K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2017

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.[2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]

20 tháng 1 2017
Thời tiền Pháp thuộc

Quốc kỳ là lá cờ đại biểu cho chủ quyền quốc gia, xuất hiện trước tiên ở các quốc gia chủ quyền phương Tây cận đại. Trước thế kỷ 16 không tồn tại khái niệm "quốc gia dân tộc" và "chủ quyền", do đó không có quốc kỳ tượng trưng cho quốc gia chủ quyền dân tộc. Thời bấy giờ, cờ của hoàng gia hoặc hoàng đế được coi là biểu tượng chung của cả quốc gia đó.

“Tiến quân ca” cùng với lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam suốt gần 70 năm qua. Bài viết sau đây sẽ phần nào giúp các bạn hiểu thêm về nguồn gốc, cũng như giá trị lịch sử của Quốc ca, Quốc kỳ nước ta.

Nhạc sĩ Văn Cao đã sống những năm cuối đời tại một căn gác nhỏ trên phố Yết Kiêu, Hà Nội. Tại đây, người thân của ông vẫn đang lưu giữ những kỷ vật về người nhạc sĩ tài hoa, trong đó có bài “Tiến quân ca” được cất giữ như một báu vật của gia đình.

Tham gia Việt Minh, nhiệm vụ của Văn Cao là viết một ca khúc để cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng. Và “Tiến quân ca” đã ra đời vào năm 1944 và được in trên báo Độc lập do chính tác giả tự khắc bản nhạc lên phiến đá để in báo. Ngày 13/8/1945 trước khi Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhạc sĩ Văn Thao - Con trai cả của cố nhạc sĩ Văn Cao kể lại: “Ông đã nhìn thấy năm đó là năm nạn đói người chết rất nhiều, hàng ngày những xe bò đi thu nhặt xác chết và ông có một cảm xúc, một sự khơi dậy trong tình cảm, lòng căm thù vì sao mà lại có những cái cảnh này xảy ra trên đất nước mình. Vì thế, ông nghĩ là phải có một bài hát nào đó thúc giục chúng ta đứng lên”.

Còn tại một căn nhà nhỏ khác ở xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam cũng đang lưu giữ kỷ vật về một con người - ông Nguyễn Hữu Tiến, người được cho là tác giả của lá cờ đỏ sao vàng. Kỷ vật ấy là bức tranh ông Tiến phác thảo lá cờ do nhạc sỹ Văn Cao vẽ tặng.

Bà Nguyễn Thị Xu - Con gái liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến ngậm ngùi: “Khi còn đang hoạt động thì bố tôi vẽ ra mẫu cờ Tổ quốc nên bị bắt tù đầy. Rồi cụ mất lúc tôi hãy còn bé nên không gặp bố lần nào nữa. Ông Văn Cao và ông Sơn Tùng cũng về 1, 2 lần và mang cái ảnh cụ tôi vẽ ra lá cờ Tổ quốc”.

68 năm trước, ngày 17/8/1945, Tiến quân ca được cất lên giữa biển người cùng lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn lần đầu tiên xuất hiện trước cửa nhà hát lớn khi diễn ra cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh, để rồi và 2 ngày sau đó (ngày Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội), Tiến quân ca cùng cả rừng cờ đỏ xuống đường vào cái ngày đã đi vào lịch sử với tên gọi “Cách mạng tháng Tám”.

Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca cùng cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ bố cáo trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hơn một năm sau, trong Điều 3 của bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh và Quốc ca là bài Tiến quân ca.

PGS.TS. Phạm Xanh - Nhà nghiên cứu Lịch sử cho biết: “Màu đỏ của lá cờ là màu của cách mạng. Chúng ta giành lấy nền độc lập và giữ nền độc lập bằng máu của nhiều thế hệ dân tộc chúng ta. Ngôi sao vàng là màu của chủng tộc, chủng tộc da vàng, còn 5 cánh của ngôi sao là tựu chung cho sự đoàn kết của dân tộc của 5 lớp người: sĩ, nông, công, thương, binh. Và sự quy tụ đó là của khối đại đoàn kết dân tộc. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 1 năm 1946 trước đó có một số phần tử muốn thay Quốc kỳ nhưng cụ Hồ đã nói một lời kiên quyết trong kỳ họp thứ 2 đó rằng quyền đó không phải là quyền của Quốc hội mà là quyền của 25 triệu người dân Việt Nam. Chỉ khi 25 triệu người dân Việt Nam quyết định thay lá cờ, thay quốc ca thì Quốc hội mới có quyền thay”.

