K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2016

câu này nói lên 1 điều là mọi người phải biết thương yêu nhau, biết yêu nước tick cho mình

 

24 tháng 3 2018

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biển là câu ca dao:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
"Giá gương" là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy đã phai màu ghi một vài nét về tiểu sử và công đức của người đang được thờ cúng. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.
"Nhiễu điều" là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa...) màu đỏ thắm (điều). Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp, lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ "phủ" trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn... của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình.
Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ so sánh đến khái quát, nhân dân ta đã lấy hình ảnh ''Nhiễu điều phủ lấy giá gương" để qua đó, nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam giữ gìn và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc.
Bài học mà câu ca dao nêu ra thật sâu sắc, thấm thía.
Tại sao "Người trong một nước phải thương nhau cùng?" - Người trong một nước cùng chung cội nguồn, nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Họ có chung một nền văn hoá lâu đời, chung lịch sử, chung một mẹ Việt Nam yêu quý. Dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày. Ba-na hay Ê-đê, v.v... nhưng vẫn là anh em xa gần, anh cm trong đại gia đình Việt Nam, có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó, chung một Thủ đô Hà Nội và chung một cơ đồ Việt Nam. Huyền thọai 'Trăm trứng", truyện cổ tích "Quả bầu” làm cho mỗi người chúng ta bồi hồi xúc động, biểu cảm sâu sắc lời ca "Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc ấp ủ trong tim ta tình làng nghĩa xóm, lòng yêu nước thương nòi thắm thiết bao la. Nó nhắc nhở ta biết chia ngọt sẻ bùi với nhau, biết yêu thương đùm bọc nhau. Nó cho ta niềm tin về sức mạnh nòi giống, về lòng tự hào dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Cả cộng đồng người Việt Nam đoàn kết yêu thương cùng đi lên phía trước, xây dựng đất nước phồn vinh.
Tình yêu thương, đùm bọc đồng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta. Cây có cội, nước có nguồn, chim có tổ, người có tông. Câu ca dao-sau đây mỗi lần đọc lên, là người Việt Nam ai mà chẳng bồi hồi:

"Ai về Phú Thọ cùng ta,
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba mồng Mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ TỔ mồng Mười tháng Ba".
Dù sống ờ miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha hương,... tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Việt Bắc. Tây Bắc là cái nôi của cách mạng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng "hạt muối cắn đôi" với anh bộ độ Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Trung hiếu, nhân nghĩa là nền tảng của đạo lí. Chữ hiếu là đạo làm con. Chữ trung là đạo làm người, làm dân. Trong mối quan hệ xã hội, con người phải sống tình nghĩa, thuỷ chung. Tình người, tình đồng bào là thiêng liêng cao cả "Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể: nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực... cho nhau khi gặp thiên tai địch họa. Đồng bào vùng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Việt Bắc bị lũ lụt tàn phá thì đồng bào cả nước hướng về, ra sức giúp đỡ, chi viện. Họat động của các Hội Việt kiều đã thắt chặt ba, bốn triệu người Việt đang sinh sống làm ăn ờ nước ngoài gắn bó với quê hương là một biểu hiện cao đẹp nâng cao tình cảm dân tộc.
Nghĩa tình của đồng bào ta thật sâu sắc, đẹp đẽ, ca dao, dân ca có bao bài hay ngợi ca:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng "
Nhân dân ta nhân hậu, sống trọn vẹn nghĩa tình. Yêu nước, thương nòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,... là vẻ đẹp tâm hồn. là đạo lí của dân tộc. Câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam. Với tình thương mà tổ tiên ta đã xây đắp nên nền Văn hiến Đại Việt lâu đời. Với tình thương mà nhân dân ta ngày nay đang xoá bỏ hận thù quá khứ, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. hướng vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh". Hạnh phúc, ấy là tình thương. Đạo lí làm người, ấy là nhân hậu, ấy là tình thương.

P/s: Tham khảo nhóe. Cảm hóa một chút, đừng chép hết.Chúc bạn học tốt

20 tháng 4 2016

- Chào bạn, Bạn có thể tham khảo dàn bài dưới đây nhé! Chúc bạn học tốt!

[văn 7 ]Đề: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng".

I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

 

Thảo luận 2

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng?Dàn ý:
I.Mở bài: 
Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên 
tầm quan trọng của vấn đề cần bình luận. 
II.Thân bài: 
1.Giảithích câu ca dao: 
∙ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc 
của nhân dân ta 
∙ Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc 
lẫn nhau. 
2.Bình luận: 
∙ Khẳng định lời khuyên: 
Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó 
với nhau cảvề vật chất, tinh thần và tình cảm. 
Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người. 
Đó cũng là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu 
của nhân dân ta. 
∙ Mở rộng vấn đề: 
Bộc lộ bằng hành động cụthể 
Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên. 
Phê phán thái độ thờ ơ,lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở các địa phương khác. 
III.Kết bài: 
∙ Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc. 
∙ Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ. 
20 tháng 4 2016

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa váo lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

4 tháng 12 2016

I. Mở bài

Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa.

II. Thân bài

a. Tả bao quát

Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)

- Được trồng trong chậu hay ởvườn?

b. Tả chi tiết từng bộ phận

- Gốc mai, thân mai?

- Cành mai xòe ra xung quanh như hĩnh chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.

- Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.

- Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: mỗi bông là một ngôi sao năm cánh màu vàng thắm...

- Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.

- Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.

III. Kết luận

Hoa mai là hoa ngày Tết; vẻ đẹp của nó quyến rũ tất cả mọi người.

bn tự lm theo dàn bài này nhé , tiếc là mk ko có time

4 tháng 12 2016

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.

Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

9 tháng 4 2016

Bai tả con mèo này là của em mình học lớp 4 này

        Từ nhỏ, em đã có một người bạn rất đáng yêu, luôn thân thiết gần gũi hàng ngày với em. Đó là thằng mèo Béo.

         Tính ra thằng Béo đã được gần 8 tuổi. Nó là giống mèo ta nhưng vì được chăm bẵm kĩ lưỡng nên cu cậu lông rất mượt và béo tròn. Vì vậy cu cậu mới có tên là Béo. Béo có mầu lông vằn trắng vàng. Từ cằm trở xuống bụng có 1 dải lông trắng muốt, y như cái yếm, rất đẹp. Đầu nó tròn xoe to bằng cái ấm đất pha trà của ông. Đôi tai hình tam giác lúc nào cũng dựng đứng lên kể cả lúc ngủ. Đặc biệt nhất là trên trán của mèo ta có những vệt lông trắng vàng pha phối thế nào mà lại thành hình chữ M. Mỗi lần nhìn đến chỗ ấy, em cứ hình dung ra thằng Béo bảo với em là " Em là Mèo", ngộ nghĩnh lắm. Thằng Béo có đôi mắt tròn xoe như 2 viên bi ve xanh. Mũi của cu cậu là một dải lông trắng nhô cao hơn so với khuôn mặt, phía cuối là 1 chấm mầu hồng luôn ướt ướt. Bộ ria mới thật oai phong. Em cứ hình dung nó giống ria của con hổ. Ấy thế mà hôm nọ vào bếp ăn vụng thế nào, bị lửa liếm mất một bên ria, thành ra hiện giờ Béo có bộ ria một mất một còn trông rất hài hước.

Hoạt động ưa thích nhất của Béo là ngủ. Nếu được chui vào chăn hoặc ngăn tủ quần áo thì có khi nó ngủ được cả ngày không động đậy. Món ăn ưa thích nhất của cu cậu là gan gà. Mỗi lần thích thú như được ăn ngon hay vuốt ve, Béo thường lim dim mắt rồi gừ gừ những tiếng êm dịu, hứng khởi. Bàn ghế, sách vở của nhà em hầu như chỗ nào cũng có vết móng vuốt của nó. Hình như là để đánh dấu lãnh thổ thì mèo hay cào cào vào thì phải. Mỗi lần em đi đâu về là nó lại phi ra, kịn kịn lưng vào chân em đòi bế bồng. Thế mà lúc nào em gọi nó ra để bế vuốt thì Béo lại lạnh lùng, õng ẹo lảng đi. Ghét thế chứ.

           Béo là bạn thân của em. Em rất yêu quý bạn mèo này.

 

9 tháng 4 2016

 

Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

 

Tả con chó nuôi trong nhà

Tả con chó nuôi trong nhà (ảnh sưu tầm)

 

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình

 

26 tháng 4 2016

khjj nào rak gkj cko

h ko aj rak mờ gkjj cko bn âu, còn trả loj câu khác nữa chứ

hiu

27 tháng 4 2016

chờ đến lúc các bn rảnh thì cô mik bắt nộp xong rùi

31 tháng 3 2016

Có lẽ lá đã rụng...

Từng ký ức đã rơi,

Nhưng nhớ quá người ơi

Bạn và tôi thời đó.

 

Mỗi chiếc lá bé nhỏ

In từng khoảnh khắc vui

Sao ta phải chôn vùi

Những tình yêu nhỏ bé?

 

Bạn và tôi thời đó...

Lá những người bạn thân

Cùng cố gắng chuyên cần

Tạo nên hoa điểm tốt.

31 tháng 3 2016

Hoa hồng khoe sắc đỏ

Cúc nở rộ thêm vàng

Thu giang đầu cửa ngõ

Mang theo không khí lạnh

Thu lại càng trong xanh.

bít rùi !

nhưng đây là trang văn sử địa chứ ko phải là trang thơ nhonhung

6 tháng 3 2016

1 2 3 4 5 6 7

7 6 5 4 3 2 1

1 chữ,2chữ lại 3 chữ

4 chữ,5 chữ lại 6 chữ.

THƠ CỦA TỚ LÀ THẾ ĐẤY

25 tháng 1 2016

Hôm nay là 29 Tết, em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa. Em thật ngạc nhiên khi đứng trước một khu chợ toàn là hoa đào, hoa mai. Hai sắc hồng, vàng hòa với nhau tạo nên một không gian thật lộng lẫy. Em cảm tưởng như mình đang bị lạc vào xứ sở của mùa xuân.Ngày Tết ở miền Bắc thì không thể thiếu được hoa đào. Em đã giúp bố họn được một cành đào thật đẹp để trang trí cho ngôi nhà trong dịp xuân này.
Cành đào được bố đặt giữa gian nhà. Những người thợ trồng cây cảnh đã tạo cho cành đào hình dáng giống như mọt con rồng bay lên bầu trời. Vỏ cây đào màu nâu sậm như sắc màu của đất đai màu mỡ, màu của mình Tổ Quốc. Từ một cành chính tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ cùng ở thế vươn lên. Nếu như mỗi nụ đào là một ngọn đèn nhỏ thì cành đào ấy giống như một chiếc đèn lồng lớn, thắp sáng gian nhà em.
Lá đào xanh mướt mát, hình dáng giống con thuyền tí xíu bồng bềnh trên dòng sông hoa. Hoa đào nhìn đẹp lắm. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mịn màng, xếp trồng lên nhau. Nhụy hoa nho nhỏ, xinh xinh màu vàng tươi. Cây đào còn đẹp hơn khi được em khoác cho một tấm áo sặc sỡ sắc màu. Miền Nam có mai và bánh Tét, còn miền Bắc có đào và bánh chưng. Thế là mỗi miền lại có một hương vị riêng để đón Tết.
Mai, đào năm nay lại nở, mảnh đất Việt ta chợt bừng sáng lên bởi hai sắc hồng và vàng.Thế là một năm mới lại đến. Nhưng người con làm xa nhà cũng đã đoàn tụ bên mâm cỗ để cùng nhau đón Xuân về.
 

24 tháng 1 2016

Kiểu chi tui làm cho cx là chép mạng còn bày đặt

Lên cao, nhiệt độ càng giảm vì đơn giản càng lên cao mật độ phân tử khí càng ít=>không khí loãng=>ít hấp thụ được nhiệt tỏa ra từ Trái Đất và nếu là ban ngày thì ít hấp thụ được sức nóng ánh sáng mặt trời. Ví dụ:

Ở Đà Lạt thì rất lạnh nhưng lại ở trên cao, còn các tỉnh khác ở dưới thì lại rất nóng hoặc nhiệt độ ôn hòa.

Sông dài và chảy lượn qua lượn lại rồi đổ ra biển. Hồ thì là một hố sâu có một hình dạng gì đó(Không nhất định) chứa nước.Câu nói: Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông nghĩa là:Người ta có làm điều sai trái thì chỉ làm 1 lần để rút kinh nghiệm và sửa lỗi.

Việc con người đắp các hồ nhân tạo để làm thủy điện có những giá trị:

Lấy nước từ các hồ nước nhân tạo để tạo thành điện

22 tháng 2 2016

 

“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

cay-phuong-vi

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.

cay-phuong
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.

13 tháng 5 2020

có chép bài trên mạng không vậy ạ?