỉ sự chuyển biến mau lẹ của thời gian, cái tiếc nuối của con người cũng được gửi cả vào trong ấy. Câu thơ tiếp theo là một cách tính thời gian cụ thể “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”, có chín chục ngày xuân mà đã đi qua hơn sáu mươi ngày, để rồi:

“ Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” .

Một câu thơ tuyệt hay và bức tranh tuyệt đẹp. Trong đó tác giả đã sử dụng thủ pháp miêu tả từ toàn cảnh đến cận cảnh, thi pháp đối lập màu sắc làm chủ đạo. Trước hết là bức tranh không gian rộng lớn như mở ra đến vô cùng vô tận.

Cỏ non xanh tận chân trời

Quả là một hình ảnh đầy sức sống có sức gợi tả, nó là cái phông, cái nền cho câu thơ tiếp theo xuất hiện: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Chữ “trắng” đối rất chuẩn với chữ “ xanh” trong câu trên, một vài bông hoa lê trở thành thứ trang sức quí giá để tô điểm cho vẻ đẹp của mùa xuân. Chữ “điểm” làm cho mùa xuân càng như có tâm hồn.

Có lẽ k hông phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du chọn cảnh ngày xuân để nói về quãng thời gian êm đềm, ngắn ngủi của cuộc đời Thuý Kiều. Bởi trong bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông thì mùa xuân vẫn là mùa có sức quyến rũ lòng người nhất. Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời trong trẻo, mát mẻ… đó còn là mùa diễn ra nhiều lễ hội nhất trong năm và trong những lễ hội ấy, con người là tâm điểm của bức tranh xuân.

Tám câu thơ tiếp theo gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.

Như vậy có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: đi viếng mộ và đi chơi xuân ở chốn đồng quê.

Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Nghệ thuật miêu tả ước lệ lại một lần nữa thể hiện rõ nét trong đoạn thơ này. Không khí ngày lễ hội được ví với hàng loạt hình ảnh tượng trưng như: chim yến, chim hoàng anh, như nước, như nêm (chật cứng như nêm). Để tái hiện được không khí náo nức của lễ hội, Nguyễn Du đã sử dụng một loạt từ ghép là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện với tần số dày đặc. Các danh từ ghép (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân…) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến lễ hội; các động từ ghép (sắm sửa, dập dìu…) gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt; các tính từ ghép (gần xa, nô nức…) diễn tả tâm trạng háo hức của người đi chơi lễ hội. Hình ảnh ẩn dụ “gần xa nô nức yến anh” gợi lên cảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim hoàng anh đang ríu rít… Từ láy “dập dìu” thật gợi hình, gợi cảm, vừa tả được cảnh từng đôi lứa “tài tử – giai nhân” đang du xuân vừa diễn tả được cái nhịp điệu trữ tình thơ mộng trong từng bước chân, từng đoàn xe đang đi trên đường.

Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về được bắt đầu bằng một câu thơ tả sự chuyển đổi của thời gian “Tà tà bóng ngả về tây”. Buổi chiều tà thường gợi về cái gì đó thật buồn, bởi nó báo hiệu một ngày đã tàn. Đang vui vẻ, nô nức là thế, bây giờ đã kết thúc sao tránh khỏi tâm trạng “thơ thẩn” đầy tiếc nuối. Vẫn biết vậy sao ta cứ ám ảnh mãi bởi hình ảnh hai chị em Kiều đang thơ thẩn ra về. Cảnh mùa xuân ở những câu cuối được cảm nhận qua tâm trạng những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ diễn tả sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt câu thơ “ nao nao dòng nước uốn quanh “như nhuốm màu tâm trạng. Nó vừa như vẫn còn đọng cái cảm giác bâng khuâng xao xuyến từ dư âm ngày vui xuân vừa như đã dự báo, linh cảm về những tháng ngày không còn hồn nhiên vô tư nữa của Thuý Kiều vì ngay sau đoạn này là đoạn Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên.

Người và cảnh – ý và tình hoà hợp đến độ không còn ranh giới trong những câu thơ tả mùa xuân của Nguyễn Du. Điều đó tạo nên sự thành công và sức hấp dẫn cho đoạn thơ đồng thời cho cả tác phẩm Truyện Kiều. Cùng với bức hoạ ba mùa: hạ, thu, đông, cảnh mùa xuân tạo nên bộ tứ bình bằng ngôn ngữ văn chương tuyệt vời nhất trong văn học trung đại và trong văn học dân tộc.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du nhà thơ thiên tài của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc.

– Giới thiệu tác phẩm: Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ viết về cuộc đời của Thúy Kiều – người con gái tài hoa bạc mệnh.

II. Thân bài

– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến “mây thua nước tóc”, “liễu hờn kém xanh”

=> Vẻ đẹp khiến nhiên nhiên cũng phải ganh tị

– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa

– Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu

– Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến

+ Chữ hiếu: Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng -> Nàng bán thân mình để chuộc cha

=> Hành động chứng minh được lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.

+ Chữ nghĩa: Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía:

Mối tình với Kim Trọng: vì chữ hiếu mà không được trọn vẹn
Mối tình với Thúc Sinh: Kiều nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến.
Mối tình với Từ Hải: một mối tình trọn vẹn nhưng ngắn ngủi, người đã giúp Kiều giải oan
III. Kết luận

– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ

– Tố cáo, lên án xã hội phong kiến thối nát.

10 tháng 4 2019

Chọn đáp án: C

9 tháng 10 2021

Mn giúp em vs ạ:3

16 tháng 3 2018

1. Lập dàn ý 

a.Mở bài                                                         

– Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.

– Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.

b. Thân bài

* Vũ Nương – người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ :

– Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.

+ Tư dung tốt đẹp – người con gái bình dân.

+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ.

+ Là người cố lòng tự trọng.

– Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau :

+ Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng.

+ Bị Trương Sinh đối xử phũ phàng : nghi ngờ, không cho nàng biết nguyên do, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.

+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.

* Suy nghĩ về thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến :

– Con người không làm chủ được vận mệnh của mình.

– Xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ ; chế độ đa thê gây bao cảnh oan trái đau lòng.

– Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.

– Cảm thông và hiểu rõ đĩều tốt đẹp trong phẩm chất của họ.

(lấy ví dụ qua ca dao, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,…)

c. Kết bài : Hiểu về thời đã qua để thêm yêu hiện tại.

2. Bài làm minh họa

Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.

Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :

Đau đớn thay phậh đàn bà,

Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.

Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.

Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :

Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.

Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.