K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2018

Đặc điểm: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Thành tựu chính:

Khoa học cơ bản: Có những bước nhảy vọt trong các ngành Toán học, Vật lý học, Sinh học... Con người đã ứng dụng vào cải tiến kĩ thuật, phục vụ sản xuất...

Công nghệ: phát minh ra những công cụ sản xuất mới, những vât liệu mới, công nghệ sinh học với những đột phá trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào... Công nghệ thông tin cũng phát triển mạnh mẽ...

29 tháng 2 2016

-   Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ :

 Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ về kĩ thuật và công nghệ.

 Từ những năm 70, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ, cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Vì thế cuộc cách mạng này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

  -  Những tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ :

Tích cực: Tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người, còn tạo nên sự thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

Tiêu cực: Tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, tai nạn giao thông, các dịch bệnh mới, các loại vũ khí có sức hủy diệt lớn…

20 tháng 1 2017

Đáp án A

Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cách mạng khoa học – kĩ thuật chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), vật liệu mới với những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học.

14 tháng 3 2018

Đáp án C

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

- Trong cách mạng KH - KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay.

- Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH - KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí,... cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử,...

13 tháng 6 2018

Đáp án D

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

-  Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay,

-  Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vựC. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH – KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, …cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử

18 tháng 1 2019

Đáp án D

Nếu như ý nghĩa then chốt nhất của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật là thay đổi một cách căn bản các nhân tố sản xuất thì ý nghĩa then chốt của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ với sự sáng tạo ra thế hệ máy tính điện tử mới, nguyên liệu mới, năng lượng mới, vật liệu mới,…Giảm lao động chân tay đến tối đa, tăng lao động trí tuệ..

 Đặc trưng của văn minh tri thức -  trí tuệ là điều khiển học thông qua tự động hoá, chương trình hoá.  Động lực phát triển là những bước đại nhảy vọt về năng suất lao động thông qua sức sáng tạo “thần kỳ” của trí tuệ (của lao động trí óc đầy phiêu lưu, nhưng cũng đầy sáng tạo). Đời sống vật chất cao, xã hội thoáng cởi mở, con người xa rời truyền thống để sống độc lập hơn, tự do hơn

7 tháng 11 2018

Đáp án A
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa tới sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 của thế kỉ XX.…

15 tháng 6 2017

Đáp án C

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa

11 tháng 5 2017

Đáp án D

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 1 (thế kỉ XVII - XVIII): các phát minh chủ yếu từ thực tiễn sản xuất.

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay): khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học gắn liền với kỹ thuật, mở đường sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

9 tháng 6 2018

Đáp án: B