K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2019
Và rồi những chuyến xe ấy cũng đi qua, tôi trở về căn phòng trọ với nỗi buồn chẳng biết tâm sự cùng ai. Mở lap-top lên và nghe khúc ngâm của bác Đỗ Trung Quân bài thơ “ Mẹ” mà nước mắt cứ tuôn trào... “Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn” Hai mươi tư tuổi đời, cái tuổi không phải quá lớn để cảm nhận được hết những nỗi cơ cực của cuộc đời mẹ, nhưng ít ra ngần ấy thời gian được sống bên mẹ cũng là ngần ấy năm tôi chứng kiến mẹ tôi lo toan, vất vả cho gia đình. Tôi cảm nhận được nhà thơ đang cảm thấy mình có phần may mắn, vì đến lúc mái đầu hai thứ tóc vẫn còn được nhìn thấy mẹ. Mỗi một ngày đi qua, niềm vui của cuộc sống được nhân lên gấp bội phần khi chúng ta được sống bên mẹ. Nhưng trong niềm vui ấy có thoáng chút nỗi buồn, trên khuôn mặt gầy guộc ấy, những nếp nhăn cứ dần dần tăng lên. Thời gian như vừa là vị thần hạnh phúc nhưng cũng đồng thời là kẻ âm thầm hủy diệt. Chính vì cảm nhận được điều đó nên với nhà thơ Đỗ Trung Quân, mỗi giây phút được sống bên mẹ đều là những khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ lại xuất thân mà một đứa trẻ mồ côi cha. Nên trong anh mẹ vừa là mẹ nhưng cũng vừa là cha, để có được Đỗ Trung Quân như ngày hôm nay, mẹ anh đã phải tần tảo sớm hôm, chắt chiu từng hạt gạo, để lo cho anh ăn học nên người. Anh khóc ngay cả khi mẹ anh còn trên cõi đời này, khóc vì sự hi sinh của mẹ, khóc cho sự thầm trách bản thân vì đã có đôi lần anh thờ ơ với mẹ...Nhưng thà nhận ra sớm như thế còn hơn để đến lúc mẹ mất đi “ mới giật mình khóc lóc”. Những từ ngữ “ giật mình”, “ khóc lóc” gợi cho người đọc hình ảnh của một người con hối tiếc muộn màng, lúc còn ở bên mẹ thì không biết quý trọng, thì những giọt nước mắt kia chỉ là giả dối, chỉ là sự xúc động tầm thường. Và chính nhà thơ đã cảm thấy mình thật may mắn vì mình đã sớm nhận ra điều này. Nhưng anh lại hoảng hốt vì chuỗi thời gian kia trôi qua một cách “điên cuồng”. Biện pháp nhân hóa đã được tác giả sử dụng khéo léo, thời gian được ví như một kẻ hủy diệt kinh khủng, vô tâm, không ai và không gì có thể chế ngự được sự điên cuồng của hắn. Chính vì thế tác giả mới đặt câu hỏi tu từ mà không bao giờ có câu trả lời: “ Ai níu nổi thời gian ? Ai níu nổi ?’ Đó vừa là câu hỏi, vừa là sự oán trách nhưng đồng thời cũng vừa là lời kêu cứu...có ai có thể níu tên hủy diệt kia lại giúp tôi không ? Ai có thể níu lại những nếp nhăn làm mẹ tôi “ già nua” không ? Xin hãy giúp tôi !
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

1
30 tháng 9 2017

BPTT so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] → Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên?

1
23 tháng 12 2018

Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:

- Chắc hẳn: phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp.

- Thật thảm thiết : khẳng định tính chân thực của sự việc.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

1
3 tháng 2 2017

Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự.

ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm...
Đọc tiếp
ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh. (Trích Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ, Dương Hương Ly, NXB Giải phóng, 1975, tr. 59) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chi ra 03 từ diễn tả trạng thái, cảm xúc trong những dòng thơ sau: Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Câu 3. Theo anh/chị, câu thơ: Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh có thể hiểu như thế nào? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với điều mà tác giả bày tỏ: Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình không?
1
13 tháng 10 2021

.-. u la troi @@

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?

b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân?