Và sau khi đất nước được thống nhất, mặc dù trong các bản Hiến pháp năm 1959 và 1980 chỉ quy định rõ Quốc kỳ mà không quy định rõ về Quốc ca, nhưng trong phiên họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất vào năm 1976, nhạc và lời của bài Tiến quân ca vẫn được Quốc hội quyết định là Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

68 năm kể từ ngày nước Việt Nam có Quốc ca và Quốc kỳ, bài Tiến quân ca và lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với dặm đường trường chinh dân tộc Việt Nam. Và gần đây, dù có một vài ý kiến đề nghị thay đổi lời của bài Quốc ca, nhưng lời của bài Tiến quân ca thúc giục người Việt Nam tiến lên vì Tổ quốc và lá cờ đỏ sao vàng “in máu chiến thắng mang hồn nước” vẫn tiếp tục được quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giống như bản Hiến pháp hiện hành.   
28 tháng 1 2018

-Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòavà sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương.

-Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Ai trong chúng ta cũng đã từng được hát Quốc ca dưới lá cờ đỏ sao vàng và với mỗi người dân Việt Nam, chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc. Trong một ngày lễ đặc biệt, ngày độc lập, tự do của mỗi người dân Việt, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị thời đại của Quốc ca, Quốc kỳ vẫn luôn tỏa sáng, thể hiện khát vọng, niềm tin yêu hòa bình, hướng tới tương lai của dân tộc Việt Nam.

Lắng đọng trong tim mỗi người, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay cùng nhịp quân hành hùng tráng đã thắp lên tình cảm thiêng liêng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong tim mỗi người Việt Nam.

Năm 1941, người chiến sỹ cách mạng Nguyễn Hữu Tiến đã có những phác họa đầu tiên hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam, lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của năm tầng lớp nhân dân Việt Nam. Và đến năm 1944, Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao ra đời với âm nhạc hào hùng đã cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng Việt Nam lúc đó.

Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân tại Tân Trào đã quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng năm cánh, chọn bài "Tiến quân ca" làm Quốc ca - một sự lựa chọn mang tính lịch sử của dân tộc.

PGS.TS Phạm Ngọc Anh - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: "Trong quốc dân Đại hội Tân Trào chúng ta chọn Quốc kỳ, Quốc ca là sự lựa chọn thể hiện truyền thống của dân tộc Việt Nam, thứ hai thể hiện tầm nhìn lâu dài của Đảng, của Bác Hồ chúng ta. Sự lựa chọn Quốc kỳ, Quốc ca không phải là sự lựa chọn trong thời điểm nhất định bởi vì Quốc kỳ, Quốc ca là những gì mang tính thiêng liêng, nó thể hiện chủ quyền, mong muốn, khát vọng, tâm nguyện, ý muốn của cả dân tộc".

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 rồi đến những năm kháng chiến trường chinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay cùng với giai điệu hào hùng của Quốc ca Việt Nam đã cổ vũ tinh thần để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam làm nên những chiến thắng vẻ vang, đưa non sông thu về một mối.

70 năm qua, âm vang của bài Tiến quân ca, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng vẫn đang và mãi là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: "Khi trông thấy lá cờ đỏ sao vàng, Việt Nam muôn người như một, phải nói là có một cái cảm tưởng hết sức thiêng liêng và đấy chính là sự hội tụ sức mạnh của dân tộc".

Thiếu tướng Vũ Quang Đạo - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự cho biết: "Chính lá cờ đỏ sao vàng và bài Tiến quân ca ấy, nội dung của nó, giai điêu của nó, màu sắc của nó đã phản ánh toàn thể ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta và có lẽ vì vậy suốt 70 năm qua, lá cờ đỏ sao vàng và Tiến quân ca đã trở thành ngọn cờ, trở thành lời ca thúc giục quân và dân ta dành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến và cho đến hiện nay, trong bảo vệ xây dựng Tổ quốc ".

Dù ở đâu, là địa đầu Tổ quốc hay giữa ngàn khơi sóng gió, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay giữa bầu trời xanh thẳm. Chúng ta, mỗi người con đất Việt hát chung một câu hát, hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng- đó là niềm tự hào dân tộc, niềm tin yêu Tổ quốc.

