K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2023

Học tập giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức mới,là 1 phần rất quan trọng trong cuộc sống,tuy nhiên có một số người cho rằng chỉ cần học môn mình yêu thích,các môn khác không quan trọng.Em rất phản đối ý kiến này

          Có thể nói,hiện nay các môn như:Toán,văn,anh đang ngày càng được mọi người yêu thích hơn,ai cũng mong mình có thể gỏi được 1 trong ba môn đó, mà nảy sinh suy nghĩ cỉ cần học môn yêu thích không ccần học các môn còn lại.Nhưng chính suy nghĩ này đã khiến nhiều người thất bại,nhìn vào thực tế chúng ta thấy rất nhiều bậc phụ huynh chỉ bồi bổ cho con mình thành thiên tài toán học,nhà văn nổi tiếng,thần đồng ngoại ngữ.Nhưng họ đâu để ý đến các năng khiếu khác của con mình như:Vẽ tranh,đánh đàn,ca hát....Chúng ta có thể khai thác khả năng tiềm ẩn trong bản thân mình,đâu nhất thiết là chỉ học môn mình yêu thích

                Đôi khi chúng ta có thể rẽ hướng,tìm hiểu về bản thân nhiều hơn.Các môn học rất phong phú và đa dạng vì vậy hãy học tập và làm việc 1 cách hiệu quả,biết đâu,sau này bạn cũng có thể trở thành ca sĩ nổi tiếng hay 1 họa sĩ tài ba đấy.

          

Mỗi chúng ta đều có một sở trường cho riêng mình. Đúng như thế, các môn học cũng vậy, ai cũng có thể chọn cho mình một môn học yêu thích, đó có thể coi là điểm mạnh của chúng ta. Tuy nhiên, tôi thấy rằng một số bạn trong lớp có quan niệm “Có thể bỏ một số môn, chỉ nên học những môn mình thích”. Vì vậy họ chỉ dành thời gian học những môn mà họ cho là hứng thú, các môn còn lại họ bỏ bê. Thật nguy hiểm khi các bạn cứ học với mục đích như thế, tôi muốn các bạn đừng theo quan điểm đó, và chắc chắn đó sẽ là quan điểm sai lầm.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của câu nói "Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình thích". Quan niệm này cho rằng chúng ta chỉ cần học các môn mà chúng ta cho rằng nó hứng thú, ta có thể bỏ qua những môn học khác.

Mỗi môn học đều có vai trò quan trọng đối với chúng ta, giúp chúng ta trở thành con người toàn diện. Nếu chúng ta chỉ tập trung học môn mình cho là yêu thích, chúng ta dễ dàng bỏ qua những kiến thức cần thiết ở các môn khác. Để thành công trong cuộc sống, chúng ta không chỉ cần những kỹ năng chuyên môn mà còn cần nhiều kỹ năng mềm khác mà chúng ta có thể học được từ nhiều môn học khác nhau. Việc bỏ qua một số môn học sẽ dẫn đến tình trạng chênh lệch kiến thức giữa các môn. Tôi tin rằng, việc có kiến thức toàn diện ở nhiều môn học sẽ giúp chúng ta dễ dàng học tập, làm việc và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng ta cũng khó có thể đánh giá được tài năng của mình nếu chỉ dựa vào thành tích ở một số môn học.

Ví dụ đơn giản như một học sinh giỏi Toán nhưng không thông thành thạo Tiếng Anh có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin trong ngành khoa học kỹ thuật hoặc giao tiếp với các nhà khoa học quốc tế. Hoặc một học sinh có điểm mạnh mạnh về môn Lịch sử nhưng không học tốt môn Vật lý có thể không thể hiểu được những khám phá về thiên văn học và không gian. Hay bây giờ đây để xét về thành tích học tập, hạnh kiểm, nhà trường sẽ xét từng môn học chứ không phải là lấy điểm trung bình tất cả các môn như những năm trước.Việc chỉ học những môn mình thích dễ khiến chúng ta sa vào cái bẫy lòng tự ái, không chịu cố gắng đấu tranh vượt qua những khó khăn, thử thách. Như vậy, không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc trong hiện tại, mà còn đe dọa đến sự phát triển con người ở tương lai.

Cuối cùng, chúng ta cần hiểu rằng thực tiễn không phải lúc nào cũng chấp nhận những lựa chọn của chúng ta, và chúng ta không thể chỉ học những môn mình thích mà bỏ qua những môn quan trọng khác trong chương trình giảng dạy. Nếu mỗi người chúng ta đều tôn trọng giá trị của từng môn học và xem chúng như một phần hình thành phẩm chất con người, chắc chắn tầm nhìn của chúng ta sẽ rộng hơn, nhận thức sâu sắc hơn và định hướng tương lai chính xác hơn.Hãy luôn tìm hiểu và phát huy tốt nhất từng môn học để trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, cùng phẩm chất đạo đức, văn hóa để làm người, để góp phần làm giàu văn hóa trí tuệ loài người và phát triển đất nước.

3 tháng 11 2023

tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay

Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học 

2. Thân bài

* Giải thích

Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác

* Biểu hiện

Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiềuCó bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiềuCó người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác

* Tác hại:

Hổng kiến thức cơ bảnKết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diệnKìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng

* Nguyên nhân

Chủ quan

Do sở thích của người họcDo năng khiếu của mỗi ngườiDo ngại học, ngại nghiên cứu

Khách quan

Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại họcDo cha mẹ định hướng

* Giải pháp

Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệchKiên quyết không học lệchVận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đềLiên hệ bản thân

3 tháng 11 2023

cảm ơn

26 tháng 3 2023

Một số ý:

- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:

+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.

+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.

+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.

+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.

- Dẫn chứng kiếm trên mạng là được.

T.Lam

11 tháng 4 2023

!!! ⚠Thαm Khảo⚠ !!!

     Từ xưa đến nay, sách luôn được coi là một người bạn lớn của con người, có lẽ chính bởi sách có vai trò hết sức to lớn với đời sống nhân loại. Học sinh tới trường bấy lâu cũng coi sách giáo khoa làm người bạn đồng hành, vì vậy mà trong quá trình học tập dễ xảy ra những ý kiến trái chiều, một trong số đó phải kể đến ý kiến về việc viết, vẽ vào sách giáo khoa: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.

     Sách là nơi cất giữ những tinh hoa, kiến thức bổ ích mà con người đã dày dặn tích luỹ được trong hàng ngàn năm qua. Sách giúp con người lưu giữ và truyền đạt kiến thức tích góp được đến cho mọi người, lưu giữ những kỳ công mà tốn bao nhiêu mồ hôi công sức mới quy tụ được. Vì vậy, để có thể thu gom, tích luỹ cho bản thân những kĩ năng xã hội, kiến thức thông dụng,…thì chỉ có việc đọc sách mới có thể thoả mãn được nhu cầu ấy.

Việc viết, vẽ vào sách giáo khoa từ lâu đã là một vấn đề tạo nên nhiều ý kiến trái chiều. Bởi nhiều ý kiến cho rằng sách là người bạn của học trò, không nên viết chữ, vẽ tranh lên mặt sách. Hơn nữa, một cuốn sách đẹp, sạch sẽ và phẳng phiu cũng thể hiện những phẩm chất giữ gìn, ngăn nắp của một người học sinh, việc viết vẽ nên sách sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của sách vở. sx

     Sau cùng, nếu việc viết, vẽ nhằm mục đích học tập, cá nhân tôi nghĩ đây là quyền, suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, là một người học và tôn trọng tri thức, mỗi học sinh nên lựa chọn nội dung viết, ghi chú vào sách phù hợp như một cách làm nâng niu tri thức, thay vì những bức tranh chỉ mang tính giải trí, không phù hợp với môi trường học tập. Sách là để học, để học tập, hãy để chúng phát huy tác dụng tuyệt vời của mình.

CHÚC BN HỌC TỐT ;)

26 tháng 2 2023

Mẫu mở bài: Có lẽ khoảng thời gian mà ai ai khi đã trưởng thành đều nhớ đến chính là lúc mình còn ngồi trên ghế nhà trường. Kỉ niệm ấy hồn nhiên, trong sáng như cơn mưa rào đẹp đẽ. Thế nhưng, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ; internet và mạng xã hội đã gián tiếp bóp nghẹt những kỉ niệm ấy. Vì sao lại nói thế?, ấy là vì trong trường học hiện giờ xuất hiện vô vàn thách thức với tình trạng học tập của học sinh. Mà một trong những lý do đó là vấn đề: "...."

Một số ý chính cho bạn.

- Nguyên nhân xảy ra hiện tượng:

+ Quá đắm mình vào thế giới game online, mê mẩn các họa tiết và nhân vật ảo trong game.

+ Bạn bè rủ rê, lôi kéo chơi game chung từ đó sa đọa.

+ Thấy người khác chơi, mình tải về chơi theo và mong muốn đạt được điều gì đó cao trong game.

+ ...

- Biểu hiện:

+ Chơi game bỏ ăn uống.

+ Gạt chuyện học sang một bên.

+ ..

- Tác hại:

+ Làm hư mắt, tổn hại đến sức khỏe của học sinh.

+ Cha mẹ lo lắng, nhà trường cố gắng mệt mỏi khuyên răn.

+ ..

- Hậu quả:

+ Mất đi một tương lai tốt đẹp vốn có.

+ Bị cận thị chỉ có tăng mà không có giảm.

+ Sống vô nghĩa, sống có lỗi với người thân và mọi người xung quanh chỉ vì một con game vô bổ ích.

+ Sống phí thời gian, lỗi với cha mẹ đã cho mình hình hài một cuộc đời để sống.

+ ....

- Đánh giá vấn đề:

+ Tiêu cực cần bài trừ.

+ Phê phán những hành động nghiện game của một số bạn học sinh.

- Liên hệ thực tế:

+ Trong lớp em.

+ Ở trường em.

- Liên hệ bản than em: em có nghiện game không?, vì sao và nếu có em sẽ làm những gì để khắc phục tình trạng nghiện game của bản thân?. 

+ Gợi ý giải pháp:

_ Tự kiềm chế bản thân bằng cách tự giác lấy vở học hành.

_ Lập thời gian chơi, học một cách đúng đắn.

_ Em có thể viết một bài báo tường để tuyên truyền việc không nên nghiện game mà nên chăm chỉ học hành. Từ đó, ta có thể sống có ích cho cuộc đời và không hổ thẹn với bản thân, cha mẹ mình.

_ ....

Mẫu kết bài: Sẽ không bao giờ có vấn đề nào mà chúng ta không giải quyết được, bằng những sự nỗ lực kiên trì cố gắng không ngừng nghỉ em tin rằng vấn đề "học sinh ngày nay bỏ ra 3 - 4 giờ để chơi game mỗi ngày còn hơn bỏ ra 1 giờ lo việc học" sẽ được hạn chế và sau cùng là không còn nữa.