K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

NHÀ KHÔNG CÓ BỐ

(Nguyễn Thị Mai)

Nhà không có bố buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, con dao thì còn

Bơm xe chẳng hiểu cái jun

Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô

Không có bố, không thì giờ

Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

Ngày đông gió bấc mưa dầm

Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

Bia không mua uống, em còn bán chai

Nước đun sôi để nguội hoài

Nhà không có bố, biết ai pha trà

Cho dù bãi mật phù sa

Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

(Theo thivien.net)

Câu 1. Vần của bài thơ Nhà không có bố chủ yếu được gieo ở vị trí nào? 

A. Đầu các dòng thơ

B. Giữa các dòng thơ 

C. Cuối các dòng thơ

D. Không có vị trí nào được gieo vần

Câu 2. Người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ có thể là những ai? 

A. Người bố, người mẹ, người con 

B. Người bà, người ông, người bạc

C. Người anh, người chị, người em 

D. Người thầy, người bạn, người cô 

Câu 3. Qua bài thơ, em có thể hiểu nguyên nhân “nhà không có bố” theo nhiều cách ngoại trừ:

A. Người bố vắng nhà đã lâu ngày 

B. Người bố đã mất 

C. Người bố không còn sống cùng với gia đình

D. Người bố chưa từng xuất hiện trong gia đình 

Câu 4. Dòng thơ nào nêu cảm xúc chung của người viết trong toàn bài thơ?

A. Nhà không có bố buồn sao 

B. Không có bố, không thì giờ

C. Chẳng vui tiếng điếu rít giòn 

D. Nhà không có bố, biết ai pha trà 

Câu 5. Để làm rõ cảm xúc của các thành viên trong gia đình khi “không có bố”, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào? 

A. So sánh

B. Ẩn dụ 

C. Nhân hoá

D. Liệt kê 

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? 

A. So sánh

B. Ẩn dụ 

C. Nhân hoá

D. Liệt kê 

Câu 7. Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy?

A. Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô 

B. Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm 

C. Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

D. Nhà không có bố, biết ai pha trà 

Câu 8. Qua bài thơ, tác giả không nhằm nhấn mạnh điều gì?

A. Vai trò của người bố trong gia đình 

B. Nỗi buồn của các thành viên trong gia đình khi “không có bố” 

C. Khát khao của con người về một gia đình trọn vẹn có cả bố lẫn mẹ 

D. Công lao to lớn của người cha đối với các con

Phần 2: Tự luận (8 điểm) 

Câu 1. Chỉ ra cách ngắt nhịp của các dòng thơ trong bài. Bài thơ có giọng điệu như thế nào?

Câu 2. Qua bài thơ, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố”.

Câu 3. Em hiểu nội dung dòng thơ “Không có bố, không thì giờ” như thế nào?

Câu 4. Từ “âm thầm” trong dòng thơ “Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con” gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?

Câu 5. Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì? Em suy nghĩ như thế nào trước những lời nhắn gửi ấy?

Câu 6. Từ bài thơ, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người bố hoặc vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người.

0
Ai cũng bảo “người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất. Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi.Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán...
Đọc tiếp

Ai cũng bảo “người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất. Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi.

Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu "lầy".

Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.

Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.

Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em "cày" Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do là "cho nó giải trí thêm chút"; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để "giúp nó giảm stress"…

Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: "Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?", "Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!", "Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!",… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.

Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ…

Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc "Papa" luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, "Papa" nhé

buồn cười k

1
13 tháng 5 2018

??????!!!!

gửi mấy bn chuẩn bị thi văn kể chuyện để ôn lại cả năm học Gửi Thóc của mẹ...    Chúng mình chỉ còn khoảng một tháng nữa là sẽ gặp nhau chính thức! Con có hồi hộp giống như mẹ không? Mẹ thì ngóng con từng ngày một. Các cụ bảo kiêng không nên đếm ngày đợi tháng, cứ thuận theo tự nhiên rồi em bé sẽ chào đời. Nhưng mẹ thì mong được thấy hình hài bé nhỏ của con, ôm con và...
Đọc tiếp

gửi mấy bn chuẩn bị thi văn kể chuyện để ôn lại cả năm học 

Gửi Thóc của mẹ...

