K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vùng Đông Bắc

+ Gồm các bang ở phía đông bắc Hoa Kỳ.

+ Là vùng có kinh tế phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, nổi bật với các ngành dệt, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, ô tô, đóng tàu.

+ Phát triển mạnh lâm nghiệp, cây ăn quả, rau xanh, chăn nuôi bò.

+ Các trung tâm kinh tế lớn: Niu Y-oóc, Bô-xtơn, Pít-xbớc,...

- Vùng Trung Tây

+ Gồm các bang ở phía bắc trung tâm Hoa Kỳ.

+ Nông nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hồ là các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa. Đồng bằng Trung tâm có các vành đai ngô, lúa mì,...

+ Công nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hồ là các bang trọng điểm về công nghiệp chế biến và công nghiệp khai khoáng.

+ Các trung tâm kinh tế lớn: Si-ca-gô, Mi-nê-a-pô-lít,...

- Vùng Nam

+ Gồm các bang ở hạ lưu sông Mi-xi-xi-pi và ven vịnh Mê-hi-cô.

+ Công nghiệp: Nổi bật với các ngành khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất máy bay, hàng không vũ trụ và điện tử.

+ Nông nghiệp: Sản xuất các nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Các trung tâm kinh tế lớn: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Đa-lát, Át-lan-ta, Mem-phit.

- Vùng Tây

+ Gồm các bang ven Thái Bình Dương và các bang trong hệ thống Coóc-đi-e. Vùng này gồm cả bang A-lát-xca và bang Ha-oai.

+ Công nghiệp: Phát triển mạnh các ngành điện tử, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, hóa chất, khai khoáng, thuỷ điện, điện hạt nhân…

+ Nông nghiệp: Phát triển mạnh trồng ngô, đậu tương, lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc. Đây là vùng lâm nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ.

+ Các trung tâm kinh tế lớn: Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô, Xít-tơn,...

+ Bang A-lát-xca có hoạt động sản xuất chủ yếu là: khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ, nuôi tuần lộc.

+ Bang Ha-oai có ngành kinh tế chính là du lịch, ngoài ra còn có trồng mía.

26 tháng 8 2023

Tham khảo!

Ý 1:

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.

 Ý 2:

- Vùng Trung ương:

+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.

+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...

- Trung tâm đất đen:

+ Diện tích: 167 nghìn km2.

+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...

- Vùng U-ran:

+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.

+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.

+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....

- Vùng Viễn Đông:

+ Diện tích: 6900 nghìn km2.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.

+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....

*Đặc điểm dân cư:

-Là nước đông dân thứ 3 trên thế giới

-Dân cư phân bố ko đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông bắc

-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, số lượng người dân tăng chủ yếu do nguồn nhập cư

*Tác động:

-Tạo cho Mỹ nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao

-Dân cư phân bố ko đều khiến cho việc sử dụng lao động và khai thác tài năng gặp khó khăn

8 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.

Vùng Trung ương

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.

+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.

+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.

+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.

+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

- Vùng Trung tâm đất đen

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.

+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.

+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.

+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.

- Vùng U-ran:

+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.

+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.

+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.

+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.

+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.

+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.

+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.

Mỹ tiếp giáp với:

-Đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

-Vinh biển: bán đảo Alatca và bán đảo Hawai

-Quốc gia: Canada, khu vực Mỹ La tinh

Đặc điểm địa lí:

-Diện tích khoảng 9,8 triệu km2

-Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây

-Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

-Lãnh thổ còn có thêm cả bán đảo Alatca và quần đảo Hawai

Ảnh hưởng:

-Tạo cho Mỹ có đặc điểm thiên nhiên đa dạng

-Giúp cho Mỹ ko phải chịu tác động từ 2 cuộc thế chiến

-Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giao lưu hàng hòa trong điều kiện hòa bình

-Bên cạnh đó, Mỹ còn phải hứng chịu nhiều đợt bão lũ gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo 

+ Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

+ Vịnh Mê-hi-cô, vịnh A-la-xca

+ Hai quốc gia là Ca-na-da và Mê-hi-cô

+ Lãnh thổ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-lát-xca, quần đảo Ha-oai. Diện tích khoảng 9,8 triệu km2.

+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu tây, nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, tiếp giáp Ca-na-da ở phía Bắc, khu vực Mỹ La-tinh ở phía Nam

+ Nằm trong khu vực nhiều thiên tai: bão, động đất, lốc xoáy,…

+ Tạo cho Hoa Kỳ có đặc điểm thiên nhiên đa dạng, thay đổi từ biển vào nội địa, từ bắc xuống nam.

+ Giúp cho Hoa Kỳ tránh được thiệt hại về cơ sở vật chất và hạ tầng trong hai cuộc chiến tranh thế giới.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu và phát triển mạnh kinh tế trong điều kiện hòa bình, tăng vị thế trên thế giới.

+ Nằm trong khu vực nhiều thiên tai gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội.

8 tháng 8 2023

- Biểu hiện:

+ GDP luôn ở mức cao trên thế giới, năm 2020 GDP đạt gần 21000 tỉ USD (chiếm ¼ GDP của thế giới). GDP/người đạt 63595 USD.

 

+ Trình độ phát triển kinh tế đứng hàng đầu thế giới với nhiều ngành kinh tế có hàm lượng khoa học - công nghệ và năng suất lao động cao. Nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ chiếm vị trí hàng đầu thế giới như sản phẩm ngành hàng không vũ trụ, chế tạo máy.

+ Hoa Kỳ có nhiều trung tâm tài chính, kinh tế lớn trên thế giới. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn, chiếm 8,5% thế giới (2020), là nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực trao đổi thương mại tài sản trí tuệ.

- Nguyên nhân:

+ Vị trí địa lí cách xa các trung tâm xung đột lớn nên không bị tàn phá về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất bởi cả 2 cuộc Chiến tranh thế giới.

+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

+ Nguồn lao động đông, có trình độ kĩ thuật, nhiều lao động có trình độ cao.

+ Chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; có chính sách bảo vệ nhà sản xuất, người tiêu dùng.

+ Chú trọng sử dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất; đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; phát triển mạnh nền kinh tế tri thức và tham gia sớm vào quá trình toàn cầu hóa.

+ Có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với nhu cầu tiêu dùng cao và tăng mạnh.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phát triển của ngành công nghiệp: Nền công nghiệp rất phát triển, đóng góp 18,4% vào GDP, cơ cấu đa dạng, nhiều lĩnh vực có trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ cao:

+ Khai thác dầu mỏ đứng đầu thế giới

+ Sản xuất điện nguyên tử đứng hàng đầu thế giới, năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển đặc biệt là năng lượng mặt trời.

+ Công nghiệp điện tử - tin học phát triển mạnh với các sản phẩm như chất bán dẫn, bộ vi mạch, thiết bị máy tính đứng thứ hai thế giới.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có sản phẩm đa dạng, đứng hàng đầu thế giới với lực lượng lao động tay nghề cao, đạt giá trị sản xuất lớn, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi.

+ Công nghiệp hàng không vũ trụ: là cường quốc, đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực: tên lửa, vệ tinh

+ Công nghiệp thực phẩm có sản phẩm phong phú, phát triển mạnh.

+ Một số ngành công nghiệp khác: công nghiệp hóa chất có nhiều sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp cơ khí giao thông vận tải phát triển mạnh, công nghiệp luyện kim…

- Phân bố:

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp phân bố tập trung và phát triển sớm ở các bang ven Đại Tây Dương và trung tâm khu vực Đông Bắc.

+ Từ cuối thế kỉ XX nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành và phát triển ở các bang phía nam và ven Thái Bình Dương.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và 25% lao động (2020) với cơ cấu khá đa dạng.

- Công nghiệp khai khoáng:

+ Là ngành nổi bật, đóng góp đáng kể vào GDP, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

+ Cộng hòa Nam Phi là nước đứng thứ 5 thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP. Có trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao.

+ Các khoáng sản khai thác nhiều là quặng kim loại và khoáng sản quý, than đá. Đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um.

