K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2021

mk thích nhất chi tiết Dế Mèn chôn Dế Choắt đến hết.vui

14 tháng 4 2021

em thích nhất những chi tiết miêu tả nhân vật Dế Mèn( Đôi càng tôi mẫm bóng...đưa cả hai cặp chân lên vuốt râu) vì em thấy được từ ngữ phong phú, hay của tác giả và nhận ra được vẻ đẹp của Dế Mèn qua cách nhìn của tác giả Tô Hoài là oai phong, cường tráng nhưng lại kiêu căng xốc nổi.

Cai này là theo ý mình với đây là lần đầu mnhf trả lời nên có gì bạn góp ý cho mình. Mình cảm ơn!vui

10 tháng 9 2018

vào những ngày tết đến hết. Vì nó thể hiện đc truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam chúng ta.

Lang Liêu đc lên ngôi vì Lang Liêu là một người nông dân nên sẽ hiểu đc nỗi cực khổ của nhân dân và chàng có tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đi trước nên đc vua cha tin tưởng giao lại ngôi báu cho.

Học tốt nhé !

10 tháng 9 2018

- Đọc truyện bánh chưng, bánh giầy, em thích nhất chi tiết là Lang Liêu được thần báo mộng:
Vì Lang Liêu rất nhanh trí hiểu được ý của thần, đồng thời chàng cũng sáng tạo lấy đậu xanh cho bánh miếng bánh có màu đẹp, lạ mắt, rồi chàng lấy thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông (gọi là bánh chưng), cùng một loại gạo nếp ấy, chàng đồ lên giã nhuyễn tạo thành hình tròn (gọi là bánh giầy).

Lang Liêu được nối ngôi là vì chàng gắn bó với cuộc sống của người dân, một cuộc sống dân dã và thanh bình, tuy nghèo khó nhưng luôn giữ nếp thanh bần. Trái ngược với các anh của chàng, nghe cha nói muốn truyền ngôi là lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ, duy chỉ có Lang Liêu cố gắng suy nghĩ xem, vua cha thật sự muốn gì để làm cha vui lòng. Đó là tấm lòng của một người con hiểu thảo. Và Lang Liêu cũng rất thông minh khi chỉ từ gợi ý của vị thần đã làm ra hai loại bánh vô cùng dân dã mà lại mang ý nghĩa vô cùng lớn lao. Vua Hùng chắc hẳn cũng đã thấy được những phẩm chất quý báu ấy của Lang Liêu nên đã truyền ngôi cho chàng.

26 tháng 8 2018

em thích nhất luk thánh gióng ăn miết ko no...khiến cho mọi người phải tốn quá nhiều cơm

26 tháng 8 2018

Chi tiết mà em thích nhất trong truyện Thánh Gióng là tiếng nói đầu tiên của Gióng, một tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Nó cho ta thấy rằng dân ta rất yêu nước, luôn đặt sự hạnh phúc, ấm no của đất nước lên làm đầu. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, Thánh Gióng lại nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của dân tộc ta, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của dân ta, luôn luôn đứng dậy để cứu nước, cứu dân, không bao giờ chịu khuất phục. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc xuống đất. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết đã khẳng định lên rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự gắn kết bền chặt giữa nhân dân ta và thiên nhiên. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

21 tháng 2 2018

Thầy Ha-men 

Ghét thì yêu thôi

21 tháng 2 2018

Bạn Lý Dịch Phong không giúp bạn thì thôi còn viết linh tinh 😡😡

28 tháng 12 2017

*  Trong mỗi truyện, các chi tiết kể chuyện hổ đền ơn con người đều thú vị đốì với em.

*   Việc trả nghĩa của con hổ sau có sự nâng câp so với con hổ trước. Hổ trước đền ơn một lần là xong; hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và cả lúc ân nhân đã chết.

10 tháng 9 2016

Trong văn bản''Bánh chưng,bánh giầy'' em thích nhất chi tiết là''thần báo mộng''.Vì đây là một chi tiét rất quen thuộc trong dân gian các nhân vật mồ côi,bất hạn vẫn thường được thần tiên giúp đỡ khi bế tắc và đây cũng là một chi tiết tưởng tượng kì ảo,đậm màu sắc huỳen thoại nhưng có ý ngĩa sâu sa.Một lần cuối nữa nhân dân khẳng định lại rằng lời mách bảo của thần đã đề cao nghề nông,đề cao sản phẩm lao động của người nhân dân.Thần còn thể hiện sự quý trọng giá trị hạt lúa,hạt gạo.

10 tháng 9 2016

bn từ nghĩ hay là copy vậy. copy hay tự nghĩ gì cũng đc. thank you nhiều nha!!!

13 tháng 4 2018

Truyện có rất nhiều chi tiết hay nhưng chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em đó là chi tiết Lang Liêu được thần giúp đỡ. Chi tiết này thường gặp trong truyện dân gian, thể hiện mong ước của nhân dân lao động ở hiền gặp lành, khi gặp khó khăn luôn nhận được sự giúp đỡ.

Trong truyện "Thánh Gióng" chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em là chi tiết "Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ". Vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình, không có chiến tranh. Thánh Gióng còn mang trong mình một sức mạnh lớn lao: sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ.

Trong truyện "Thánh Gióng" chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em là chi tiết "Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ". Vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình, không có chiến tranh. Thánh Gióng còn mang trong mình một sức mạnh lớn lao: sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ.

Chúc bạn học tốt !

18 tháng 8 2018

Trong văn bản " Con rồng Cháu tiên " em thích nhất chi tiết " bọc trăm trứng nở ra trăm người con ". Hình ảnh "Bọc trăm trứng nở trăm con" nhằm giải thích ý nghĩa về nguồn gốc của con người Việt Nam. Nói lên tinh thần đoàn kết một lòng, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn của người Việt Nam. Thể hiện tinh thần đoàn kết và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.Nói lên người dân Lạc Việt xưa và người Việt Nam hiện nay có tấm lòng nhân hậu, sinh ra cùng một mẹ...