K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017

Thị xã Sơn Tây quê em nhỏ xinh và êm đềm nằm bên phải bờ sông Hồng, chỉ cách một con đê. Gọi là sông Hồng vì màu nước của nó quanh năm đỏ sắc phù sa chứ không trong xanh hay đục nhờ nhờ như các dòng sông khác. Nhà em ở dãy phố gần bến cảng nên dòng sông ngày ngày hiện lên trước mắt và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em. Tình yêu dòng sông thấm vào máu thịt em lúc nào chẳng rõ.

Sông Hồng đẹp nhất là vào khoảng cuối xuân đầu hạ. Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng, mờ ảo một vệt xanh như khói kéo dài tít tắp. Dãy thuyền chài cặp sát chân kè đá đã lấp lóe ánh nửa nấu cơm sáng. Chuyến đò ngang đầu tiên chở khách từ phía Vĩnh Phúc sang đang từ từ cập bến. Mấy bà, mấy chị người gánh chuối, kẻ gánh ngô hay mấy bu gà vịt, mấy mẻ tôm tươi, cá tươi roi rói, hối hả nối đuôi nhau dọc phố Hậu Bình, Lê Lợi để vào chợ Nghệ. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng nước vỗ mạn thuyền róc rách, tiếng mái chèo gõ nhịp đuổi cá trên sông lan xa trong gió sớm tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình.

Nắng đã lên cao, sương tan nhanh, mặt nước lấp lánh, xôn xao. Sông Hồng mải miết tải phù sa từ thượng nguồn về bồi đắp cho vùng đồng bằng châu thổ thêm màu mỡ. Dọc hai bên triền sông là những xóm làng trù phú, tốt tươi. Nhịp điệu làm việc trên bến cảng càng lúc càng nhộn nhịp. Một dãy sà lan chở đầy than và xi măng được giở lớp bạt phủ ngoài cho hàng trăm người xuống chuyển lên bến. Các bác, các chú làm nghề bốc xếp da nâu bóng, bắp chân bắp tay săn chắc, vác trên vai bao xi măng nửa tạ mà vẫn bước vững chắc như người làm xiếc trên những tấm ván dài nối từ sà lan vào bờ. Bốn năm chiếc cần cẩu cần mẫn xúc từng gầu than đầy ắp đổ vào thùng những chiếc xe tải đang chờ sẵn. Không khí làm việc náo nhiệt, rộn ràng, tiếng động cơ hòa lẫn tiếng nói cười rộn rã. Trên sông, tàu thủy, ca nô, thuyền bè… xuôi ngược làm cho khung cảnh càng thêm sinh động.

Lúc chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ sẫm phía trời Tây, in dáng núi Ba Vì sừng sững. Từ trong phố, từng tốp người lớn, trẻ con đổ ra bến để được thỏa thích bơi lội, ngụp lặn giữa dòng nước mát lạnh của sông Hồng. Đã bao đời nay, dòng sông bao dung mở rộng vòng tay vỗ về, ôm ấp, đem lại niềm sảng khoái cho con người sau một ngày lao động vất vả. Riêng đối với tuổi thơ chúng em, còn gì sung sướng hơn được túm năm túm bảy vui đùa trong sóng nước hay rủ như thuê một chuyến đò ngang sang bên kia sông bắt dế, bắt bướm hay mua ngô non về đốt lửa nướng ngay dưới chân đê, chia nhau vừa ăn vừa nô giỡn. Mùi ngô nướng thơm ngọt lan xa trong cơn gió lồng lộng thổi dọc triền sông, vấn vít trong những mái tóc trẻ thơ hoe vàng vì dãi nắng. Trời tối dần, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vạn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Hồng vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.

Từ trên chiếc loa phóng thanh gắn ở cột điện ven đường, bài hát Trở về dòng sông tuổi thơ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đang vang lên: Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi… Con sông tôi tắm mát. Con sông tôi đã hát. Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà… Ôi những con thuyền giấy, những năm tháng tuổi thơ đã đi về đâu? Để mình tôi nhớ nhung bây giờ… Tiếng hát đằm thắm, tha thiết của ca sĩ Mỹ Trang như đang bày tỏ giùm em tình yêu sông Hồng, dòng sông làm nên vẻ đẹp khó quên của mảnh đất này.

1 tháng 11 2017

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

10 tháng 11 2019

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

25 tháng 10 2017

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sao vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông rộng mênh mông, uấn khúc như một chú trăn xanh lớn cuần cuận đỏ ra biển cả. Nước sông xanh.mát lành.gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai,ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh,lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống,ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc,gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống,chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vaò mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

23 tháng 10 2017

quê em không có sông

HẾT

15 tháng 12 2017

Con sông quê tôi chảy qua giữa hai cánh đồng làng.

Đây chỉ là một dòng sông nhỏ, tách ra từ con sông lớn. Quanh năm bốn mùa, màu nuowsc sông có thể khác nhau, nhưng bao giờ cũng đậm chất phù sa. Đó chính là màu của sự phì nhiêu màu mỡ mà dòng sông đã đem đến cho những cánh đồng.

Không biết dòng sông đã từng sùng sục chảy siết ở tận nơi đâu, chứ khi qua làng tôi, trôi em ả lạ lùng. Nếu không có những làn sóng lăn tăn, vào những buổi chiều hè, ta có thể nghĩ đó là một tấm gương lớn tráng bạc cho những đám mây soi bóng. Nhưng chính những làn song nhỏ ấy đã tạo cho dòng sông một nét đẹp, chúng tạo ra ánh lấp lánh không ngừng đưới ánh nắng chiều.

Người làng tôi đi qua sông bằng đò ngang, bến đò ở chỗ cuối con đường rộng. Ở đó, dưới bóng mát của một cây dừa cổ thụ, người chèo đò thường che mặt trong bóng chiếc nón lá, nằm nghỉ khi vắng khách. Đó cũng là chỗ cho khách qua đò ngồi lại khi chưa gặp chuyến đò sang. Đò thường đông khách vào lúc sáng sớm và buổi chiều. Những lúc ấy, con đò phải qua qua lại lại liên tục, chuyến nào cũng đầy người, chen chúc đủ màu áo, nhấ là màu áo rực rỡ của các cô gái làng, màu áo trắng và khăn quàng đỏ của học sinh đi học. Dòng sông râm ran tiếng cười, chuyện trò, trải rộng khắp bốn bề.

Người chèo đò là một ông cụ đã ngót sáu mươi nhưng trông còn cường tráng và nhanh nhẹn. Cụ đẩy mạnh mái chèo, tạo nên những xoáy nước tròn sâu, đẩy con đò về phía tước, làm những ngọn sóng bị cắt ngang, tóe ra những tia bụi nước. Cụ là người chèo đò có trách nhiệm, coi nghề chở đò không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là công việc giúp đời, nên khi ai có việc cần kíp, dẫu lúc đêm khuya, gà gáy, cụ cũng vui vẻ chèo chống mà không đồi hỏi gì.

Buổi chiều về trên bến sông thật vui. Ấy chính là lúc trẻ con trong làng tụ họp. Chúng bơi lội, reo hò, bày các trò chơi, làm ầm vang cả một quãng sông. Đối với những nhà gần bờ sông thì đây là nơi giặt giũ. Các chị, các bà vừa làm vừa trò chuyện về việc nhà cửa, đồng áng.

Mỗi khi có việc gì đi xa làng, nghĩ đến làng là tôi nghĩ đến dòng sông, cứ như nó chính là cái tạo nên làng tôi vậy. Mai sau, hẳn làng tôi sẽ đổi khác; dòng sông, bến đò sẽ khác. Nhưng làm sao tôi quên được cái không khí êm đềm, thú vị trên dòng sông hôm nay?

15 tháng 12 2017

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Bài tham khảo 2

"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sao vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông rộng mênh mông, uẩn khúc như một chú trăn xanh lớn cuồn cuộn đỏ ra biển cả. Nước sông xanh.mát lành.gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai,ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh,lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống,ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc,gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống,chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vaò mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

3 tháng 6 2019

Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người

30 tháng 5 2018

                                                                   Tả dòng sông

Quê em nằm ngay cạnh dòng sông Phó Đáy-dòng sông đã gắn bó với bao người dân từ bao đời nay.

Dọc hai bờ sông là bãi bồi phù sa màu mỡ,xanh mướt của bãi ngô,đỗ,lạc.Những rặng tre ven đê dịu dàng soi bóng xuống dòng sông.Mỗi năm,nước sông có một mùa cạn và một mùa lũ.Mùa cạn,dòng sông như bị thu hẹp lại.Khi ấy,nước sông chảy êm đềm.Mùa lũ,nước từ trên nguồn đổ về dữ dội.Nước sông đục màu phù sa đỏ.Nước ngập về đục trắng cả vùng bãi bồi.Tuy vậy,vào mùa này,những người dân xóm chài lại bắt được nhiều tôm cá.Dòng sông vẫn như người mẹ hiền nuôi dưỡng chúng ta ngay khi người giận dữ.Chiều chiều chăn trâu ven đê,những đứa trẻ lại ngồi ngắm dòng sông quê hương,thấy nó sao mà dịu mát hiền hòa đến vậy.Tiếng gà râm ran đã xóa đi vẻ tĩnh mịch của dòng sông.

Dòng sông Phó Đáy đã gắn liền với kí ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.Nó đã nuôi dưỡng những con người đôn hậu,chất phác.Dòng sông có cảnh đẹp đôi bờ có rặng tre soi bóng,những chiếc thuyền đậu bến yên bình.Mong sao vẻ đẹp đó sẽ còn mãi mãi...

30 tháng 5 2018

                                                     Tả cánh đồng lúa 

       

        Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và sinh động. Em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của quê hương em, đó là cánh đồng lúa chín.

           Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

             Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

            Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

            Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

28 tháng 10 2017

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.

Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:

“Khi ra biển mới thấy biển đẹp 

Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.

Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.

Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn mẫu nhất định.

Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ, biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt trắng vào bờ.

Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.

Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.

Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.

Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất cả tình yêu.


 

28 tháng 10 2017

....Khi xuân sang trên bến cảng
Đàn hải âu tung cánh bay rợp trời...
Đó là lời cùa một bài hát ca ngợi bến cảng quê hương em. Khi hát những lời đó, em lại thấy bến cảng như hiện lên trước mắt.

Bến cảng trước kia có tên gọi là bến Sáu Kho, vì thế đã có câu ca:
Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc, có lò xi măng.
Cảng nằm bên bờ sông Cấm. Hiện nay, số kho trên bến cảng không phải là sáu, mà đã phát triển thành những chục kho. Cảng như một công trường lớn. Tàu thuyền vào ra ngày đêm tấp nập.
Những buổi sáng đẹp trời, từng đàn hải âu cánh trẳng bay rập rờn trong nắng sớm. Chốc chốc chúng lại chao cánh, sà xuống mặt sông đớp mồi. Ánh nắng đẹp của mùa thu dịu dàng trải trên mặt sông cấm. Có những lúc, dòng sông Cấm phẳng lặng trông như một tấm gương khổng lồ. Phía trước mặt cảng là những cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững và những làng xóm trù phú cùa huyện Thuỷ Nguyên. Phía bên trái cầu cảng, cách cảng không xa là nhà máy xi măng đồ sộ, phía bên phải là nhà điện Cửa Cấm, nhà máy thuỷ tinh,... Bến Bính trên dòng sông Cấm ở sát cảng đã làm cho cảnh chung của cảng có thêm những nét tươi vui: thuyền, phà đi lại nườm nượp. Xa hơn nữa, dưới vòm trời trong xanh, ẩn hiện những rặng núi đá vôi Đông Triều... Trên bến cảng, nhiều tàu các nước cập bến, khẩn trương bốc dỡ hàng hoá. Những cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài, chuyển những kiện hàng từ dưới tàu lên bờ. Những xe ô tô vận chuyển hàng hoá chạy như những con thoi trên các tuyến đường cùa cảng. Những cô chú công nhân làm việc hăng say. Đứng trên cao, phóng tầm mắt nhìn ra xa, em thấy những con tàu đang chạy như những thành phố nổi di động trên biển, về đêm, khi thành phố lên đèn, cảng lung linh trong ánh đèn của các tàu đậu trên dòng sông cấm. Cảng về đêm càng thêm tấp nập. Tất cả những cảnh đó đã tạo nên quang cảnh vui tươi cho cảng.
Cảng quê hương em thật là đẹp. Em tự hào về thành phố cảng quê em.

Ngọc Mĩ đã mở đầu bài văn bằng những câu hát quen thuộc - những câu hát đã đưa thành phố cảng Hải Phòng của bạn đến với rất nhiều người trên khắp mọi miền đất nước.
Quan sát cảnh thành phố tỉ mỉ, kỹ lưỡng kết hợp với những hồi tưởng, tưởng tượng, Ngọc Mĩ đã viết một bài văn tả cảnh phong phú, sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Có được thành công đó là bởi bạn đã biết lựa chọn rất nhiều “góc nhìn”, ‘điểm nhìn” khác nhau để miêu tả vè đẹp cùa thành phố cảng quê mình: từ gần đến xa, từ cao xuống thấp, từ trái sang phải... Bên cạnh đó, bạn còn lựa chọn nhiều thời điểm mà bạn cho là đẹp và ấn tượng nhất để miêu tả bến cảng (buổi sáng và đêm xuống). Ở mỗi thời điểm bạn lại phát hiện ra những vẻ đẹp riêng.
Các chi tiết tả bến cảng rất cụ thể, chính xác giúp người đọc hình dung được toàn cảnh bến cảng. Bạn không đưa những chi tiết này vào trong bài theo kiểu kể lể, liệt kê bởi bạn đã biết phối hợp chúng một cách nhuần nhuyễn với các chi tiết tả các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên (đàn hải âu, ánh nang dịu dàng, dòng sông Cấm phẳng lặng, cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững, vòm trời trong xanh...).
Ngôn ngữ miêu tả chau chuốt, hấp dẫn, truyền cảm. Rất nhiều hình ảnh đẹp, giàu tính sáng tạo dược sử dụng trong bài: “đàn hài âu cánh trang hay rập rờn trong nắng sớm”, “ánh nắng đẹp của mùa thu dịu dàng trải trên mặt sông Cấm”, "dòng sông Cấm phẳng lặng trông như một tấm gương không lồ”, “những cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài”, “những xe ô tô vận chuyển hàng hoá chạy như những con thoi trên các tuyến đường của cảng”, “những con làu đang chạy như những thành phố nổi di động trên biển”.
Bài làm 2
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoả xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tường đến ngày hay đêm. Mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đùa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

k cho tui

28 tháng 10 2017

Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực. 
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!

 

21 tháng 10 2018

“Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc

Nước gương trong soi bóng những hàng tre”

Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.

Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình.