K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Ý nghĩa trong câu nói của ông giáo:
- Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó để bắt một con chó thường xuyên vào vườn nhà lão thì ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Ông giáo đã biết đến Lão Hạc là một người nhân hậu, không tham lam, không muốn làm phiền người khác, một người đã khóc vì trót lừa một con chó mà nay lại đi xin bả chó để trộm chó của người khác. Hành động này khiến lão Hạc từ một người lương thiện, có tự trọng trở thành người bất lương. Lão Hạc chẳng khác nào Binh Tư và cuộc đời này cũng lắm người cướp giật của người khác. Để có cái ăn, con người, ngay cả người lương thiện cũng không từ một thủ đoạn nào nên cuộc đời này quả thật đáng buồn.
- Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, ông giáo biết được chân tướng của sự việc thì suy nghĩ của ông giáo lại khác. Cái đáng buồn trước đây ông giáo nghĩ đã không xảy ra, xã hội vẫn còn những con người chịu chết vinh còn hơn sống nhục. Đó thật sự là niềm vui lớn đối với ông giáo. Nhưng cái buồn khác của ông giáo chính là bi kịch của lão Hạc. Một con người nhân hậu, lương thiện lại rơi vào một tình cảnh không lối thoát, đến khi chết còn bị hành hạ đau đớn. Chết nhưng không được chết một cách thanh thản. Bi kịch của lão Hạc chính là bi kịch chung của đại đa số nông dân Việt Nam thời kì đó. Quả đúng là: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.

18 tháng 12 2017

I. MỞ BÀI

- Dẫn dắt vào hoàn cảnh nào em có được chú mèo? ( được tặng nhân dịp sinh

nhật, nhặt ngoài đường đem về nuôi,...)

- Chú mèo này tên Mi Mi, trông chú rất dễ thương

II. THÂN BÀI

  1. Miêu tả CON MÈO

- Vóc dáng, ngoại hình:

+ Thân hình: dài, trông như một trái đu đủ.

+ Bộ lông: có ba màu: trắng, cam. đen (tam thể) trông rất đẹp.

+ Đôi mắt: tinh anh, nhìn rõ dù cho trong bóng đêm.

+ hàm răng: những chiếc răng sắc nhọn, trông rất đáng sợ khi mà nó nhe ra.

+ Đôi chân: có một lớp thịt dưới bàn chân của mèo để giúp nó đi nhẹ nhàng

và không gây ra tiếng động.

+ Đôi tai: hay vểnh như nghe ngóng điều gì đó.

+ Bộ râu: là kênh ra-đa, trông rất đáng yêu.

+ Miệng: nhỏ bé, xinh xắn.

- Khả năng, tính cách:

+ Bắt chuột rất giỏi.

+ Thích nũng nịu, thích được vuốt ve.

+ Sạch sẽ

  1. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và chú mèo

- Một ngày, do tôi bận học nơi này nơi kia không có thời gian để quan tâm.

chăm sóc chú mèo nên đã quên mất chú mèo.

- Đang học bài, mèo ta đến bên cạnh tôi kêu “meo...meo" suốt. Tôi nghĩ rằng nó đang làm phiền mình. Thế là tôi đá một cái, nó văng ra xa.

- Thế nhưng, có lẽ cú đá đó hơi mạnh nên đã khiến cho chú mèo bị thương.

- Nó rên “hừ...hừ”, khi học bài xong, tôi chợt nhớ tới nó không biết có sao không vì khi nãy tôi đã lỡ chân đá nó.

- Tôi liền chạy đến bên xem nó ra sao. Tôi thấy nó nằm thoi thóp, thở dốc thở đổ. Tôi hoảng quá, liền bế nó ra khu khám bệnh để bác sĩ thú ý xem bệnh cho nó.

- Bác sĩ nói ràng, nó bị cái gì đó đập mạnh vào bụng nên bây giờ nó hơi đau,cần phải chăm sóc nhiều hơn mới mau khỏi.

- Tôi hốt hoảng, lo lắng cho nó. Thế rồi, nó cũng khỏe mạnh trở lại. Tôi rất mừng vì điều đó.

- Tôi hối hận rất nhiều, tự trách mình vì đã làm tổn hại đến một loài vật bé nhỏ, đáng thương. Tự hứa với bản thân sẽ luôn yêu thương, quan tâm đến nó nhiều hơn.

  1. Cảm nhận về CON MÈO

- Chú mèo là một con vật dễ thương, ngoan ngoãn.

- Đến tận bây giờ tôi vẫn yêu thương nó như ngày đầu đem về nuôi.

III.KẾT BÀI

- Chú mèo là một người bạn thân thương của tôi.

- Tôi hứa rằng tôi và nó sẽ luôn là đôi bạn thân của nhau.

Hồi nhỏ, ba mẹ và mấy chị em tôi sống chung trong căn nhà cùng với ông bà ngoại và cậu, mợ. Lúc ấy, gia đình tôi được một người quen tặng một con cún rất dễ thương. Nó tên là Si Tô - cái tên đã có trước khi Si Tô là thành viên mới chính thức của gia đình tôi.

Tôi nhớ khi về nhà tôi, Si Tô là một chú cún nhỏ dễ thương với bộ lông xù kết hợp với màu nâu hạt dẻ, trông bộ lông vô cùng quyến rũ và đập vào mắt người khác khi nhìn Si Tô lần đầu. Không những vậy, sự đáng yêu ấy còn được hấp dẫn hơn với đôi mắt đen long lanh và tròn xoe như hạt nhãn. Chiếc mũi của chú cún bé bé xinh xinh lúc nào cũng ướt cùng với đôi tai to, thính, lúc nào cũng vểnh vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Nét đáng yêu ấy còn thể hiện qua cái đuôi tí xíu, nho nhỏ lúc nào cũng ngoe nguẩy theo nhịp những bước chân ngắn, mập mạp đi một cách uyển chuyển. Ngày tháng trôi qua, Si Tô lớn dần và ngày càng thân thiết với mọi người và vóc dáng của chú cún ngày càng tuyệt đẹp hơn.

Tôi nhớ rất rõ mỗi lần tôi và Ngọc Ngân đi học mẫu giáo về, từ xa, Si Tô đã đứng ngay sau cánh cổng đợi, ánh mắt hướng về phía chúng tôi. Ba mẹ mở cửa và Si Tô rất mừng, nhảy cẫng lên vui mừng thật đáng yêu! Ba tôi khép cửa và tôi, Ngọc Ngân vuốt ve bộ lông mượt mà ấy, thực sự rất thích Si Tô nằm xuống và ngước nhìn kêu lên “ư ử” như muốn nói ràng “chào hai chị - cử chỉ thân thiện, đáng yêu làm sao! Lúc ấy, tôi bảo: “Si Tô đợi hai chị cất cặp nha!”. Rồi tôi và Ngọc Ngân lon ton chạy vào nhà cất cặp và thưa ông bà ngoại đi học mới về. Sau đó bà ngoại đưa tôi đồ ăn nhẹ buổi chiều của Si Tô. Tôi, Ngọc Ngân cho Si Tô ăn. Si Tô ăn rất chậm rãi, chắc nó không đói lắm. Sau đó, tôi lấy một hộp sữa trong tủ lạnh đổ vào chén của Si Tô một nửa, Si Tô hớp từng ngụm nhỏ trong bát. Ăn xong, tôi và Ngọc Ngân ôm Si Tô chơi với nhau.Sau đó, ba ra tắm cho Si Tô rồi mặc đồ cho nó.Trông nó thật đáng yêu làm sao, giống như một cô “công chúa nhỏ”! Và ngày nào cũng thế, tình bạn của chúng tôi ngày càng khăng khít hơn, không xảy ra chuyện gì. Si Tô là một chú cún nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu, thân thiện.

Si Tô là chú bảo vệ nhỏ của nhà tôi. Tuy “nhỏ nhưng có võ”. Mồi lần có tiếng động hay người lạ, Si Tô sủa vang ầm ĩ cả nhà.