 

  

 

Chúng mình chỉ còn khoảng một tháng nữa là sẽ gặp nhau chính thức! Con có hồi hộp giống như mẹ không? Mẹ thì ngóng con từng ngày một. Các cụ bảo kiêng không nên đếm ngày đợi tháng, cứ thuận theo tự nhiên rồi em bé sẽ chào đời. Nhưng mẹ thì mong được thấy hình hài bé nhỏ của con, ôm con và nắm lấy bàn tay bé xiu xiu... Thỉnh thoảng, mẹ lại ngắm ảnh siêu âm 4D của con, cố mường tượng xem khuôn mặt của con sẽ như thế nào, bàn tay bàn chân của con sẽ giống ai trong gia đình... Nhìn mọi người up ảnh con cái mới sinh mà mẹ thèm lắm, tưởng tượng không biết “Thóc nhà mình có tròn trĩnh, đáng yêu như thế không?”.

Những ngày đầu khi biết có con, cả bố và mẹ đều rất bất ngờ, hạnh phúc vì chẳng nghĩ con sẽ xuất hiện. Rồi theo thời gian, mẹ cảm nhận được những chuyển động ở bụng mình (và ngay khi viết những dòng này, con cũng đang “đạp máy” mẹ)... Những đợt “sóng trồi” lên xuống, bố mẹ đều cười thầm nhìn nhau hạnh phúc. Con có cảm nhận được những nụ hôn của bố, những lần bố áp tay chào con trước lúc đi ngủ hay có vài lần bố khẽ hát mấy bài trẻ con để ru con... Con biết hết đúng không? Có thấy bố hát rất dở tệ không?!!

Mẹ lúc nào cũng càu nhàu bố về chuyện mãi mà bố chẳng nghĩ ra cái tên gì hay hay, đáng yêu cho con (cả tên ở nhà lẫn tên gọi). Một ngày, bố gọi “Thóc ơi!” làm mẹ giật mình, rồi ngẫm thấy thật hay và ý nghĩa. Bố con bảo thóc nhỏ bé, là hạt mầm bố gieo và sẽ nuôi lớn, hạt thóc nhỏ nhưng lại vô cùng cần thiết với cuộc sống này. Con cũng vậy! Thóc của mẹ là hạt mầm nhỏ, là tình yêu mà bố mẹ dành cho nhau và con là món quà quý giá nhất, ý nghĩa nhất trong cuộc đời bố mẹ. Thóc của bố mẹ dù bé bỏng nhưng mẹ mong rồi mai này, con sẽ trở thành người con ngoan, khỏe mạnh và có ích với đời. Thật tham lam nếu như chưa gặp nhau mà mẹ đã giao hẹn trước... nhưng mẹ mong và tin như thế, Thóc nhỉ!

Hôm kia, mẹ và bà ngoại đã chuẩn bị vài đồ nho nhỏ cho con. Nhìn dây phơi quần áo, lẫn vào những cái áo cái quần của người lớn là đồ trẻ con, bé ti hi... cả nhà ai nhìn cũng thích. Mọi người không nói ra nhưng mẹ biết ai cũng mong con giống như mẹ đang chờ con vậy. Trên quyển lịch để bàn của ông ngoại, mẹ thấy ông đã khoanh tròn ngày, ghi sẵn chú thích: “Ngày dự kiến con gái út sinh”. Bà nội ở quê cũng nhận sẽ mua đồ sơ sinh cho con, bà còn tự đặt tên con là Cún vì anh Vinh là Tũn... Thóc có thấy may mắn vì được mọi người quan tâm không? Thế nên, Thóc của mẹ khi chào đời hãy khóc to vào nhé... để mọi người ở ngoài an tâm, biết được con đã ra đời.

Hà Nội trở lạnh rồi. Mẹ thèm được ủ ấm, cuộn tròn trong chăn với Thóc lắm... Mong mọi điều bình an đến bên con!