^^ Mình trả lời đại thui có j sai thì mong bn thông cảm ^^

8 tháng 2 2017

Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 nǎm và người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".

Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".

Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".

Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."

Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...

Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.

29 tháng 1 2018

Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 nǎm và người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".

Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".

Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".

Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."

Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...

Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.

5 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Chào Tom, cậu vẫn khoẻ chứ? Tớ đã nhận được thư của cậu vào sáng nay. Nghe cậu giới thiệu về nước Nga xinh đẹp với những cánh rừng bạch dương ngút ngàn, những cánh đồng tuyết rộng lớn mà tớ háo hức được đặt chân đến đấy biết bao. Không biết bao giờ mình mới có cơ hội gặp nhau, vậy để tớ dẫn cậu tham quan một vòng đất nước Việt Nam xinh đẹp của tớ nhé.

   Địa đầu đất nước Việt Nam thân yêu của tớ là vùng núi hùng vĩ phía Bắc. Nhứng ngọn núi cao chót vót là nơi định cư của đồng bào các dân tộc thiểu số với những nét đặc sắc văn hoá. Cậu sẽ được đi trên những con đường quanh co, ngắm nhìn những đám mây bay sát trên đầu, cảnh tượng như mình đang được đi vào chốn thần tiên. Vùng núi phía Bắc Việt Nam nổi tiếng với các địa danh như Sa Pa- thành phố trong mây, địa đầu Lũng Cú, thác Bản Dốc,… Tom à, cậu đã bao giờ nghe đến địa danh Điện Biên Phủ chưa, nơi mà dân tộc tớ đã anh dũng chiến đấu để đánh thắng giặc Pháp đấy. Có dịp nào sang Việt Nam câu hãy ghé thăm nơi ấy nhé, đến đấy cậu sẽ biết được một dân tộc nhỏ bé đã quật cường như thế nào trước một đội quân hùng mạnh để bảo vệ được những tấc đất của quê hương.

   Tạm biệt vùng núi phía Bắc với những đám mây bồng bềnh có thể chạm vào tay, cậu hãy đến với thủ đô Hà Nội nhé. Nét văn hoá Tràng An vẫn còn thấm đẫm trong từng tấc đất, ngọn cỏ nơi đây. Cậu sẽ thấy một Hà Nội phát triển với những toà nhà chọc trời nhưng vẫn còn những nét văn hoá truyền thống ở những khu phố cổ nổi tiếng. Đó là Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng với những mặt hàng quen thuộc. Cậu cũng nhớ ghé thăm lăng Bác Hồ kính yêu của dân tộc tớ, cùng thưởng lãm nghi lễ chào cờ và hạ cờ mỗi ngày ở Lăng Bác để có thể cảm nhận được sự tôn kính đối với vị cha già dân tộc Việt Nam. Cậu cũng nhớ ghé qua Hồ Tây, Hồ Gươm, làng gốm Bát Tràng và cả làng cổ Đường Lâm nữa, tới đấy cậu sẽ hiểu văn hoá Tràng An là như thế nào.

 

   Tạm biệt Hà Nội, cậu hãy đến với Ninh Bình, một vùng đất giàu có di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Cậu hãy đi Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, cố đô Hoa Lư, cảnh đẹp non sông của một vùng đất nhiệt đới với những hang động, núi non, sông nước xanh ngắt một màu sẽ hiện ra trước mắt cậu. Hãy nói cho tớ biết cảm nhận của cậu nhé.

   Đi dọc theo miền Trung đất nước, cậu hãy ghé chân vào đất Huế, mảnh đất được xem là người con gái tuổi đôi mươi dịu dàng thướt tha của Việt Nam. Lăng tẩm vua chúa thời nhà Nguyễn vẫn còn được lưu giữ khá đầy đủ, cậu sẽ được trải nghiệm những giá trị văn hoá đặc sắc mà không có ở nơi nào khác. Việt Nam quê tớ luôn tự hào với thành phố Đà Nẵng- thành phố đáng sống nhất ở nơi đây. Những bãi biển xanh mướt trải dài, một thành phố văn minh và hiếu khách. Cậu nhớ đi thăm Bà Nà Hill, cầu Vàng, cả cầu khoá tình yêu nữa, cậu sẽ hiểu vì sao đây là thành phố mọi người đều mong muốn được đặt chân đến ít nhất một lần trong đời.

