K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4

Lễ hội Cầu mùa là một trong những lễ hội lớn của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Là nghi thức cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu.

NG
12 tháng 10 2023

* Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng:

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hoá tâm linh lớn nhất ở Việt Nam; hàng năm đến ngày Giỗ Tổ và tổ chức Lễ Hội, con cháu trên mọi miền Tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên Tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc.

- Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền Thượng; phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.

+ Trong phần Lễ: từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng, đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ thay mặt cho nhân dân cả nước (năm chẵn là đồng chí nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.

+ Phần Hội: diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng, như: đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Ngoài ra còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như: Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan….

- Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và đạo lý "Ăn quả nhớ người trồng cây", các Vua Hùng cùng các nhân vật liên quan thời kỳ Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.

23 tháng 3 2023

Người dân Việt Nam có truyền thống tưởng nhớ và cúng dường những vị anh hùng, người đã có công xây dựng, bảo vệ đất nước. Các lễ hội tưởng nhớ đến các vị quan trọng như Giỗ tổ Hùng Vương, Đền Hùng đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian tại Việt Nam.

+Giỗ tổ Hùng Vương:
Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch, để tưởng nhớ và tri ân ông bố là Tổng thống đầu tiên của đất nước Văn Lang. Lễ hội này được tổ chức trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, nhưng lễ hội lớn nhất vẫn được tổ chức tại đền Hùng ở phía Bắc.

+Đền Hùng:
Đền Hùng tọa lạc trên đỉnh đồi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Co Tốt, xã Hy Cương, Phú Thọ. Đây là nơi các vua Hùng nơi cất giữ danh tính của người dân Việt Nam từ rất lâu đời. Mỗi năm, vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch, người dân Việt Nam tổ chức lễ hội Đền Hùng để tưởng nhớ các vị anh hùng, vua Hùng đã có công dựng ra nền Văn Lang - nền đất nước đầu tiên của người Việt.

Các lễ hội tưởng nhớ này mang tính quan trọng đối với người dân Việt Nam, đó cũng là dịp để người dân tôn lên truyền thống đồng bào Việt Nam cũng như giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Ngoài những lễ hội truyền thống, hiện nay các lễ hội tưởng nhớ cũng được tổ chức ở một số tỉnh thành khác trên cả nước và được đón nhận và yêu thích bởi người dân nhiều hơn.

