K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2017

Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; người quân hiệu; một vài người lính và gia nô.

Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.

Thời gian: Khoảng gần trưa.

(Linh từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.)

Trần Thủ Độ: (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế?

Linh Từ Quốc Mẫu: (Tấm tức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ Thá sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa!

Trần Thủ Độ: Bà hãy bớt nóng giận đi kể cho tôi đầu đuôi câu chuyện thế nào đã!

Linh Từ Quốc Mẫu: - Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem: Tôi là vợ quan Thái sư, thế mà kẻ dưới kinh nhờn là thế nào?

Trần Thủ Độ: Khoan hãy khóc. Để tôi gọi hắn đến đây xem sao (gọi lính hầu) Quân bay, cho gọi tên quân hiệu đến đây ngay! Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt hắn.

Lính hầu: - Bẩm, vâng ạ. (Chỉ một lát sau, tên lính hầu trở về, dẫn theo một người quân hiệu trẻ tuổi dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng).

Người quân hiệu: - (Lạy chào) Con chào thái sư và phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: - Ngẩng mặt lên! Quân hiệu kia, ngươi có biết mặt phu nhân ta không?

Người quân hiệu: - (Vẻ lo lắng) Dạ, bẩm Đức Ông, con biết phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết, vậy có đúng là sáng nay ngươi đã chặn kiệu phu nhân ta không?

Người quân hiệu: - Dạ bẩm Đức Ông, quả có việc đó ạ!

Trần Thủ Độ: - (Nổi giận) Giỏi thật! Ngươi biết phu nhân vậy sao còn dám hỗn láo?

Người quân hiệu: - Dạ bẩm, sáng nay, kiệu của phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiên. Con đã trình với phu nhân nhưng các thị nữ và phu kiện cứ xô đến, nói là kiệu của phu nhân quan Thái sư không được phép cản. Cho nên, con đành lấy gươm ngăn, buộc kiệu phu nhân đi vòng. Bẩm, chuyện là như thế. Con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân.

Trân Thủ Độ: - (Gật đầu, tỏ vẻ hài lòng) Ra là thế! Ngươi ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, ta trách móc gì ngươi được. (Nói với phu nhân) Bà hãy thưởng cho anh ta.

Linh Từ Quốc Mẫu: - (Nói với gia nô) Lấy cho anh ta một tấm lụa và một nén vàng.

Gia nô: - (Gia nô vào rồi mang lụa, vàng ra) Bẩm, phu nhân. Quà thưởng đây ạ.

Linh Từ Quốc Mẫu: - (Linh Từ Quốc Mẫu lấy quà từ tay gia nô, trao cho quân hiệu) Đây là Thái sư và ta ban thưởng cho ngươi.

Người quân hiệu: - (Cảm động) Xin đa tạ Thái sư và phu nhân. (tất cả cùng đi vào hạ màn).

5 tháng 3 2017

Tại một công đường có đặt một án thư lớn, trên có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính. Bỗng từ bên ngoài có một người lính nhanh nhẹn đi vào công đường.

(bước vào) Lính: - Bẩm Thái sư, người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.

(ngẩng lên, nghiêm nghị) Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! (lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch. Anh ta là một phú nông.)

Phú nông: - Lạy Đức Ông!

Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không?

Phú nông: - Lạy Đức Ông, thưa phải ạ!

Trần Thủ Độ: - Năm nay nhà ngươi được bao nhiêu tuổi?

Phú nông: - Dạ! Thưa lạy Đức Ông, con năm nay đã ngoài 30 tuổi rồi ạ!

Trần Thủ Độ: - Vậy nhà ngươi tìm đến ta có việc gì?

Phú nông: - Trăm nghìn lạy Đức Ông, hôm nay con đến xin được trình bày cùng Đức Ông cho con làm chức câu đương.

Trần Thủ Độ: - Ngươi xin là chức câu đương? Vậy, nhà ngươi hiểu được những gì về chức câu đương?

Phú nông: (Lúng túng trả lời qua loa) - Dạ, thưa... chức câu đương... là chức... chức lớn đẻ cai quản nhiều người ạ!

Trần Thử Độ: (Cau mày, nghiêm mặt, nói chậm rãi) - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Phú nông: (Sợ hãi kêu van không ngớt) - Lạy Đức Ông... Lạy Đức Ông... xin tha cho, xin tha cho... xin không làm chức câu đương nữa ạ... không dám nữa ạ?