Và một ngày thật đáng buồn! Hôm ấy khi tôi còn là một đứa trẻ cấp hai, vào đêm cỡ chín giờ hơn thì gia đình tôi cho Si Tô ăn cơm rồi và nó đang nằm dài ngoài sân. Lúc đó, cửa chính đang mở hé nhỏ vì chị tôi mới ra ngoài mua đồ gần nhà sẽ về nhà liền nên đóng cửa hờ lại. Sau đó, ba tôi định ra ngoài sân đổ xích Si Tô lại thì không thấy nữa. Ba hỏi mọi người con Si Tô đâu rồi ai cũng nói không biết và tôi nhớ ra lúc nãy chị hai đi ra ngoài và tôi nghe tiếng Si Tô sủa to nhưng tôi nghĩ là mấy người hàng xóm hay mấy đứa bạn cùng tuối tôi hoặc lớn hơn hay đi qua nhà ngoại tôi vào buổi tối nên tôi không quan tâm lắm và sau đó thì không nghe tiếng chó sủa gì cả. Và rồi tôi cùng Ngọc Ngân, ba, cậu và anh đi kiếm vòng vòng quanh đâu đó và hỏi người ta có thấy không, có người nói là tôi không biết, tôi không thấy, có cô kia thì nói: “Khi nãy có thấy một đứa con trai tầm hai mươi vô nhà rồi ra có mang theo cái ba-lô, tôi tưởng người nhà mấy anh nên không để ý lắm”. Cô nói thêm là: “Đứa con trai đó mặc áo đen hay xanh gì đó tại tối quá tôi nhìn không rõ với không nhớ kĩ lắm”. Nhưng hôm đó nhà tôi không ai mặc áo như vậy cả. Sau đó ba tôi cám ơn cô xong ba nói: “Thôi về nhà đi, người ta bắt con Si Tô mình rồi không kiếm được đâu!”.

Sau đó chúng tôi về nhà, tôi và Ngọc Ngân rất buồn vì chú chó con ấy rất dễ thương và thân với hai chị em tôi. Lúc đó, đây là lần đầu tiên mà tôi thấy trống rồng khi biết mình đã mãi mãi mất đi một người bạn thân rất tốt bụng và thân thiện.

Tôi nhớ mãi cái hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh ngày nào của Si Tô. Từ đó vẻ sau, gia đình tôi không nuôi chó nữa, kông phải chúng tôi hết yêu chúng mà là vì sợ việc này sẽ xảy ra một lần nữa và lại buồn khi nhìn thấy một con vật hiền lành, đáng yêu của mình bị người khác bắt đi.



18 tháng 12 2017

DÀN Ý CHI TIẾT

ĐỀ BÀI: GIÚP ĐỠ BÀ CỤ ĐI QUA ĐƯỜNG

I. MỞ BÀI

- Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.

- Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.

- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.

- Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.

- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua đường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.

2. Giúp bà qua đường

- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?

- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám qua.

- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.

- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.

- Đưa bà lão qua được bên kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.

- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.

- Về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.

- Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.

Có thể nói trong mắt mọi người, tôi chỉ là một con bé chỉ biết ăn không ngồi rồi. Ngoài việc học và chơi tôi chẳng còn biết làm gì khác. Điều mà tôi khiến cha mẹ vui lòng cũng chỉ là mấy tờ giấy khen và những điểm số mà thôi. Nhưng có một lần tôi đã làm được một việc tốt mà cha mẹ tôi đã rất tự hào về tôi. Đến bây giờ, câu chuyện ấy tôi vẫn còn nhớ mãi.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng. Trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc bà đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho bà quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt bà đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thỉ tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”.Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tôi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước đi. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây, tôi mới thấy đựơc bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng. Tôi liền xách dùm bà về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho bà quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là tôi về trễ cả tiếng rồi. Về đến nhà, tôi thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Tôi bước vào nhà, thế là cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về trễ thế?". Tôi liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong cha tôi liền bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.

Tôi cũng thấy rất vui vì đã làm được việc tốt và khiến cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thấy rất hãnh diện về mình. Tuy là câu chuyện đã xảy ra khá lâu nhưng nó mãi in sâu vào tâm trí tôi.



hay

tên à : ......

1 tháng 1 2018

Tên:Nỗi buồn sầu nặng

25 tháng 2 2021

Mỗi chúng ta đều có một câu chuyện để mãi mãi khắc ghi. Tôi cũng có một câu chuyện như vậy, cho tới tận bây giờ tôi vẫn luôn ghi nhớ câu chuyện ấy. Chuyện của năm về trước, về một lời nói dối mãi mãi không thể quên. 

Khi ấy, tôi bảy tuổi đang là một cô bé hồn nhiên tinh nghịch. Em gái tôi mới ba tuổi, con bé ngoan và dễ tính. Tôi có một gia đình nhỏ bé, không quá đủ đầy nhưng ấm no, hạnh phúc. Cuộc sống cứ êm đềm như vậy, ba mẹ đi làm còn chị em tôi đi học, về nhà sẽ tranh thủ phụ những việc nhỏ nhặt. Gần cuối năm ấy, ba chợt vắng nhà nhiều. Có bận, ông đi đâu đó cả tháng trời không về nhà. Mẹ thỉnh thoảng cũng không ở nhà, chị em tôi đều gửi ông bà chăm nom. Có lần tôi cũng hỏi mẹ:

– Ba bận việc gì sao mẹ? Con không gặp ba nhiều như lúc trước. 

Mẹ nhìn tôi một lúc, có vẻ không biết trả lời sao cho phải. Mãi sau, mẹ mới nói: 

– Ba đang bận công việc, gần cuối năm rồi, ba phải tranh thủ để còn ăn Tết với gia đình mình chứ! 

Nghe vậy, tôi đinh ninh ba bận rộn lắm. Mỗi lần ba về nhà tôi lại thấy ông gầy đi một chút, tiều tùy đi một chút. Càng như vây, tôi càng thương và lo cho ba hơn nên không dám đòi ba như trước. Khi ba vắng nhà quá lâu, ông sẽ gọi điện về nhà. Dần dần thành quen. Ba gầy yếu đi, mẹ dường như cũng xanh xao hơn dạo trước. Có lần, tôi thấy mẹ ngồi trong phòng, cầm tờ giấy gì đó, lặng lẽ khóc. Lúc ấy, tôi giật mình, lòng lo lắng không thôi. Bài kiểm tra tuần trước tôi lười học nên bị điểm kém, tôi đã cố ý giấu đi rồi nói dối mẹ. Có phải mẹ phát hiện ra bài kiểm tra đó hay không? Mẹ thất vọng vì kết quả học tập hay sự lừa dối của tôi ư? Nội tâm giằng xé hồi lâu, cuối cùng tôi quyết định bước vào phòng. Tôi khẽ gọi: 

– Mẹ! 

Mẹ giật mình quay ra nhìn tôi, vội vàng lau đi những giọt nước mắt. Tôi càng khẳng định mẹ buồn vì mình, không nhịn được liền lao vào lòng mẹ, bật khóc: 

– Con xin lỗi, con không nên giấu mẹ bài kiểm tra bị điểm kém. Con hứa lần sau học hành chăm chỉ, sẽ để cho ba mẹ tự hào về con… Tôi thấy vòng tay ôm chặt của mẹ hình như hơi run run, mẹ cũng khóc theo tôi. Tôi cứ òa khóc như vậy cho tới khi mệt lả mà ngủ thiếp đi. 

Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi đã nằm trên giường của mình. Không lâu sau đó, ba chuyển về nhà và không đi ra ngoài nữa. Tôi vui mừng khôn xiết, cuối cùng tôi không còn phải xa cách nhiều ngày như vậy nữa. Nhưng nhìn ba gầy đi nhiều, không còn khỏe mạnh, dáng đi cũng không còn vững vàng mà phải nhờ bác hai và bác cả dìu vào phòng tôi chợt thấy sợ hãi. Trở về nhà, ba cứ luôn nằm trên giường như vậy, không ra ngoài. Có những khi tôi chỉ dám len lén đứng ngoài cửa phòng nhìn vào. Thấy bác sĩ hay đến tiêm thuốc, tôi đoán rằng ba bị ốm nên ngoan ngoãn không dám làm phiền ba nghỉ ngơi. Một hôm, như thường lệ, tôi lén lút nhìn trộm qua khe cửa xem ba đang làm gì thì nghe tiếng ba gọi: 

– Vào đây con!

Tôi mừng rỡ chạy vào trong, leo lên ghế nhựa cạnh giường hỏi ba: 

– Ba ơi, ba đỡ hơn chưa ạ? Ba mỉm cười xoa đầu tôi, giọng ấm áp:

– Ba đỡ hơn nhiều rồi, con gái ngoan. Nghe được câu trả lời lòng tôi nhẹ nhõm hơn nhiều. Tôi cứ ngồi trò chuyện với ba như vậy, ba nói thật nhiều về chuyện tương lai với tôi. Cuối cùng ông dặn:

- Sắp tơi, ba phải đi đến một nơi thật xa trong một khoảng thời gian dài. Có thể khi con trưởng thành rồi ba mới quay về với con. Con có thể hứa với ba, trong thời gian ba vắng nhà con sẽ học tập tốt, thay ba chăm sóc em và mẹ được không? 

Khi ấy tôi chưa hiểu ý nghĩa câu nói của ba, chỉ cho rằng ba phải đi xa và nhờ tôi chăm nom gia đình, tôi không do dự mà gật đầu ngay: 

– Được chứ ạ. Con sẽ chăm sóc em và mẹ chu đáo. Ba về nhớ mua quà cho con nha. 

– Chắc chắn rồi. Con phải hứa không được đòi ba với mẹ đấy nhé! – Ba ngoắc tay với tôi. Đó là cách mà ba con tôi cam kết lời hứa.

Một lát sau, ba nói ba hơi mệt, kêu tôi ra ngoài chơi. Tôi ngoan ngoãn về phòng của mình. Sau ngày hôm đó, tôi không gặp lại ba. Mẹ đem bức ảnh ba cười thật ấm áp đặt lên trên cao, nói:

– Trong thời gian ba đi vắng, bức ảnh này thay thế cho ba. 

Mọi người đến nhà lại hay nhìn chị em tôi, lặng lẽ lau nước mắt. Tôi không hiểu vì sao người lớn lại kỳ lạ như vậy, cứ thường hay khóc. Em gái tôi còn nhỏ, dù nhiều lần tôi nói với nó ba đi vắng nó vẫn hay khóc nhè đòi ba. Những lúc ấy, con bé khóc, mẹ cũng khóc theo. Có lúc tôi cũng khóc vì ba mãi chẳng trở về. Nhiều lần nhớ ba tôi lại trèo lên ghế, nhìn bức ảnh mà hỏi trong vô thức:

– Khi nào thì ba mới về? Con và em, cả mẹ nữa nhớ ba nhiều lắm! 

Nhiều năm trôi qua, cuộc sống cứ tiếp diễn như vậy. Tôi vẫn luôn chờ ba, vì ba đã hứa sẽ quay về. Tôi mong mình lớn thật nhanh để được gặp ba. Nhưng không, cho tới năm mười bốn tuổi tôi mới hiểu hết mọi chuyện. Ba đã đến một nơi rất xa làm sao có thể quay lại được nữa? Năm đó ba nói như vậy chỉ để tôi an tâm mà lớn lên. Tang lễ của ba ngày xưa cũng diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Sau này tôi hỏi mẹ, mẹ nói:

– Ba không muốn con hĩ rằng mình lớn lên mà không có ba như bạn bè, sẽ buồn bã tự ti nên trước khi đi dặn mọi người làm như vậy. Ba nói dối con là không đúng, nhưng ông ấy chỉ muốn con có một tuổi thơ trọn vẹn.

Hiểu chuyện, tôi đau đớn rất nhiều. Lại từng trách ba nói dối tôi, rõ ràng khi còn nhỏ ba luôn dạy tôi phải trung thực, phải biết giữ lời hứa. Lời nói dối ấy theo tôi nhiều năm, trở thành niềm tin của tôi. Bây giờ, ngay cả khi trưởng thành hơn, câu nói ấy của ba vẫn luôn là chỗ dựa tinh thàn cho tôi, khiến tôi tin rằng ông luôn ở bên cạnh tôi. Không phải lời nói dối nào cũng là xấu xa, có những lời nói dối đem lại sức mạnh cho cả một cuộc đời. Đừng vội vàng oán trách ai đó vì đã dối gạt bạn, biết đâu đó lại là nhưng lời nói dối chân thành tốt đẹp.