Tham Khảo

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay còn gọi là ám tiêu san hô vòng, "đảo" san hô vòng).Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km. Mỗi tài liệu lại có một con số thống kế riêng về số lượng thể địa lí của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm, 137 "đảo-đá-bãi" (Nguyễn Hồng Thao), khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (Trung Quốc). Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km² (nguồn khác: 11 km²) do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó là quần đảo Hoàng Sa. Theo CIA, điểm cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo Song Tử Tây với cao độ 4 m so với mực nước biển ( Sân Bay Trên Đảo Hoàng Sa Lớn ) Quần đảo Trường Sa là một vi lục địa bị nhận chìm vào đầu đại Kainozoi do tách giãn lục địa Đông Nam Á, xoay chuyển và trượt dần về phía tây nam. Thềm lục địa Trường Sa là một dải địa hình tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200 m quanh đảo, sâu từ 60 đến 80 m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500 m, có nơi lên tới hơn 3.000 m. Thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500 m. Sườn của các rạn đá ngầm như đá Tây, Vành Khăn, Phan Vinh có sườn dốc gần như thẳng đứng. ( Đảo Song Tử Tây chụp từ trên cao) Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm Thám Hiểm (cụm An Bang) và cụm Bình Nguyên. ( Sinh vật ven quần đảo Trường Sa ) Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa là nơi có đa dạng sinh họccao. Ước tính có đến mười nghìn loài sinh vật sinh sống tại vùng biển Trường Sa. Theo Nguyễn & Đặng (2009), có ba trăm hai mươi chín loài san hộ thuộc sáu mươi chín chi và mười lăm họ cùng nhau tạo lập nên các rạn san hô Trường Sa. Tuy nhiên, phân bố loài san hô rất không đồng đều và chỉ tập trung vào một số họ như họ San hô lỗ đỉnh (66 loài), họ San hô não (46 loài), họ San hô khối (17 loài), họ San hô nấm (14 loài),...[27] Các hệ sinh thái rạn san hô nơi đây không chỉ là nơi cư ngụ lí tưởng cho các sinh vật biển mà còn là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản dồi dào cho toàn vùng biển Đông. ( Khai thác cá trên đảo Thuyền Chài ) Trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên (chẳng hạn phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ - khí đốt. Vào năm 1980, dân chúng trong vùng đánh bắt được 2,5 triệu tấn hải sản từ khu vực quần đảo Trường Sa.[171] Từ tháng 5 năm 2005, Việt Nam đã cho xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại bãi đá Tây; diện tích đến 2013 đã đạt 3.000 mét vuông, sở hữu trang bị hiện đại, hỗ trợ nhiều mặt cho ngư dân nước này.[172] Về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác, hiện địa chất vùng biển quần đảo vẫn chưa được khảo sát nhiều nên chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy. Tuy nhiên, Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí thiên nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn. Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa. ' + Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 ­­ đến 1130 Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau. + Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5km2 ; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1km2) gồm Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam) + Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. + Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Hoạt động khai thác tại quần đảo Hoàng Sa) + Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. + Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa) + Quần đảo Hoàng Sa là một tập hợp trên 30 đảo san hô, cồn cát, ám tiêu (rạn) san hô nói chung (trong đó có nhiều ám tiêu san hô vòng hay còn gọi là rạn vòng) và bãi ngầm thuộc biển Đông, ở vào khoảng một phần ba quãng đường từ miền Trung Việt Nam đến phía bắc Philippines. Quần đảo trải dài từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ 111°00′ đến 113°00′ Đông, có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi. Độ dài đường bờ biển đạt 518 km. Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí trên đảo Đá với cao độ 14 m (hay 15,2 m). Vùng biển Hoàng Sa trong biển Đông nằm trong vùng "xích đạo từ" + Về khoảng cách đến đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam hơn. Cụ thể, khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'B 111°12'Đ) tới đảo Lý Sơn (15°22'B 109°07'Đ) là 123 hải lý. Nếu lấy toạ độ của cù lao Ré (tên cũ của Lý Sơn) là 15°23,1'B 109°09,0'Đ từ bản tuyên cáo đường cơ sở của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Lý Sơn thu ngắn lại dưới 121 hải lí. Ngoài ra, khoảng cách từ đảo Tri Tôn này đến mũi Ba Làng An (15°14'B 108°56'Đ) thuộc đất liền Việt Nam là 135 hải lí. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo Hoàng Sa đến Lăng Thuỷ giác (Trung văn giản thể: 陵水角; bính âm: Língshuǐ jiǎo) thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc là 140 hải lí. Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lí. Nếu Trung Quốc dùng rạn đá ngầm (đá Bắc) làm chuẩn để đo đến bờ đảo Hải Nam tại Lăng Thuỷ giác thì khoảng cách là 112 hải lí, nhưng do đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới nên lí lẽ này không thuyết phục. Tại một lùm cây cao nhất trung tâm đảo Hữu Nhật có một ngôi chòi nhỏ do ngư dân Trung Quốc dựng lên. Một ngư dân Việt Nam khi qua đây đã dùng than viết lên hai chữ " VIỆT NAM '' Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải quân, lính thủy đánh bộ và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong đó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngoài ra cũng có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.

NG
12 tháng 10 2023

(*) Giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt cổ ngay từ thời văn minh sông Hồng.

- Vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Hùng Vương Ngọc Phả được soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.

- Dưới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), nhà nước đã cho xây dựng Miếu Lịch Đại Đế Vương, ngôi miếu thờ các bậc minh quân khai sáng dân tộc Việt Nam, cho rước linh vị các Vua Hùng về thờ tự.

- Cho đến hiện nay (đầu thế kỉ XXI), tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp này vẫn được người Việt duy trì. Đặc biệt, tới năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

NG
11 tháng 10 2023

Thánh địa Mỹ Sơn ( tỉnh Quảng Nam, Việt Nam):


loading...
Được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV, trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Mỹ Sơn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và cũng là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Bị ảnh hưởng rất lớn bởi văn minh Ấn Độ cả về kiến trúc lẫn văn hóa. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I, vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1999.
NG
12 tháng 10 2023

(*) Giới thiệu về dân tộc Thái

Tên dân tộc: Thái

Nhóm dân tộc địa phương: Thái Đen, Thái Trắng

Dân số: 1.820.950 (năm 2019).

Ngôn ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Ka Đai)

Đời sống vật chất:

- Ăn:

+ Lương thực, thực phẩm chính gồm: gạo nếp, gạo tẻ; thị gia súc, gia cầm, cá… trên mâm cơm hằng ngày của họ phổ biến món ớt giã trộn muối, tỏi, có rau thơm, mùi, là hành, gọi chung là chéo.

+ Ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng…

+ Người Thái có thói quen uống rượu cần; hút thuốc lào bằng điếu ống tre, nứa

- Trang phục:

+ Các cô gái Thái mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính khuy bạc, áo bó sát thân, ăn nhịp với chiếc váy vải màu thâm, hình ống; thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây; đeo dây xà tích bạc ở bên hông. Phụ nữ Thái Ðen đội khăn piêu với các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc rực rỡ.

+ Nam giới người Thái mặc quần cắt để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu; ở áo của người Thái Trắng có thêm một túi bên ngực trái; cài khuy tết bằng dây vải. Màu quần áo phổ biến là đen, có thể màu gạch non, hoa kẻ sọc hoặc trắng. Ngày lễ mặc áo đen dài, xẻ nách, bên trong có một lần áo trắng, tương tự để mặc lót. Bình thường cuốn khăn đen theo kiểu mỏ rìu. Khi vào lễ cuốn dải khăn dài một sải tay.

- Nhà ở: người Thái ở nhà sàn, dáng vẻ khác nhau:

+ Nhà mái tròn khum hình mai rùa, hai đầu mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút;

+ Nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can;

+ Nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh;

+ Nhà mái thấp, hẹp lòng, gần giống nhà người Mường.

- Phương tiện vận chuyển:

+ Gánh là phổ biến, ngoài ra gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán,

+ Người Thái dùng ngựa cưỡi, thồ hàng.

+ Ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.

Quan hệ xã hội: Cơ cấu xã hội cổ truyền được gọi là bản mường hay theo chế độ phìa tạo Tông tộc Thái gọi là Ðằm. Mỗi người có 3 quan hệ dòng họ trọng yếu:

+ ẢI Noong (tất cả các thành viên nam sinh ra từ một ông tổ bốn đời).

+ Lung Ta (tất cả các thành viên nam thuộc họ vợ của các thế hệ).

+ Nhinh Xao (tất cả các thành viên nam thuộc họ người đến làm rể).

Đời sống tinh thần:

- Cưới xin: Trước kia người Thái theo chế độ hôn nhân mua bán và ở rể nên việc lấy vợ và lấy chồng phải qua nhiều bước, trong đó có 2 bước cơ bản:

+ Cưới lên (gọi là: đong khửn) - đưa rể đến cư trú nhà vợ - là bước thử thách phẩm giá, lao động của chàng rể. Người Thái Ðen có tục búi tóc ngược lên đỉnh đầu cho người vợ ngay sau lễ cưới này. Tục ở rể từ 8 đến 12 năm.

+ Cưới xuống (gọi là: đong lông) đưa gia đình trở về với họ cha.

- Ma chay: Lễ tang có 2 bước cơ bản:

+ Pông là bước phúng viếng tiễn đưa hồn người chết lên cõi hư vô, đưa thi thể ra rừng chôn (Thái Trắng) hoặc thiêu (Thái Ðen).

+ Xống là bước gọi ma trở về ngụ ở gian thờ cúng tổ tiên ở trong nhà.

- Lễ tết: Người Thái ăn tết theo âm lịch.

- Văn nghệ: Người Thái có các điệu xoè, các loại sáo lam và tiêu, có hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú.

- Trò chơi: Trò chơi của người Thái phổ biến là ném còn, kéo co, đua ngựa, dạo thuyền, bắn nỏ, múa xoè, chơi quay và quả mák lẹ. Nhiều trò chơi cho trẻ em.