Trần Thủ Độ: (vẫn nói từ tốn) - Vậy ngươi hiểu rồi chứ? Ngươi về đi. Ta tha cho!

Phú nông: (vừa lạy vừa đi lui ra).

8 tháng 9 2018

Màn 1: Giu-li-ét-ta

(Tiếp theo gợi ý trong SGK).

Giu-li-ét-ta: - Không, mình đi một mình. Xa nhà cả năm rồi. Mình về nhà để gặp lại bố mẹ. Còn cậu, cậu đi với ai?

Ma-ri-ô (kín đáo): - Cũng đi một mình. Mình về quê.

Giu-lỉ-ét-ta: - Thế à? (Tế nhị) Biển đẹp quá! Cậu có thích ngắm biển không?

Ma-ri-ô: - Mình thích ngắm biển ban ngày hơn, ban đêm tuy đẹp nhưng bí ẩn dễ sợ quá. Gió lạnh nhỉ. Thôi bọn mình xuống khoang đi. Trễ rồi đó.

(Cả hai cùng đi xuống)

Ma-ri-ô: - Tạm biệt cậu nhé.

(Sóng lớn, tàu nghiêng. Ma-ri-ô ngã dài, đầu đập xuống sàn tàu).

Giu-li-ét-ta: - Ôi! Ma-ri-ô. Có sao không? Có sao không?

Ma-ri-ô: (Gượng ngồi dậy nén đau). Không sao!

Giu-li-ét-ta: - (Nhìn thấy máu trên đầu bạn). Trời ơi! Trán cậu bị chảy máu! (Giu-li-ét-ta gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc mình, nhẹ nhàng băng cho bạn!)

Giu- li ét-ta: Đau lắm phâi không? Để mình dìu cậu xuống khoang tàu.

Màn 2: Ma-ri-ô

(Tiếp theo gợi ý trong SGK).

Người dưới xuồng: Còn một chỗ đây. Xuống mau lên!

(Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta củng lao tới)

Người dưới xuồng: Xuồng nặng lắm rồi. Cho đứa nhỏ xuống thôi.

(Giu-li-ét-ta thẫn thờ, buông thòng tay, vẻ tuyệt vọng).

Ma-ri-ô (nhìn bạn vẻ quyết đoán):- Giu-li-ét-ta, cậu xuống đi. Cậu còn bố mẹ đang đợi. Đừng sợ nhé! (ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta ném bạn xuống nước).

Người dưới xuồng (kêu to): Cô bé cố lên. Đưa tay đây! Nào, được rồi. Giu-li-ét-ta (bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô, bật khóc nức nở gia tay về phía bạn): Vĩnh biệt Ma-ri-ô.

11 tháng 7 2018

Đoạn 1

Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt trắng xóa cả một nền trời, cây cối ngả nghiêng như muốn đổ rạp. Vài bóng người phóng xe vội vã, nước tung tóe bắn ra hai bên. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.

Đoạn 2

Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ nâu dưới gốc cây hoàng lan ướt lướt thướt, đang xù ra và rũ rũ lại bộ lông.

Đàn gà con xinh xắn chíp chíp quanh chân mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì vừa chui ra từ đôi cánh to và ấm áp của mẹ.

Chú mèo khoang khoan thai bước ra từ nhà bếp, duỗi thẳng người rồi nhảy phóc lên cây cau, cào cào. Nước mưa còn đọng trên lá cau rơi xuống lộp độp, mèo con giật mình, tẽn tò nhảy xuống.

Đoạn 3

Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Hàng cây trước nhà dường như tươi non hơn, xanh mát hơn vì được tắm đẫm nước mưa. Mấy cây hoa trong vườn rực rỡ hơn như khoác lên mình bộ áo mới. Ánh nắng chiếu xuống vài giọt nước còn đọng trên lá, ánh lên lấp lánh.

Đoạn 4

Con đường trước cửa đang khô dần. Xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng cười nói, tiếng xe cộ hòa vào nhau ồn ã, mọi người vội vã trở lại với công việc. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy

28 tháng 3 2018

- Chọn đoạn 2 để viết hoàn chỉnh nội dung của đoạn.

"Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ với bộ lông màu nâu sáng đẹp đang xòe rộng hai cánh ra mà rũ rũ. Đàn gà con chui ra từ chỗ chân cây rơm, miệng "chiếp… chiếp…", chân nhảy cẫng thích thú lắm. Chú mèo khoang vươn vai một cái rõ dài rồi tìm ngay chỗ sân thật nhiều nắng mà ngồi sưởi ấm."

Nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Chính lời ru của mẹ đãchắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và nghị lức để con bay cao, bay xa. Mẹ chínhlà động lực, là cuộc sống của con.



 

19 tháng 4 2018

Trần Quốc Toản (chữ Hán: 陳國瓚;1267 – 2 tháng 2, 1285), hay Hoài Văn hầu (懷文侯) hoặc Hoài Văn vương (懷文王)[1], là một tông thất nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của Trần Nhân Tông.

Trần Quốc Toản
陳國瓚
Thông tin chung
Thê thiếp?
Tước hiệuHoài Văn hầu
(懷文侯)
Thụy hiệuHoài Văn vương
(懷文王)
Thân phụTrần Nhật Duy (?)
Thân mẫuTrần Ý Ninh (?)
Sinh1267
Mất2 tháng 2, năm1285
sông Như Nguyệt

Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và cái chết anh dũng vang danh một thời. Sự tích về ông được đánh giá là hiển hách, thể hiện sự dũng mãnh và kiên định của một người trẻ tuổi trước sự ngoại xâm.

Câu chuyện của ông cũng được lưu truyền trong văn hóa Việt Nam hiện đại với hình ảnh Lá cờ thêu sáu chữ vàng, dựa vào điển tích ông tự thêu 6 chữ [Phá cường địch, Báo hoàng ân; 破強敵,報皇恩] để trang bị cho quân đội của mình.

1 tháng 10 2017

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề : cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến :

Ý kiến của mỗi bạn :

Hùng : Quý nhất là lúa gạo

Quý : Vàng bạc quý nhất.

Nam : Thời gian là quý nhất.

Lí lẽ đưa ra để bảo vệ :

- Không ăn thì không sống được.

- Quý : Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

- Nam : Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo :

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận điều gì ?

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận như thế nào ?

Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào ?

- Thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

     + Công nhân ý kiến của Hùng, Quý, Nam

     + Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): “Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ ?” Rồi ồn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

19 tháng 4 2018

Đại Thắng Minh hoàng hậu (chữ Hán: 大勝明皇后; ? - 1000), dã sử xưng gọiDương Vân Nga (楊雲娥), là Hoàng hậucủa 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong Lịch sử Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.

Đại Thắng Minh Hoàng Hậu
大勝明皇后
Hoàng hậu Đại Cồ Việt
Dương Vân Nga.JPG

Tượng Dương hậu trong đền Lê Đại Hànhở Hoa Lư

Hoàng thái hậu nhà Đinh
Tại vị979 - 981
Đồng nhiếp chínhPhó vương Lê Hoàn
Hoàng hậu nhà Tiền Lê
Tại vị981 - 1000
Thông tin chung
Phu quânĐinh Tiên Hoàng
Lê Đại Hành
Hậu duệĐinh Phế Đế
Lê Thị Phất Ngân
Tên húyKhông rõ
Dã sử xưng Dương Vân Nga (楊雲娥)
Tước hiệuHoàng thái hậu
Hoàng hậu
Tước vịĐại Thắng Minh hoàng hậu
大勝明皇后
Thân phụKhông rõ
Xem văn bản
Sinh?
Ái Châu, Việt Nam
Mất1000
Hoa Lư, Việt Nam

Khi người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn lên kế vị còn nhỏ tuổi, bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính. Trong tình thế khó khăn của Hoàng vị con trai mình, bà đã chủ động nhường Hoàng vị cho Phó vương Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn, trở thành Minh Càn Quảng Hiếu hoàng đế lập ra nhà Tiền Lê. Sau khi đoạt được Hoàng vị, Lê Đế lập Dương thị làm một trong cácHoàng hậu của ông, tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu.

Vì là một người đàn bà quyền lực của 2 triều đại quan trọng, sử sách thường gọi bà với cái tên trang trọng là Dương hậu(楊后) hay Dương thái hậu (楊太后). Hiện nay, trong các đền thờ, tên đường và các tác phẩm văn học nghệ thuật, người Việt gọi bà là Thái hậu Dương Vân Nga (太后楊雲娥) hay Lưỡng triều hoàng hậu Dương Vân Nga (兩朝皇后楊雲娥).

Bà là bà ngoại của hoàng đế Lý Thái Tông sau này. Năm bà mất cũng là nămLý Phật Mã (Tên thật Lý Thái Tông) sinh ra.

19 tháng 4 2018
Đại Thắng Minh Hoàng Hậu
大勝明皇后
Hoàng hậu Đại Cồ Việt
Dương Vân Nga.JPG