K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2023

Trong thực hành, học sinh cần tuân thủ nội quy, hướng dẫn của giáo viên và đọc kĩ thông tin trên nhãn hoá chất trước khi sử dụng.

- Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.

- Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.

- Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.

- Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

- Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

- Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tai nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.

- Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

- Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

- Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như được hướng dẫn.

4 tháng 9 2023

- Tuân thủ nội quy & hướng dẫn của giáo viên.

- Đọc kỹ các thông tin trên nhãn rồi mới sử dụng.

4 tháng 9 2023

1. Có một hay nhiều nhóm OH-

2. Các dung dịch base gồm 1 cation kim loại và anion OH-

3.  Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-

4. Quy tắc gọi tên các base: Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide.

Tên base Ca(OH)2: Calcium hydroxide.

21 tháng 7 2023

Hình a : 

Tên hóa chất : Sodium hydroxide 

Công thức hóa học : NaOH

Độ tinh khiết : AR ( hóa chất tinh khiết ) 

Hạn sử dụng : 3 năm từ ngày sản xuất 

Hình b 

Tên hóa chất : Hydrochloric acid 

Nồng độ hòa tan : 37%

Khối lượng mol : 36 ,46g/mol

Công thức hóa học : HCl

 và một số kí hiệu cảnh báo ( phần màu đỏ ) 

Hình c : 

Hóa chất nguy hiểm , cần lưu ý khi vẩn chuyển

Tên chất : Oxygen 

Gas : thể khí 

Khối lượng : 25kg 

 

Khối lượng : 500g 

Tiêu chuẩn chất lượng 

4 tháng 9 2023

Trả lời:

1. Công thức hoá học của các acid đều có chứa nguyên tử H.

2. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch đều chứa cation (ion dương) H+.

3. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

4 tháng 9 2023

1. Đều có nguyên tử H

2. Dạng tồn tại đều chưa ion H+

3. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+

28 tháng 11 2023

a. Các chất ở trên đều liên kết với một hay nhiều nguyên tử O để tạo thành oxide

CTHH chung : R2On với n là hóa trị của nguyên tố R 

b. Các chất là oxide : ZnO , SiO , KnO, Fe2O3 , Cl2O7

Chọn A

Chọn A

12 tháng 8 2023

Tham khảo : 

- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:

+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.

+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.

+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…

- Một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và cách xử lí an toàn cho tình huống đó:

+ Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn.

Xử lí tình huống: ngắt ngay nguồn điện cung cấp và lắp cầu chì trong mạch tránh cho thiết bị điện thí nghiệm sau bị cháy, cần đọc kĩ thông số thiết bị điện và sử dụng nguồn điện cung cấp hợp lí.

+ Mắc ampe kế không đúng cách gây hỏng thiết bị.

Xử lí tình huống: GV cần nhắc nhở kĩ lưỡng tới HS cách mắc ampe kế tránh mắc sai gây hỏng thiết bị, chập mạch điện.