1
29 tháng 5 2017

a, Nội dung của đoạn văn trên: sự già yếu, vô dụng của con lừa bị ông chủ bỏ rơi nhưng sau đó lừa đã biết vươn lên hoàn cảnh và số phận khắc nghiệt để vực dậy trong cuộc sống.

b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống dù trong hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, cần phải biết vươn lên và vượt qua, đừng bao giờ đầu hàng để tiến tới thành công.

22 tháng 11 2021

I.

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. ND: Đoạn thơ cho thấy sức mạnh của thời gian làm cho con lớn lên còn mẹ ngày càng già đi.

3. BPNT: Nhân hóa và đối

23 tháng 11 2021

 Cảm  ơn ạ 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?

1
29 tháng 1 2019

VB sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả để khắc họa một cách chân thực và làm nổi bật gia cảnh nhà mẹ Lê.

Đọc bài thơ và tìm hình ảnh dòng sông gắn hình ảnh người mẹ và phân tích nghệ thuật theo các ý sau: - sử dụng từ ngữ ntn? - Có những hình ảnh nào - Biện pháp tu từ nào - Giọng thơ ntn ? = Nội dung Ngày gió giật từng cơn như muốn thổi sông đi Như muốn dìm mẹ trong nước mắt Tôi sinh ra Sau cái lần mẹ vấp vào mỏm đất Bế tôi quay lưng phía gió mùa Tóc bết bùn ròng ròng ngấn nước...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ và tìm hình ảnh dòng sông gắn hình ảnh người mẹ và phân tích nghệ thuật theo các ý sau: - sử dụng từ ngữ ntn? - Có những hình ảnh nào - Biện pháp tu từ nào - Giọng thơ ntn ? => Nội dung Ngày gió giật từng cơn như muốn thổi sông đi Như muốn dìm mẹ trong nước mắt Tôi sinh ra Sau cái lần mẹ vấp vào mỏm đất Bế tôi quay lưng phía gió mùa Tóc bết bùn ròng ròng ngấn nước Mẹ bước về cánh đồng sau vụ gặt Và đêm ấy rơm thơm hơn mọi giấc mơ... Sông đáy ơi Trở về nơi tôi sinh ra Mỏm đất ấy không còn Nhưng cái đấy cái lần mẹ vấp... Sông Đáy ơi Máu của tổ tiên nằm kết ngọc đáy sông Đêm đêm mẹ ra sông nhặt về những gì không thể mất Sông Đáy ơi Hoa gạo tháng ba thường nhắc chuyện mùa màng Rưng rưng đỏ xuống chiều không khói bếp Sông Đáy hằn lên bao nhiêu nếp nhăn Khi cái rét tràn về thổi rách tuổi thơ tôi Rơm rớm máu từng đêm trong mắt mẹ Sông Đáy ơi Cái mỏm đất đã tan duỗi dài theo sông chảy Rồi đùn lên thành đất của làng quê Sông Đáy ơi Cứ chảy lặng đến hao gầy Rồi êm đềm Qua từng vết tím bầm qua từng khúc sông đau.

1
24 tháng 3 2023

Đoạn thơ trên gắn liền hình ảnh của dòng sông Đáy với hình ảnh người mẹ, những vết thương lòng đau đớn trong quá khứ và tình cảm gia đình. Các ý nghĩa phân tích thuật thuật của bài thơ:

Từ ngữ: Bài thơ sử dụng một ngôn ngữ khá tế nhị, đơn giản, lấy cảm hứng từ đời sống bình dân để miêu tả hình ảnh của dòng sông và người mẹ.

Hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ bao gồm: gió giật, sông chảy, mẹ trong nước mắt, mỏm đất, khói bụi, cánh đồng, khói thơm, máu tổ tiên, hoa gạo, chiều không khói bếp, vết đắm, sông đau. Trong đó, hình ảnh của sông Đáy được nhắc đến nhiều lần và đóng vai trò chính trong bài thơ, tạo nên một bối cảnh quen thuộc cho con người.

Biện pháp tu từ: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như lặp, điệp ngữ, ẩn dụ...Ví dụ như "Sông Đáy râm lên bao nhăn nheo/Khi cái rét tràn về tuổi thơ tôi", "Máu của tổ tiên là kết ngọc đáy sông"...

Giọng thơ: Bài thơ mang nhiều xúc cảm đau thương, chân thành, như đa phần tác phẩm của những nhà thơ miền Trung. Có những chi tiết chân thật về cuộc đời sống vùng quê và con người, tạo nên một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống.