K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2017

- Hình thể hẹp ngang kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Phía bắc giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía đông là Biển Đông .

- Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộvới Tây Nguyên là cửa ngõ thông ra Biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên.

- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Năng, Trường Sa thuộc Khánh Hoà, đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.

18 tháng 12 2020

Đồng bằng sông Hồng

Vị trí địa lý

          Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

          Địa hình:

          - Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

          - Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

          Khí hậu:

          - Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.

          Tài nguyên khoáng sản:

          - Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên  đá vôi  ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

          Tài nguyên biển:

          - Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.

          - Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...

          Tài nguyên đất đai:

          - Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.

          - Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.

          - Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.

          Tài nguyên sinh vật:

          - Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.

2 tháng 1 2022

KINH tế của duyên hải nam trung bộ ;

Khó khăn của vùng là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế.

Sản lượng lương thực bình quân là 281,5 kg/người, thấp hơn mức trung bình cả nước (463,6 kg/người, năm 2002).

Những cánh đồng hẹp ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.

Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.

 

2 tháng 1 2022

THAM KHẢO 

kinh tế của đồng bằng sông hồng :

 

Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng Nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

1. Công nghiệp

Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hình 21.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Đổng bằng sông Hồng (%)

Giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

Hình 21.2. Lược đồ kinh tế Đồng baefng sông Hồng

Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.

Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như : vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh, v.v.

2. Nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

   + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

   + Đất phù sa màu mỡ.

- Tình hình phát triển:

   + Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

   + Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

    + Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đồng, khoai tây, su hào,...vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

Bảng 21.1. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long và cả nước (tạ/ha)

 

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Đồng bằng sông Hồng

44,4

55,2

56,4

Đồng bằng sông Cửu Long

40,2

42,3

46,2

Cả nước

36,9

42,4

45,9

* Chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển;

+ Cơ sở thức ăn phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

-Tình hình phát triển: 

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước.

+ Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủ sản đang được phát triển.

3. Dịch vụ

Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng.

Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. Đồng bằng sông Hồng có nhiểu địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà,...

Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh ờ Đồng bằng sông Hồng.

Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta.

 

 

tl ; d nha

24 tháng 12 2021

Đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửa long ! ( mình lớp 4 còn biết )