Yêu con!

 

6
15 tháng 5 2016

hay wa! mk cx ko bít bn lấy đâu nhưg nó rất hay.

15 tháng 5 2016

đc like thì like luôn nhưng ko có chỗ like. Bài hay lắm, thế mà bh ms đăng thi xong r còn đâu

Câu 1: Trong bài dân ca " Bắc kim thang", ai là người qua cầu bị té (ngã)?Câu 2: Trong bài dân ca "Bắc kim thang", con gì đánh trống thổi kèn?Câu 3: Con le le thuộc loài gì?Câu 4: Tàu lửa chạy từ A đến B mất 39 tiếng, tuy nhiên khi mới 20 tiếng nó đã ngừng lại, hỏi tàu lúc này đang nằm ở đâu?Câu 5: Một tá móc khóa gồm bao nhiêu chiếc chìa khóa?Câu 6: Trong ba vị Phước (Phúc) - Lộc - Thọ, ai là...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong bài dân ca " Bắc kim thang", ai là người qua cầu bị té (ngã)?

Câu 2: Trong bài dân ca "Bắc kim thang", con gì đánh trống thổi kèn?

Câu 3: Con le le thuộc loài gì?

Câu 4: Tàu lửa chạy từ A đến B mất 39 tiếng, tuy nhiên khi mới 20 tiếng nó đã ngừng lại, hỏi tàu lúc này đang nằm ở đâu?

Câu 5: Một tá móc khóa gồm bao nhiêu chiếc chìa khóa?

Câu 6: Trong ba vị Phước (Phúc) - Lộc - Thọ, ai là người cầm trái đào tiên?

Câu 7: Trong ba vị đó, ai là người không có tóc?

Câu 8: Hai vị còn lại, Phước (Phúc) và Lộc, ai là người không có râu?

Câu 9: Một mình mà mang tiếng có đôi là cái gì?

Câu 10: Nhà Công có bốn chị em, 3 người đầu tiên Xuân, Hạ, Thu, hỏi người con út tên gì?

Câu 11: Bố vợ và bố của ông ngoại xét nghiệm ADN có chung huyết thống không?

Câu 12: Mẹ chồng và chồng xét nghiệm ADN có chung huyết thống không?

Câu 13: Bố vợ và mẹ vợ xét nghiệm ADN có chung huyết thống không?

Câu 14: Con đỉa hút nhóm máu nào?

Câu 15: Biểu tượng của cung Bọ Cạp là con Bọ Cạp, vậy biểu tượng của cung Hổ Cáp là con gì?

Câu 15: Cái gì đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm thì đứng?

0
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ Đón gặp người bạn quí của con   Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực Dưới những làn mây xốp đồng quê   Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn Và con bò đứng nhìn theo tha...
Đọc tiếp
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ Đón gặp người bạn quí của con   Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực Dưới những làn mây xốp đồng quê   Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường   Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà Người ta bảo con sắp thành thi sĩ Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga   Con sẽ hát về mẹ và về bạn Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò Và thơ con có một dòng sữa chảy Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta. Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng) Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy   Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.  Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó? Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)
0
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0
Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:– Con thấy chuyến đi thế nào?– Rất tuyệt...
Đọc tiếp

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

Câu Hỏi : 

1 . Câu trả lời của cậu bé có gì độc đáo ? Qua câu trả lời đó ,em hiểu được điều gì ?

2. Tại sao người bố lại không nói nên lời trước suy nghĩ của đứa con ?

3. Hãy nêu nhận thức của em về sự giàu có và nghèo qua câu chuyện trên .

4.Nêu nội dung và bài học nhận thức được từ văn bản trên.

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI,AI MÌNH THẤY HAY THÌ MÌNH SẼ TICK Ạ.

3
22 tháng 10 2021

em chịu

18 tháng 11 2021

CHO THÌ CHO GIỐNG TRẮC NGHIỆM IK

TUI TRẢ LỜI CHO

I. ĐỌC: NHÀ KHÔNG CÓ BỐ (Nguyễn Thị Mai)Nhà không có bố buồn saoCái đinh cũng thiếu, con dao thì cùnBơm xe chẳng hiểu cái junRát tay bật lửa, đá cùn, xăng khôKhông có bố, không thì giờBữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâmNgày đông gió bấc mưa dầmĐậy che mái dột, âm thầm mẹ conChẳng vui tiếng điếu rít giònBia không mua uống, em còn bán chaiNước đun sôi để nguội hoàiNhà không có bố,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC:

NHÀ KHÔNG CÓ BỐ (Nguyễn Thị Mai)

Nhà không có bố buồn sao
Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn
Bơm xe chẳng hiểu cái jun
Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô
Không có bố, không thì giờ
Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm
Ngày đông gió bấc mưa dầm
Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con
Chẳng vui tiếng điếu rít giòn
Bia không mua uống, em còn bán chai
Nước đun sôi để nguội hoài
Nhà không có bố, biết ai pha trà
Cho dù bãi mật phù sa
Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

 

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ gì giúp em xác định điều đó?

Câu 2: Dòng thơ nào nêu cảm xúc chung của người viết trong toàn bài thơ?  

Câu 3: Em hiểu nội dung dòng thơ “Không có bố, không thì giờ” như thế nào?

Câu 4: Tìm từ láy trong dòng thơ sau “Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con”? Từ láy trên đã góp phần diễn tả điều gì?

Câu 5: Qua bài thơ, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố”?

Câu 6: Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì?

Câu 7: Từ bài thơ, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người bố hoặc vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi người.

 

II. VIẾT: Kể một trải nghiệm sâu sắc về ông (bà) của em.

 Giúp mik vói

nhanh nha

4
22 tháng 12 2021

Không biết

23 tháng 12 2021

không biết cũng không sao

Vì mik tự làm được rồi :)

LỜI NÓI ĐẦUTHẬT SỰ:MK K MÚN DĂNG ĐÂU NHƯNG KHI ĐỌC BÀI NÀY MK K KÌM ĐƯỢC NƯỚC MẮTMONG CÁC BẠN HƯỞNG ỨNGĐi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹGánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha1. Mẹ đẹp con đẹp cả đôiNghiêng sông, lật biển, bạt đồi vươn lên.2. Hãy để những giọt nước mắt rơi xuống sao cho thật có ý nghĩa. Giọt nước mắt giành cho mẹ phải làm được điều gì đó cho...
Đọc tiếp

LỜI NÓI ĐẦU

THẬT SỰ:MK K MÚN DĂNG ĐÂU NHƯNG KHI ĐỌC BÀI NÀY MK K KÌM ĐƯỢC NƯỚC MẮT

MONG CÁC BẠN HƯỞNG ỨNG

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

1. Mẹ đẹp con đẹp cả đôi
Nghiêng sông, lật biển, bạt đồi vươn lên.

2. Hãy để những giọt nước mắt rơi xuống sao cho thật có ý nghĩa. Giọt nước mắt giành cho mẹ phải làm được điều gì đó cho mẹ đỡ khổ.

3. Ngọn lửa ấy luôn cháy sáng và sưởi ấm lòng những đứa con mồ côi Mẹ!

4. “Không có mặt trời hoa không nở… Không có người mẹ thì đến cả nhà thơ và anh hùng tất thảy đều chẳng có”.Điều ấy nói lên vai trò của người mẹ trong cuộc sống gia đình, xã hội lớn lao và cần thiết biết nhường nào!
Mẹ là hết thảy những gì thiêng liêng cao quý không ngòi bút nào nói lên hết được. Mong ước rằng những ai hạnh phúc đang còn mẹ hãy đừng làm nước mắt mẹ phải rơi !

5. Trong cuộc đời ta, mỗi khi vui, buồn, thậm chí khi đối mặt với bom đạn, sự sống chết chỉ cách nhau giây lát, ta thường nghĩ về mẹ! Mẹ là quê hương, là Tổ quốc,là nhân văn, nhân bản sáng ngời. Thiên chức ấy không ai thay thế được!