 

   Tom à, cậu đã đi qua được 2/3 đất nước Việt Nam rồi đấy. Giờ đây cậu hãy đến Thành phố Hồ Chí Minh- thành phố mang tên vị cha già của dân tộc, nơi được ví như là hòn ngọc viễn Đông của khu vực. Cậu sẽ thấy một thành phố phát triển mạnh mẽ, mọi thứ ở đây không hề kém cạnh với những thành phố lớn khác trên thế giới. Điều khiến cậu thích thú ở vùng đất phía Nam này đó là chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh sầm uất không xa thôi, những vùng đất với vựa trái cây nhiệt đới khổng lồ ở các tỉnh sẽ làm cậu không muốn rời chân đi. Nào là chôm chôm, măng cụt, xoài, sầu riêng,… những loại quả nhiệt đới sum suê, thích mắt. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long này nổi bật nhất là hình thức kinh doanh trên ghe thuyền mà mọi người thường gọi là chợ nổi. Cậu hãy mua một ít quà mang về cho gia đình và bạn thân của cậu ở đây nhé.

   Vậy là tớ đã dẫn cậu đi một vòng đất nước Việt Nam thân yêu rồi đấy. Dù không thể kể ra được hết những cảnh đẹp ở đây nhưng với những gì tớ giới thiệu hi vọng cậu sẽ có một chuyến đi thú vị và đáng nhớ. Hãy nói cho tớ biết cảm nhận của cậu nhé. Tớ mong sớm nhận được thư của cậu. Tạm biệt và hẹn gặp lại cậu ở lá thư sau.

Love

 

5 tháng 10 2021

tham khảo ạ :

Bạn Komako thân mến!

Tớ tên là Nguyễn Nhật Linh học sinh lớp 7 tớ đến từ đất nước Việt Nam. Tuần vừa qua tớ được du ngoại cùng đất nước bạn với nhiều ấn tượng đẹp và đáng nhớ nhưng chỉ là qua màn ảnh nhỏ.

Tớ ao ước rằng một ngày gần đây tớ sẽ được đến thăm đất nước đất nước Nhật Bản thân yêu của bạn để được trượt trên nền tuyết trắng, được khoác trên mình bộ kimono duyên dáng của đất bạn. Được thưởng thức cái lạnh buốt giá.

Bạn Komako thân mến!

Đất nước Việt Nam của tớ là có hình chữ S với khí hậu ôn đới. Một năm có bốn mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu khá ấm áp và dễ chịu.

Mùa xuân là mùa của những lễ hội và vui chơi. Mùa của cây cối trăm hoa đua nở, vươn trồi nẩy lộc, mùa của những tuổi trẻ và tình yêu con người căng tràn sức sống. Mùa thu với cơn gió heo may với gió se se lạnh làm cho con người ta như muốn hít thở tất cả vào lòng. Mùa của lá vàng rụng đầy đường phố cả thành phố như tràn ngập sắc vàng.

Mùa hè là mùa của du lịch vì đất nước tớ bao bọc xung quanh đều là biển cả. Mùa đông ở đây không quá lạnh, là mùa của những lễ cưới con người như chờ đợi từng ngày để đến mùa đông sưởi ấm cho nhau. Mùa hạ với cái thời tiết khô hanh, màu của những cơn mưa rào trời như đổ nước xuống tưới tiêu cho hoa màu xanh mơm mẩn.

Bạn Komako thân mến!

Đất nước tớ là một đất nước rất giàu và đẹp bạn à. Có rất nhiều những khu du lịch đã được unetco công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Phố Cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế……

Nếu có dịp bạn sang Việt Nam tớ sẽ sẵn sằng làm hướng dẫn viên du lịch cho bạn. Chúng ta sẽ có cuộc vi hành từ Bắc vào Nam. Điểm đầu tiên chúng ta dừng chân đó sẽ là quê hương của người Bác kính yêu của đất nước tớ đó là Nghệ An. Tớ muốn bạn biết rằng tuy Bác là một vị lãnh tụ của đất nước nhưng Bác vẫn có cuộc sống giản dị mà thanh cao.

Điểm tiếp theo chúng ta đến sẽ là Huế mộng mơ. Bạn sẽ được ngắm dòng sông hương lặng lờ trôi nó đang vươn mình chuyển hướng nhưng không hề có một tiếng động nào cả. Vẫn cứ im lìm lặng yên. Rồi những cô gái Huế mặc áo tím thủy chung với giọng Huế ngọt ngào dễ đi và lòng người.

Và điểm ta không thể bỏ qua đó là Đà Nẵng với cái tên thành phố đáng sống. Bạn sẽ được nằm dài dưới bãi biển Mỹ Khê cát trắng, ngắm nhìn những lớp sóng xô bờ. Điểm đến cuối cùng đó là Hội An. Với những phố cổ dài, kiến trúc hoàn mĩ không chê vào đâu được, con người ở đây bình yên lặng lẽ.

Việt Nam quê tớ còn nhiều thứ đẹp lắm tớ sẽ giới thiệu bạn dần dần. Có lẽ bạn đã hình dung được một phần đất nước Việt Nam của tớ và hiểu vì sao con người Việt Nam cần cù và anh dũng lại yêu quê hương đất nước mình đến thế.

Dân tộc Việt Nam rất cởi mở và hiếu khách. Chúng tớ sẵn sằng giang rộng đôi tay kết bạn với bạn bè trên toàn quốc và hợp tác để xây dựng cuộc sống hòa bình trên thế giới.

Thư đã dài tớ xin dừng bút tại đây. Chúc bạn và gia đình luôn bình an hạnh phúc. Tạm biệt bạn!

Thân ái chào bạn

kí tên 

Những tia nắng dịu mát của buổi bình minh như theo em vào đến trường. Hôm nay là ngày thứ hai, mới sáng sớm mà học sinh tụ tập đầy cả sân trường để chuẩn bị làm lễ chào cờ. Lúc này sân trường nhộn nhịp hẳn lên

Tiếng cười nói râm ran. Trước dãy lớp gần nơi làm lễ, các bạn trực nhật đang sắp xếp lại các dãy bàn ghế thầy cô đến ngồi dự lễ. Giữa sân là một cột cờ thẳng cao khoảng mười thước được sơn trắng. So với những ngày trong tuần, hôm nay sân trường trở nên sạch sẽ hơn, có lẽ bác bảo vệ đã chuẩn bị quét từ sáng sớm.

Bỗng một hồi trống vang lên, không ai bảo ai, tất cả học sinh đều chạy ngay đến chỗ lớp mình để xếp hàng ngay ngắn. Bạn lớp trưởng đứng ra chỉ huy. Sân trường bớt đi phần ồn ào và dường như rộng hẳn ra. Hàng ngũ thẳng tắp trông chẳng khác nào một doanh trại đang tập hợp binh lính thật nghiêm túc và trật tự. Các lớp trưởng đến báo cáo về sĩ số của lớp mình. Trong lúc này, thầy cô lần lượt đến ngồi vào các dãy ghế. Hôm nay thầy cô nào cũng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên sau một ngày chủ nhật nghỉ ngơi thoải mái. Những tà áo dài đủ màu sắc thật thướt tha của các cô như tô điểm thêm cho buổi lễ sinh động hơn, đẹp mắt hơn. Rồi một tiếng hô: “Nghiêm” thật to của bạn chỉ huy liên đội khiến tất cả trở nên im lặng. Tất cả hướng về phía cột cờ, buổi lễ chào cờ bắt đầu. Lá quốc kỳ được kéo lên bay phần phật trong gió. Tiếng hát của bài quốc ca trầm hùng bay cao bay xa khiến em tưởng như tiếng bước chân dồn dập của đoàn quân ta ngày nào thật oai hùng tiến ra mặt trận. Trên đỉnh cột cờ lá Quốc kỳ đang lượn mình theo gió, dưới sân trường bài Quốc ca hùng tráng đang hòa vào không gian. Tất cả học sinh hát thật to, hát thật say sưa bằng tất cả trái tim, tất cả tấm lòng theo lời ca tiếng hát ấy. Dường như trong lời ca tiếng hát ấy em hình dung được nỗi nhọc nhằn gian lao cũng như những hy sinh mất mát của các anh chiến sĩ đã ngã xuống tô thắm cho màu cờ thêm đỏ. Chiến tích của các anh hùng liệt sĩ đã quyện trong lời ca thắm vào lá Quốc kỳ.

Bài Quốc ca chấm dứt, thầy hiệu trưởng có vài lời nhận xét và nhắc nhở học sinh. Trong bầu không khí thật yên tĩnh, tiếng thầy vang lên nghe thật rõ và ấm áp làm sao ấy. Lời dặn dò như một người cha ân cần giáo dục con cái. Chúng em như uống từng lời giáo huấn ấy, dặn lòng cố thực hiện thật tốt những điều thầy đã phổ biến. Một cơn gió thoảng qua, những chiếc lá me, lá phượng li ti bay bay rơi nhẹ trên tóc của học sinh đang ngồi dưới sân. Đây đó trên cành vài con chim đùa giỡn hót líu lo. Dường như chúng muốn chia sẻ niềm vui với chúng em được thầy hiệu trưởng khen lớp có kỷ luật tốt và học tốt nhất trong tuần vừa qua.


 

13 tháng 10 2021

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã.

Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi.

Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay.

Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

^HT^

23 tháng 10 2021

TK:

Là con người Việt Nam, đã chứng kiến trang sử ngàn năm đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ bờ cõi Tổ quốc, độc lập, có những nền văn hóa, truyền thống không giống các nước láng giềng. Đó là vì những sự hi sinh xương máu, giành độc lập của biết bao anh hùng, chiến sĩ, cha ông ta để tô thắm màu cờ, nhắc nhở chúng ta rằng dù có thời bình, chúng ta phải quyết liệt bảo vệ lãnh thổ, giang sơn, bờ cõi. Những câu nói, dẫn chứng ấy đã chắc nịch tuyên bố rằng: :"chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam ta, từ đời Vua Hùng, Âu Lạc cho đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung,..đến thời lịch sử chống đế quốc cao cả thiêng liêng, đưa cả dân tộc Việt Nam bước ra ải đày thuộc địa, nô lệ, mà cái tên thiêng liêng Hồ Chí Minh mà con cháu đời sau luôn ghi nhớ. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên- Sông núi nước Nam cũng hùng hồn khẳng định chân lí ở 2 câu thơ đầu:

                                   " Sông núi nước Nam vua Nam ở "

                                   " Rành rành định rõ ở sách trời "

Ngày nay, Việt Nam ta đang trên quan hệ rất tốt với nhiều qg trên thế giới, tất cả những xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải, chúng ta đều nhẹ nhàng bỏ qua, ko dùng vũ lực như các nước phương Tây mà đều kêu gọi, yêu cầu bằng công việc ngoại giao, nhắc nhở. Đó là sự khôn khéo, sắc sảo mà Việt Nam dùng từ xưa đến nay để thu phục những kẻ hiếu chiến. Vấn đề nóng nhất từ trước đến nay vẫn là việc xâm phạm lãnh hải trên biển Đông, khu vực biển hợp pháp cảu nước ta. Cá nhân em thấy rất phẫn nộ về việc này. Là học sinh, em sẽ học thật giỏi, biết yêu quê hương đất nước nhiều hơn và có quyền tự hào về trang sử của dân tộc mình, có thể mở một buổi ngoại khóa về luận biện, phản biện, về chủ quyền, lãnh thổ và về lòng yêu nước....Những việc làm nhỏ như vậy cũng có thể truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác. Chúng em là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, sẽ hứa ko phụ sức thầy cô cha mẹ và quê hương để phát triển xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

9 tháng 10 2016

     " Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành."

   Việt Nam chúng ta không thiếu những phong cảnh đẹp đặc biệt là con người. Mỗi một nơi đều khoác trên mình vẻ đẹp. Quê hương tôi, với cánh đồng bát ngát thằng cánh cò bay hay những ngọn núi cao hùng vĩ tựa như công lao của cha, nước biển bao la một màu xanh tựa như tình yêu của mẹ. Bạn có biết không? quê hương, đất nước tôi không chỉ đẹp ở phong cảnh mà còn đẹp ở phẩm chất con người. Đâu chỉ có thế, những trang giấy lịch sử vẫn còn in mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đặc sản quê hương tôi cũng không kém các nước khác. Hương vị của mỗi nơi đều khác nhau. Người con gái Tuyên Quang hay Huế đều là những người con gái được trời ban cho làn da trắng như trứng gà bóc. Hay người con gái Hà Nội duyên dáng,... Nói về đất nước tôi thì nhiều thiên nhiên đẹp vô cùng, bạn hãy đến quê hương tôi đi, nó đẹp lắm. Vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên ban tặng cho người dân chúng tôi.

Chúc bạn học tốt!

9 tháng 10 2016
Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2016 Sac-lơ  thân mến! 

