K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”:

 + Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

   + Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

   + Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:

- Có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ vì:

+ Tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. 

+ Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Gồm 3 phần: 

+ Phần 1. Từ đầu đến “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”: Mùa thu của quá khứ. 

+ Phần 2. Tiếp theo đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Mùa thu của hiện tại. 

+ Phần 3. Còn lại: Niềm suy tư về đất nước.

- Sự thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trữ tình:

+ Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của Nguyến Đình Thi vì thế mang vẻ đẹp của tâm trạng.

+ Từ hoài niệm về mùa thu Hà Nội xưa, tác giả dẫn vào cảm xúc về mùa thu đất nước, trong cảnh hiện tại ở chiến khu Việt Bắc

+ Từ cảm xúc về mùa thu đất nước, Nguyến Đình Thi dẫn dắt đến sự bộc bạch tình cảm mến yêu tha thiết và tự hào

+ Tứ thơ phát triển theo hướng suy tưởng nên hình tượng thiên về khái quát, tượng trưng, với những biểu tượng quen thuộc, bát cơm, nước mắt, xiềng xích, chim, hoa… tập trung thể hiện suy ngẫm của tác giả về đất nước từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên chiến đấu bất khuất.

- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu thương,gắn bó của nhà thơ với đất nước,khám phá vẻ đẹp của đất nước trong chiều dài thời gian và chiều rộng không gian. Cảm hứng về đất nước được triển khai ở nhiều cung bậc: Hoài niệm về mùa thu và niềm tự hào về đất nước đau thương -  chiến đấu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Cách diễn đạt ở khổ thơ cuối có nét tương đồng với khổ 2:

+ Lặp lại câu “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”

+ “Em” và “anh” vẫn xa cách, có thể không gặp lại nhau nữa

+ Tác giả nhắc đi nhắc lại về sự cách biệt, như một lời nhớ thương da diết.

- Tuy nhiên, ở khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình lại khẳng định, như một câu trả lời cho những cách trở được liệt kê ở khổ thơ thứ hai: Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu bởi: Anh vẫn có... Anh vẫn thấy... Anh vẫn nghe... trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao... Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào.

→ Điệp khúc khẳng định “Anh vẫn...” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-dương... Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ... 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Qua 7 dòng đầu của bài thơ: Mùa thu hiện lên trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

+ Những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội 

→ Bức tranh thiên nhiên mùa thu mang đậm những đặc trưng của mùa thu Hà Nội, chân thực, thi vị nhưng man mác buồn, chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết. 

- Em thích nhất hình ảnh: “Những phố dài xao xác hơi may”, bởi đặc trưng của mùa thu Hà Nội có cái se lạnh đầu mùa, những con phố như dài thêm ra trong hơi may xao xác, âm thanh nhè nhẹ của nắng, lá rơi đầy. Hình ảnh này khiến bức tranh mùa thu đẹp nhưng đượm buồn. Đây là mùa thu bước vào cuộc kháng chiến nên dưới cái nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng.

12 tháng 4 2019

* Phép điệp: Những mùa quả.

* Phép đối: Lũ chúng tôi lớn lên – Bí và bầu lớn xuống.

6 tháng 10 2021

lkajwrđpiòklạnioa

9 tháng 3 2023

- Giọng điệu trần thuật: Tự hào, vui sướng, xúc động…

- Mạch liên kết các sự kiện, liên tưởng theo dòng cảm xúc của tác giả: Sau khi vào quân ngũ, tác giả mới bắt đầu suy ngẫm về sự lựa chọn của mình; hồi tưởng về ngày chia tay Hà Nội để lên đường; nhớ về Duy Anh với sự ân hận – “mình đi khi bạn bước vào năm học mới”; rồi lại trở về với thực tại, tự hào và hãnh diện khi được khoác lên chiếc áo màu xanh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc

- Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ ⇒ ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường ⇒ cảm xúc khi vào quân ngũ ⇒ những trải nghiệm khi hành quân ⇒ khoảnh khắc hiện tại.