K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2019

haha. bạn thử chưa

28 tháng 2 2019

??????????????????????????????????????????? :D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Em không học tốt môn Toán. Các bài học cô giáo giảng trên lớp đôi khi em không theo kịp. Điều đó dẫn đến em bị hổng rất nhiều kiến thức và ngày càng tự ti hơn. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, em đã cố gắng nói ra cho cô giáo. Ngay sau đó, cô đã dành các buổi tự học để hướng dẫn riêng cho em các phần em không hiểu. Thật tốt là sau đó, em đã cải thiện được điểm số môn Toán của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.

- Căn cứ: Thông qua lời thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó” …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du nằm ở sự sắc sảo, tinh tế của từ ngữ, những hình ảnh sống động được miêu tả qua những câu thơ vừa ý nghĩa vừa hài hòa. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng đặc biệt trong kho tàng văn học Việt Nam ta.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vì:

+ Mở bài đã nêu ra được vấn đề xã hội cần bàn luận.

+ Thân bài: đã trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết.

+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.

6 tháng 5 2021

tk

Khi Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo) xuất hiện trên văn đàn (1941) thì văn học hiện thực phê phán đã qua một thời kỳ phát triển rực rỡ. Là người đến muộn, nhưng Nam Cao đã tự khẳng định mình bằng những khám phá nghệ thuật mới mẻ, đem đến cho văn học đương thời một tiếng nói riêng đặc sắc.

Hơn năm mươi năm đã trôi qua, tác phẩm Chí Phèo ngày thêm được khẳng định, được khám phá từ những góc độ mới mẻ và chắc chắn sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lịch sử văn học Việt Nam như một tác phẩm ưu tú.

Dưới một ngọn bút tài hoa, linh hoạt, giàu biến hoá: khi kể, khi tả, khi sắc lạnh tàn nhẫn, lúc hài hòa bỡn cợt, lúc trữ tình thắm thiết, khi triết lý sắc bén, khi quằn quại đau đớn. cuộc sống cứ hiện lên với biết bao tình huống, bao cảnh ngộ, bao chi tiết sống động. Đôi khi, chỉ một cử chỉ, một lời nói, một phác thảo đơn sơ. mà hiện lên một chân dung, lộ nguyên hình một tính cách. Cứ thế, tác phẩm tạo nên một sức lôi cuốn hấp dẫn từ dòng đầu tiên cho đến dòng kết thúc. Gấp sách lại rồi, ta vẫn bị ám ảnh không thôi bởi tiếng kêu cứu của một con người bị tước mất quyền làm người. Một tiếng nói khát khao muốn trở về lương thiện nhưng bị chặn đứng ở mọi nẻo, và một kết thúc bi thảm đắng cay.

"Bi kịch của một con người bị khước từ quyền làm người" đó là chủ đề xuyên suốt toàn bộ hình tượng của tác phẩm, được nhà văn đặt ra như một tiếng kêu cứu thảm thiết, bức xúc, tạo nên giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm Chí Phèo.

Khác với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời, trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao không đi sâu miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng khốn khổ. của người nông dân, mặc dù trong thực tế, đó cũng là một hiện thực phổ biến. Nam Cao trăn trở, băn khoăn suy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc, bức xúc hơn cả đói rét bần cùng, đó là hiện thực về sự tha hóa, một mối đe dọa thảm khốc trong xã hội đương thời; về nhân phẩm bị vùi dập, chà đạp bởi cả một guồng máy thống trị bạo tàn. Vấn đề nhân phẩm, vấn đề quyền con người được đặt ra, chi phối cảm hứng sáng tạo trong nhiều sáng tạo của Nam Cao, trong đó Chí Phèo là tác phẩm thể hiện trực tiếp, tập trung và mãnh liệt hơn cả.

Mở đầu tác phẩm là tiếng chửi ngoa ngoắt, thách thức của Chí Phèo đang ngật ngưỡng trên đường say, đập vào ý thức người đọc một ấn tượng mạnh mẽ. Hãy nghe nhà văn miêu tả: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo".

  
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi nói chuyện hôm nay, tôi muốn trình bày về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên.

Truyện ngắn Kiến và người là câu chuyện đơn giản kể về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên. Cốt truyện của “Kiến và người” hoàn toàn là tưởng tượng nhưng vẫn dựa trên thực tế. Bởi vì tàn phá rừng và thay đổi môi trường sống của các sinh vật, các sinh vật ấy lại bắt đầu tấn công con người để bảo vệ cuộc sống của chính chúng. Nếu không chiến đấu, chúng sẽ chết. Hiện tượng kiến bò lên khỏi mặt đất và kiến vỡ tổ chui ra có thể dễ dàng quan sát thấy trong đời sống hàng ngày. Nhưng lũ kiến lại hành quân thành đàn và tấn công đến tận giường. Cả bốn người trong gia đình đều chiến đấu chống lại lũ kiến nhưng không thể thắng được. Đây là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu và tưởng tượng. Cốt truyện chứa đựng cả yếu tố thực và ảo nên rất hấp dẫn người đọc.

 

Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.

Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.

Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và  sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế  giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Trên đây là phần thuyết trình của tôi về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài nói tham khảo:

       Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ thuyết trình về một vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm văn học, đó là lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp.

       Trong xã hội suy tàn, người ta thường thấy xuất hiện những kiểu người kì quái, lạ lùng, không chỉ gây tò mò mà có khi làm vẩn đục không khí cuộc sống, đem lại tai họa cho những người xung quanh. Bê-li-cốp trong tác phẩm Người trong bao là một kiểu người kì quái như thế. Viết truyện ngắn này, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội xưa và nay khiến chúng ta phải suy nghĩ.

       Đọc truyện, chúng ta thấy thầy giáo Bê-li-cốp vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân, một nạn nhân bi thảm của cái xã hội ngột ngạt của chế độ chuyên chế Nga Hoàng thời bấy giờ. Chân dung của Bê-li-cốp, là bức chân dung dị thường. Con người này lúc nào cũng vậy, luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa,đồ đạc lúc nào cũng cất kĩ trong bao. Đã thế khi ngủ thì hắn kéo chăn trùm đầu kín mít… thời tiết nào hắn cũng ăn mặc như vậy. Cái bộ dạng này dường như ngay lập tức khiến độc giả cảm thấy hài hước bởi sự phi lí quá đáng. Dường như cả bộ mặt của hắn “cũng để ở trong bao”. Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao. Hắn không nói những điều mình nghĩ, hắn nói theo thông tư, chỉ thị, những lời nói rao giảng, giáo điều. Sự khô khan cứng nhắc của Bê-li-cốp được tái hiện trong từng lời kể tỉ mỉ của Bu-rơ-kin như một thước phim quay chậm chạp. Để trốn tránh thực tại, Bê-li-cốp lúc nào cũng ngợi ca, tôn sùng quá khứ, muốn trở về những cái không có thật. Hắn chỉ biết đến bản thân, một lối sống ích kỉ; không chỉ có vậy, hắn áp đặt mọi người, mọi chuyện xung quanh mình theo suy nghĩ cực đoan.

       Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó. Anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y, ghê tởm y. Khi Bê-li-cốp chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Rõ ràng Bê-li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp là một lối sống mang tính phổ biến trong xã hội. Lối sống ấy đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.

       Kết thúc truyện, tác giả mượn lời bác sĩ I-van-nứt để bày tỏ thái độ, quan điểm: “không thể sống mãi như thế được”. Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.

       Đó là bài học về cách sống, còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay với một số bộ phận thanh niên nước ta. Bê-li-cốp đã vĩnh viễn nằm trong bao cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu “người trong bao” và lối sống “trong bao” cùng những biến thể của nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều biểu hiện giống Bê li cốp: Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ. Họ chỉ biết đến mình, lo vun vén cho bản thân mình, không quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Đôi khi, họ sống cô độc, không tham gia vào các hoạt động tập thể, không hi sinh vì lợi ích chung. Mặt khác, xã hội ngày nay thường sản sinh ra những con người vô cảm, lạnh lùng, làm việc như một cái máy, không hề quan tâm đến suy nghĩ của những người xung quanh. Có nhiều bạn trẻ sống lạc hậu, không hòa nhập với cộng đồng…Chúng ta ít nhiều đều có phần giống với Bê Li cốp. Tất cả những biểu hiện của lối sống Bê li cốp đều xuất hiện phổ biến quanh ta, trong bạn, trong tôi, và trong tất cả mọi người, .

Tác hại của lối sống ấy trong xã hội ngày nay là gì? Chắc không cần nói nhiều mọi người cũng có thể nhận rõ: nó ảnh hưởng sâu săc, nặng nề tới những người xung quanh và đối với toàn xã hội.

       Vậy phải làm gì để loại bỏ lối sống ấy ra khỏi cộng đồng? Rõ ràng vấn đề không phải là chống lại, tiêu diệt những “người trong bao” mà là phải thay đổi, xoá bỏ môi trường đã sản sinh ra những “người trong bao” ấy. Chừng nào cái chế độ tàn bạo, thối nát, bất công còn tồn tại thì những sản phẩm và cũng là nạn nhân của nó vẫn không thể mất đi. Trong xã hội ngày nay, muốn xóa bỏ lối sống Bê li cốp thì mỗi chúng ta trước hết phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới,gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát. Đồng thời chúng ta cần lên án, bài trừ lối sống đó, hãy đừng thờ ơ, vô cảm, và thụ động, thu mình như người trong bao để rồi cuộc đời bị bóp nghẹt trong cái bao của chính mình.

       Đọc truyện Người trong bao, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tác hại của lối sống Bê-li-cốp để xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, nhân ái, hòa đồng. Là học sinh, trước hết mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình lối sống đoàn kết, gắn bó với tập thể lớp, tích cực tham gia các hoạt động chung để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kết bạn bốn phương. Đồng thời chúng ta cũng nên lắng nghe những ý kiến góp ý của tập thể để tự hoàn thiện mình.

       Trên đây là toàn bộ phần thuyết trình của em về lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp. Rât cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Nếu ở vào tình huống được cảm thông, khích lệ như vậy, em cũng sẽ có cảm xúc giống nhân vật Pê-xcốp, đó là cảm giác ấm áp, vui vẻ khi gặp được người đồng cảm, hiểu và tôn trọng mình.