Mình là Hoàng Ngọc Tường, học sinh lớp 7, một công dận nhỏ tuổi của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mình rất thích xem chương trình giới thiệu về đất nước của các bạn thiếu nhi thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Tuần qua, sau khi theo chân bạn du ngoạn khắp nước Pháp, thưởng thức vẻ đẹp; tuyệt vời của bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên đất nước bạn (tất nhiên là qua màn ảnh nhỏ), mình ao ước rằng một ngày nào đó, mình sẽ được chụp ảnh cùng bạn trước tháp Ep-phen hay Khải hoàn môn của Pa-ri hoa lệ – kinh đô Ánh sáng chậu Âu. Tự nhiên, có một điều gì đó thôi thúc mình viết thư làm quen với bạn và thông qua đó giới thiệu về Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của mình.

 Sac-lo thân mến! Tổ quốc mình là bán đảo hình chữ s nằm bên bờ biển Đông bao la sóng vỗ. Phương Bắc một năm chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu đông. Còn phương Nam chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Bầu trời nơi đây quanh năm chan hòa ánh nắng.Mùa xuân phương Bắc của đất nước mình là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Màu hồng tươi của hoa đào trải dài từ những triền núi cao Tây Bắc, Việt Bắc đến Thủ đô Hà Nội và châu thổ sông Hồng. Bên sắc hồng của hoa đào là sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ, Cùng hàng trăm màu sắc của biết bao loài hoa khác, dệt nên tấm thảm rực rỡ, lung linh. Nếu lắng tai nghe, bạn sẽ thấy ngoài tiêng chim lảnh lót trong vòm lá mướt xanh còn có cả tiếng rù rì của đàn ong bay đi tìm mật cùng rung động nhè nhẹ mơ hồ của những cánh bướm non vờn quanh bông hoa vừa hé nởXuân qua, hè tới. Tiếng ve ngân ran ran. Hoa phượng nở đỏ rực sân trường báo hiệu một năm học kết thúc. Kì nghỉ hè đầy ắp niềm vui đang chờ đón chúng mình. Trong đầm, hoa sen nở rộ, mùi hương ngào ngạt theo gió bay xa. Những đêm hè gió nồm nam mát rượi thổi lồng lộng trong lũy tre ven làng, tạo ra âm thanh kẽo kẹt đều đều như tiếng võng đưa. Dưới ánh trăng rời rợi sáng, cảnh vật . trở nên thơ mộng lạ thường! Làng xóm, cánh đồng, đòng sông, con đường… đều tràn ngập ánh trăng. Sac-lo thân mến! Đất nước Việt Nam yêu dấu của mình còn có nhiều danh lam thắng cảnh. Địa đầu Tổ quốc có Sa Pa được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất, một ngày có đủ bốn mùa. Cao Bằng với hang Pác Bó, suối Lê-nin, núi Các Mác… nơi Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của giai cấp phong kiến và thực dân xâm lược. Cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, nơi chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Phú Thọ với 99 ngọn núi giống như 99 con voi quay đầu về đất tổ Hùng Vương với bạt ngàn Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Bắc Ninh – xứ sở của dân ca quan họ, của chùa Bút Tháp, tranh Đông Hồ.Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong những kì quan của thế giới. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật với Chùa Một Cột, với đài Nghiên, tháp Bút trước cửa đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Gươm. Nơi đây có truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm báu mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn đế đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Hà Nội còn có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử. Dọc đường vào Nam, dải đất miền Trung non nước hữu tình đẹp như tranh họa đồ. Nghệ An, Hà Tĩnh có núi Hồng, sông Lam. Quảng Bình có động Phong Nha được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Cố đô Huế với đền đài, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… cổ kính trang nghiêm, trầm mặc. Dòng Hương Giang lờ lững trôi xuôi, bồng bềnh những con thuyền nhè nhẹ mái chèo khua nước, hòa cùng tiếng hò mái nhi, mái đẩy văng vẳng lúc chiều buông hay trong đêm thanh vắng. Những thiếu nữ nón bài thơ trắng che nghiêng, tà áo dài tím phất phơ trước gió, giọng nói ngọt ngào, sâu lắng… Tất cả tạo nên nét đẹp Huế không nơi nào có được. Qua đèo Hải Vân – đệ nhất hùng quan là tới miền đất Quảng với Ngũ Hành Sơn, với phố cổ Hội An nổi tiếng, quanh năm dập dìu du khách bốn phương. Dọc theo quốc lộ I, những rừng dừa Tam Quan, Bình Định bạt ngàn ven biển. Tiếng gió vi vu hòa cùng tiếng sóng tạo thành những bài ca bất tận. Vào đến Nha Trang, dừng chân một vài ngày ở thành phố biển êm đềm để được tắm mình trong làn nước  
trong xanh, ngả lưng trên bờ cát trắng tinh khôi thì quả là diễm phúc! Sài Gòn – tức thành phố Hồ Chí Minh một thời đã từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Đây là một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn có nhịp sông sôi động nhất nước. Sài Gòn có bến cảng Nhà Rồng, nơi ghi dấu bước chân người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Có hãng tàu Ba Son gắn với tên tuổi người công nhân cộng sản lão thành Tôn Đức Thắng… Sài Gòn cũng là nơi kết thúc vẻ vang chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quét sạch bóng quân xâm lược Mĩ, lật nhào chính quyền bù nhìn bán nước hại dân; thống nhất non sông Việt Nam về một mối. Giờ đây, thành phố mang tên Bác đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Từ Sài Gòn xuống miền Tây Nam Bộ, trước mắt du khách là một màu xanh mỡ màng của lúa, của những vườn cây trái sum suê. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là vựa lúa, vựa cá, vựa trái cây của cả nước. Không thể nào kể hết tên những đặc sản của vùng đất mỡ màu này: gạo Nàng thơm cần Đước, dưa hấu Long Trì, dừa Bến Tre, nhãn lồng Vĩnh Kim, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm Cái Bè, xoài cát Hòa Lộc… Quả là Tạo hóa đã hào phóng ban cho con người quá nhiều của ngon vật lạ! Bạn Sác-lơ thân mến! Việt Nam còn là xứ sở của những lễ hội tưng bừng quanh năm. Trong những lễ hội này, người dân cầu mong trời đất, tổ tiên mang lại những điều may mắn và đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với những bậc tiền bối có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Mình có thể kể ra đây một vài lễ hội lớn như giỗ tố Hùng Vương, lễ hội làng Gióng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Đức Thánh Trần… ở miền Bắc, lễ hội Tây Sơn ồ miền Trung, lễ hội chùa Bà Đen ở Tây Ninh, lễ đâm trâu, lễ đua voi ở Tây Nguyên… Đủ các nghi thức, màu sắc, tín ngưỡng của các dân tộc anh em cùng chung sống trên dải đất này. Giữa mùa thu cố Tết Trung Thu dành cho trẻ nhỏ. Chúng mình được ăn bánh Trung Thu, thứ bánh chỉ xuất hiện một lần trong năm và được rước đèn, phá cỗ dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm rằm tháng tám, trong tiếng trống ếch, tiếng trống múa lân rộn ràng khắp các ngả đường. Nếu bạn đến Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được chứng kiến những tục lệ tốt đẹp có tự bao đời của người Việt Nam như tục cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết bằng bánh chưng, bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ sáu; tục C011 cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu. Mọi người chúc nhau đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới. Mình sẽ kể cho bạn nghe sự tích bánh chưng, bánh giầy và nhiều chuyện lí thú khác liên quan đến cái Tết thiêng liêng này. Sac-lo thân mến! Đất nước Việt Nam đẹp đến mức như một nhà thơ đã tự hào khẳng định: Có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
Như sông, như núi, như người Việt Nam ?! Có lẽ bạn đã hình dung được một phần nào về Tổ .quốc yêu dấu của tôi và hiểu được vì sao mà con người Việt Nam cần cù, anh dũng lại yêu quê hương, đất nước mình đến thế! Dân tộc Việt Nam rất cởi mở, thân thiện và hiếu khách. Chúng tôi sẵn sàng giang rộng vòng tay, kết bạn với các dân tộc khác trên thê giới, đoàn kết xây dựng cuộc sống hòa bình. Khi nào bạn cùng gia đình có dịp sang thăm Việt Nam, mình sẵn sàng làm người hướng dẫn nhiệt tình trong suốt cuộc hành trình chắc chắn là đầy lí thú. Thư đã dài, mình dừng bút ở đây, hẹn bạn thư sau! Chúc bạn cùng gia đình một năm mới với nhiều điều may mắn! Thân ái chào bạn!