K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2019

Tham Khảo:

Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy. Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực. Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.

30 tháng 8 2019
Tham khảo: Hai câu đầu thể hiện rõ giọng đọc của thầy - hẳn diễn cảm lắm! Giọng thầy lúc trầm bổng, lúc tha thiết, có lúc lại nhẹ nhàng như 1 bản tình ca. Giọng đọc đó đã gợi lên cho các cô cậu học sinh những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của tuổi học trò. Khi nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh. Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn. Nghe thầy đọc thơ - tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy trước mắt. Trền con sông quê, những con thuyền khua mái chèo khuấy động mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ thanh bình của chốn quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về người bà thân yêu ùa về trong tâm trí cậu học trò nhỏ. Nhưng sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị. Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa ánh trăng lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chyển mình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ. Câu thơ cuối bất ngờ, đột ngột, nhịp điệu nhanh mạnh như thể tính cách của mưa rào vậy. Câu thơ cũng là sự cao trào hạnh phúc của cậu học trò. Tiếng thơ của thầy đã khơi lên trong lòng cậu học trò những rung cảm tinh tế, giúp em biết yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu hơn những con người quê hương. Và với giọng đọc truyền cảm ấy, thầy giáo đã truyền tới học sinh tình yêu với quê hương, đất nước, con người.

3 tháng 7 2019
Hai câu đầu thể hiện rõ giọng đọc của thầy - hẳn diễn cảm lắm! Giọng thầy lúc trầm bổng, lúc tha thiết, có lúc lại nhẹ nhàng như 1 bản tình ca. Giọng đọc đó đã gợi lên cho các cô cậu học sinh những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của tuổi học trò. Khi nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh. Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn. Nghe thầy đọc thơ - tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy trước mắt. Trền con sông quê, những con thuyền khua mái chèo khuấy động mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ thanh bình của chốn quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về người bà thân yêu ùa về trong tâm trí cậu học trò nhỏ. Nhưng sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị. Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa ánh trăng lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chyển mình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ. Câu thơ cuối bất ngờ, đột ngột, nhịp điệu nhanh mạnh như thể tính cách của mưa rào vậy. Câu thơ cũng là sự cao trào hạnh phúc của cậu học trò. Tiếng thơ của thầy đã khơi lên trong lòng cậu học trò những rung cảm tinh tế, giúp em biết yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu hơn những con người quê hương. Và với giọng đọc truyền cảm ấy, thầy giáo đã truyền tới học sinh tình yêu với quê hương, đất nước, con người.
3 tháng 7 2019

Đoạn thơ trên nói về tình cảm,sự biết ơn chân thành của Trần Đăng Khoa với người thầy đáng kính của mình.Trong đoạn thơ, nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.Chao ôi,Tình cảm của nhà thơ thật chan chứa và xúc động ,tâm hồn thơ ca lãng mạn cùng với cách sử dụng các từ ngữ hay,hình ảnh sinh động ,cảm động đã làm cho đoạn thơ trở nên có hồn mà lại thể hiện được rõ tình cảm của nhà thơ,tất cả đều hòa quyện lại với nhau để tạo thành một chất thơ ca của riêng Trần Đăng Khoa-tình cảm và chân thực.

    Câu 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Ôi! Văn chương. Trong văn chương dòng dòng chứa chan lòng nhân từ. Chữ chữ bao dung, thương cảm, xót xa, đầy tiếc nuối… Giọng thầy đầy trầm ấm nghe êm êm như ru như hát. Tôi còn nhớ thầy bảo rằng như thế nào mới được coi là văn chương. Như thế nào mới được xem một tác phẩm nghệ thuật hài hòa. Rồi thầy phân tích hình tượng “lúa níu anh trật dép”...
Đọc tiếp

 

 

 

 

Câu 1

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

 