- Công nghiệp hóa chất:

+ Cộng hòa Nam Phi có ngành công nghiệp hóa chất lớn hàng đầu ở châu Phi, cơ cấu đa dạng và liên hợp từ xử lí nhiên liệu, chế tạo nhựa cho tới dược phẩm.

+ Các lĩnh vực mũi nhọn là: chế biến than tổng hợp, nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng và hóa dầu.

- Công nghiệp chế tạo máy:

+ Sản xuất ô tô là ngành quan trọng của nền kinh tế, chiếm 10% sản lượng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến.

+ Nhiều hãng xe lớn trên thế giới đều có các nhà máy sản xuất tại quốc gia này.

- Công nghiệp điện tử - tin học:

+ Phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động.

+ Lĩnh vực nổi bật là phần mềm điện thoại di động và các dịch vụ ngân hàng điện tử, giá trị sản xuất chiếm hơn 7% GDP (2020).

- Công nghiệp luyện kim:

+ Là nước sản xuất thép lớn nhất ở châu Phi, sản xuất nhôm lớn thứ 8 thế giới.

+ Chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.

- Công nghiệp thực phẩm:

+ Là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, đóng góp lớn thứ 3 vào GDP.

+ Các sản phẩm đa dạng: thủy hải sản, các sản phẩm thịt, các loại hạt, cây gia vị, hoa quả, bánh kẹo,…

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vùng kinh tế Hô-cai-đô

+ Chiếm khoảng 22 % diện tích và khoảng 4,4 % dân số Nhật Bản, mật độ dân số rất thấp. Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy; sản xuất lúa mì, khoai tây, nuôi bò sữa; du lịch.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Xap-pô-rô, Mu-rô-man,...

Vùng kinh tế Hôn-su

+ Chiếm 61,2 % diện tích và khoảng 83,2 % dân số Nhật Bản. Hoạt động núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.

+ Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Nông nghiệp trồng lúa gạo, chè, dâu tằm, hoa quả; nuôi trồng và đánh bắt cá.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ky-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê, Phu-cu-a-ma,...

+ Vùng Hôn-su được chia thành 5 vùng kinh tế trọng điểm: Tô-hu-cô, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cu; trong đó Can-tô và Can-sai là hai vùng quan trọng nhất.

Vùng kinh tế Xi-cô-cư

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 3,2 % dân số Nhật Bản. Núi chiếm diện tích lớn.

+ Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thuỷ sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy. Du lịch phát triển.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Cô-chi, Tô-ku-shi-ma.

Vùng kinh tế Kiu-xiu

+ Chiếm khoảng 11,7 % diện tích và 4,3 % dân số Nhật Bản, có đồng bằng khá rộng.

+ Công nghiệp chủ yếu là luyện kim đen, hóa chất, đóng tàu. Từ những năm 1970, công nghiệp điện tử đã phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “Đảo si-li-côn”.

+ Nông nghiệp phát triển, nổi tiếng về: lúa gạo, rau, cây ăn quả; chăn nuôi bò, lợn.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-y-ta,...

Tham khảo:

Đặc điểm tự nhiên:

- Khí hậu ôn đới

- Có đồng bằng ven biển Đại Tây Dương;

- Có đồng cỏ ở trung tâm;

- Sông ngòi dày đặc ở vùng núi phía Tây;

- Lượng mưa lớn

Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên khoáng sản: kim loại màu, than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,

- Tài nguyên rừng lớn.

- Thuận lợi về tự nhiên và tài nguyên: 

 Có diện tích rừng lớn cung cấp gỗ cho những ngành công nghiệp gỗ;

- Cung cấp nước để sản xuất công nghiệp;

- Trữ lượng những tài nguyên dầu, quặng, đá là nguyên liệu sản xuất ngành công nghiệp nhiên liệu.

- Khí hậu ôn đới giúp phát triển những cây lương thực và cây ăn quả ôn đới.

- Đồng bằng phát triển trồng cây nông nghiệp;

- Đồng cỏ giúp thuận lợi chăn nuôi gia súc;

- Sông ngòi nhiều cũng giúp cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.