6.Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chồn chân, chúng ta hãy quay về miền thơ ấu. Ở đó hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước trên đường đời!

“Mẹ là dòng suối ngọt ngào. Mẹ là nải chuối buồng cau…”

7.Mẹ đã cố dấu nước mắt cho con thơ ngây nụ cười, Mẹ đã có những lúc thức trắng cho con bao đêm ngủ say, rồi con khôn lớn lên dang rộng đôi vai, mẹ cô đơn đứng bên hiên đầy mưa bay. Trong mỗi bước đi, xin mãi khắc ghi tình Mẹ … bao la biển trời

8. Trong cuộc sống, những bon chen, những tham vọng vô tình (và hữu ý) làm ta quên đi người đã mang lại cuộc sống này cho mình. Để rồi giờ đây, khi đã mệt mỏi, nhìn lại mới nhìn thấy ánh mắt của mẹ luôn dõi theo mình. Dù muộn, nhưng hãy một lần nhìn lại…! Mẹ luôn chờ đợi và bao dung. Đừng làm mẹ buồn…

9. Ta có thể mạnh mẽ thật nhiều trước những vấn đề trong cuộc sống, nhưng luôn luôn mềm yếu trước… đấng sinh thành bạn nhỉ?

10. Con người mà. Dù có cứng rắn, kiên định đến đâu thì trong tận sâu thẳm trong tâm mình cũng tồn tại những cảm xúc rất thực của bản chất, và tình cảm dành cho đấng sinh thành cũng nằm trong vùng cảm xúc đó phải không em?

11. Biết trân trọng tình cảm của mẹ đã dành cho con năm tháng yếu đau là biểu hiện chữ hiếu nghĩa với mẹ, người đã sinh thành chở che nâng niu chăm sóc mình. Cái tuổi mà đáng lẽ là người chăm sóc mẹ lúc này chính là mình?

12. Tình mẹ! Ôi tôi khao khát quá!!!Bởi tôi từ ấu thơ chưa đầy 2 tháng tuổi mẹ qua đời…Tôi thiếu lắm..giờ tôi chẳng biết gương mặt, hình dáng…Nói đến mẹ tôi xúc động nghẹn ngào, bao lần nước mắt chảy ngược vào tim, ai đâu hay biết! Mong mọi người ai có mẹ, còn mẹ hãy yêu mẹ nhiều, kính trọng và hiểu thảo với mẹ nha! Đừng làm mẹ buồn thì “Roi trời” không tránh nỗi…..

13. Không có người ‘mẹ’ nào không yêu thương con của mình, chỉ có những người con yêu thương ‘mẹ’ mình thì mới hiểu được điều đó.

14. Hãy làm những việc có thể khi mẹ cần bạn giúp đỡ, đừng chần chừ, đừng chờ đợi đến lúc con lớn thêm chút nữa, có thể đó sẽ là lần cuối cùng bạn được giúp mẹ.

15. Hạnh phúc nhất không phải là khi bạn có cuộc sống giàu có..
Không phải là khi địa vị xã hội của bạn cao…
Cũng không phải là khi bạn có 1 người yêu hoàn hảo..
Mà Hạnh phúc thật sự là khi bạn ‘có Mẹ’ và ‘còn Mẹ’.

16. Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi
Nên người đã tạo ra những người ‘mẹ’.

17. Vũ trụ không có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt diệu nhất chính là trái tim người ‘mẹ’.

18. ‘Mẹ’ người tuyệt diệu nhất của mỗi con người trên thế gian này có được.

19. Những đứa con trưởng thành là công trình vĩ đại nhất của mọi người Mẹ.

Trong suốt cuộc đời này, những kỉ niệm về Mẹ mãi theo ta suốt quảng đường còn lại. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chồn chân, chúng ta hãy quay về với miền thơ ấu. Ở đó hình ảnh người mẹ yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước trên đường đời.

12
18 tháng 12 2016

hay lắm bn ak yeu