Ôi! Văn chương. Trong văn chương dòng dòng chứa chan lòng nhân từ. Chữ chữ bao dung, thương cảm, xót xa, đầy tiếc nuối… Giọng thầy đầy trầm ấm nghe êm êm như ru như hát. Tôi còn nhớ thầy bảo rằng như thế nào mới được coi là văn chương. Như thế nào mới được xem một tác phẩm nghệ thuật hài hòa. Rồi thầy phân tích hình tượng “lúa níu anh trật dép” trong bài thơ Thăm qua của nhà thơ Trần Hữu Thung. Lúa mà như người. Cây lúa có đời sống và dạt dào tình cảm như người. Trong tôi bắt đầu xuất hiện tình yêu văn chương từ khi đó, Ồ! Thì ra văn chương cũng có lời giải như toán học. Thậm chí có nhiều cách giải thông thoáng hơn toán. Đặc biệt, trong văn chương, mỗi người có một cách nhìn, một cách cảm... rất khác nhau, phong phú và đa dạng.

 

(Y Phương, Tôi đến đây và tôi ở lại, Văn học và tuổi trẻ, số 1(371) năm 2017)

 

a. Xác định chủ đề của đoạn trích.

 

...........................................................................................................................................

 

...........................................................................................................................................

 

...........................................................................................................................................

 

b. Tìm từ tượng thanh có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của nó.

 

...........................................................................................................................................

 

...........................................................................................................................................

 

...........................................................................................................................................

 

c. Chỉ ra sự liên kết của hai câu văn sau: “Giọng thầy đầy trầm ấm nghe êm êm như ru như hát. Tôi còn nhớ thầy bảo rằng như thế nào mới được coi là văn chương.”

 

...........................................................................................................................................

1
24 tháng 9 2021

tự làm đi ngu thế

17 tháng 4 2019

- Bạn học sinh đó chép dấu ngoặc đơn đó sai, vì bạn còn thiếu phần "đóng ngoặc"

- Phần ở trên dấu ngoặc đơn là thành phần phụ của câu.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắcHai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàngTôi quên sao được sắc trời xanh biếcTôi nhớ cả những người không quen biếtCó những trưa tôi đứng dưới hàng câyBỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượiLai láng chảy, lòng tôi như suối tưới.Quê...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

 

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”

Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng

Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những người không quen biết

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy

 

Hình ảnh con sông quê mát rượi

Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới.

Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không ghềnh thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

 

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương

( Trích bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh

Tư liệu Ngữ văn NXB GDVN ).

 

 

 

Câu 1: ( 0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

 

Câu 2 : ( 1 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ.

 

Câu 3 : ( 0,5 điểm) Xác định thán từ trong câu thơ “ Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông” .

 

Câu 4: ( 1 đ) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

0
1 tháng 3 2021

Tu hú là một loài chim mang tiếng hót của mình để báo hiệu một mùa hè đến với nhân loại. Tiếng chim tu hú đã xuất hiện trong những vẫn thơ của nhà thơ Tố Hữu để thể hiện được nội dung tư tưởng của thi nhân. Mở đầu và kết thúc bài thơ Khi con tu hú đều có tiếng tu hú kêu. Tiếng chim tu hú ở cả hai câu đều là tiếng của một loài chim và biểu tượng cho một điều gì đó. Tuy nhiên tiếng tu hú ở câu đầu gợi ra cảnh mùa hè tươi vui trong tâm trạng háo hức, bồn chồn của tác giả. Còn tiếng tu hú ở câu cuối như thúc giục cuộc sống tự do làm cho tác giả vô cùng đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy.  Dù tiếng chim tu hú được đặt ở hai phần khác nhau nhưng nó đã bộc lộ được khao khát tự do mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ cách mạng đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau. 

1 tháng 3 2021

Như vậy đc ko mn

 

23 tháng 3 2022

Tham khảo:
Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ "ồn ào", "tấp nập" toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy "những con cá tươi ngon thân bạc trắng". Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh "làn da ngắm rám nắng" hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" - Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông "nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương"... Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến..."

25 tháng 3 2022

ồ thì ra cậu làm ntn =)))