Hoặc bạn có thể tham khảo bài này ngắn hơn.

Bài 1.Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường thì gặp thằng Quy đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: “A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi “mạnh mẽ, dũng cảm” nhất mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: “Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rữa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh thôi mà”. Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại “xe tăng, xe tăng”. Còn tôi đứng nép vào góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.

Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể… hic… tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẽ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.

Bài 2.Trời đầu đông. Không khí se se lạnh, đủ làm cho tui vừa học vừa học vừa chùm trong cái áo rét. Những cơn gió luồn qua khe cửa sổ rùi luồn vào cổ, làm tui ho sù sụ cả.Tui đã học xong rùi nhưng vẫn cứ ngồi ở bàn, không làm gì cả.Tui đang nghe đài, hôm nay có bài hát mà tôi thích.Nưng kì lạ chưa, tôi chẳng còn chút tâm trí nào để ý tới những nốt nhạc ấy nữa.Có lẽ cái cảm giác tội lỗi từ sáng nay vẫn đang gặm nhấm tim gan tui. Sáng nay, tôi vừa làm một điều có lỗi với người bạn thân nhất của tôi.Tôi đăm đăm nhìn ra cửa sổ, cái khung cảnh lúc sáng như hiện ra trước mắt:

– Ê! Bài này làm thế nào đấ? Khó quá trời! Cho tớ chép đi!

– Dễ thui mà! Tự động não chút đi!

– Không cho chép thì thôi kiết thế! Nghỉ chơi với nhau luôn đi đồ kiêu ngạo!

Tôi tuôn liền một tràng dài nhũng từ khó nghe về phía bạn ấy mà chẳng mảy may nghĩ ngợi gì.Thế nhưng, nhanh thôi, cái cảm giác kia đã xuất hiện cắn xé trái tim tui. Len lén nhìn sang, một cảm giác buồn vô tận xuất hiện lên trên nét mặt cậu ấy. Trời ơi! Chính tôi là người gây ra việc ấy ư? Không, chắc không phải đâu …Thế nhưng, càng ngĩ, tôi càng cảm thấy mình tội lỗi. Cái cảm giác ấy cứ lẽo đẽo theo tôi từ trường cho đến khi về đén nhà.

Đi ngủ thui..Tôi nghĩ thế có thể quên đi cái cảm giác kia. Nhưng không, càng cố ngủ thì tôi càng thấy xấu hổ hơn. Tôi suy nghĩ, suy nghĩ…À! cuối cùng thì tôi cũng nghĩ ra việc mình phải làm rùi. Đó chính là xin lỗi. Nhưng xin lỗi thế nào nhỉ? Làm thế nào để cậu ấy chấp nhận nhỉ? Làm thế nào đây? ….Thật nhiều, thật nhiều những câu hỏi hiện lên trong đầu tui làm tôi thiếp đi lúc nào không hay- giấc ngủ trong sự bình thản và hạnh phúc.Cuối cùng tì tôi cũng tự mình tìm được một lời giải cho một bài toán khó, bài toán về tình bạn

CHÚC BẠN HOK TỐT!

25 tháng 2 2021

vừa bị ny ct hay tỏ tình thất bại vậy bn

28 tháng 11 2017

Trong câu trên hai vế câu ghép mang mối quan hệ giải thích.

Vế sau"nhưng thị khổ lắm rồi"giải thích ý nghĩa ở vế trước"vợ tôi không ác".

Mk nghĩ thế nếu sai mk xin lỗi trước.vui

8 tháng 2 2017

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

268 lượt thích66 bình luận57 lượt chia sẻ
9 tháng 5 2019

a,Mieu ta

b,Dang tim

c,Sự khác nhau giữa run vô căn và run do Parkinson

d. Câu truyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu truyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.