K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2023

Học thuyết tam quyền phân lập (Triple Separation Theory) của Mongtexkio là một hệ thống triết lý chính trị và kinh tế được đề xuất bởi nhà triết học người Hàn Quốc Mongtexkio. Học thuyết này tập trung vào ba nguyên tắc cơ bản: phân lập chính trị, phân lập kinh tế và phân lập văn hóa.

Phân lập chính trị: Học thuyết tam quyền phân lập nhấn mạnh việc phân chia quyền lực chính trị thành ba cơ quan độc lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan có chức năng và quyền hạn riêng biệt, không thể can thiệp vào lĩnh vực của nhau. Điều này nhằm đảm bảo sự cân bằng và kiểm soát quyền lực trong chính phủ.

Phân lập kinh tế: Học thuyết này đề cao sự độc lập và tự do của các tổ chức kinh tế, như doanh nghiệp và ngân hàng. Việc phân lập kinh tế giữa chính phủ và các tổ chức kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển và sự cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế.

Phân lập văn hóa: Học thuyết tam quyền phân lập nhấn mạnh sự đa dạng và tự do trong văn hóa. Việc phân lập văn hóa giữa chính phủ và các tổ chức văn hóa nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tư tưởng và sự đa dạng văn hóa của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Về khả năng vận dụng học thuyết tam quyền phân lập tại Việt Nam, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lịch sử, văn hóa, và hệ thống chính trị hiện tại. Việt Nam có một hệ thống chính trị đơn chủng, với sự tập trung quyền lực vào một đảng và một chính phủ. Do đó, việc áp dụng hoàn toàn học thuyết tam quyền phân lập có thể gặp khó khăn.

Tuy nhiên, Việt Nam đã có những bước tiến trong việc phát triển các cơ quan độc lập như Quốc hội, Tòa án và Công an. Cũng đã có sự phát triển của các tổ chức kinh tế độc lập và quyền tự do ngôn luận đã được thúc đẩy trong một số mặt trận.

Tuy nhiên, việc áp dụng toàn bộ học thuyết tam quyền phân lập tại Việt Nam vẫn đòi hỏi sự thay đổi và điều chỉnh lớn trong hệ thống chính trị và văn hóa hiện tại. Điều này cần sự tham gia và đồng thuận của các bên liên quan để đảm bảo sự cân bằng và kiểm soát quyền lực trong xã hội

4 tháng 12 2021

6.

Thực tiễn là gì?

Thực tiến là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.

- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.

- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.

 

6 tháng 2 2022

tham khảo :

+ Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền của nhân dân Việt Nam vừa giành được từ tay phát xít Nhật khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

+ Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa. Ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp đã thể hiện rõ dã tâm muốn xâm lược nước ta lần nữa. Khi được quân Anh che chở, Pháp đã nổ súng khiêu khích, giết hại dân thường ngay ngày 1-9-1945 khi nhân dân Sài Gòn xuống đường mừng ngày độc lập.

+ Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi như : ta đã kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đồng ý cho 15 000 quân Pháp ra bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân độ Nhật, sau đó kí thêm với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, chấp nhận cho chúng một quyền lợi nữa…nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…Tất cả những điều đó dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

+ Trong bối cảnh lịch sử “Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa, Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quyết tâm “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mang tính nhân dân: vì toàn dân kháng chiến, toàn dân đnáh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…”. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

Tính nhân dân của cuộc kháng chiến thể hiện rõ trang các văn kiện: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946; Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh tối ngày 19-12-1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9-1947

cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa của 1 dân tộc đấu tranh kiên cường đến cùng với sức mạng của toàn dân (kháng chiến toàn dân), kháng chiến trên tất cả các phương diện (toàn diện), cuộc kháng chiến diễn ra lâu dài, tự dựa vào sức mình là chính và có sự tranh thủ ủng hộ từ quốc tế (tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế) => chính nghĩa và nhân dân.

tham khảo: (hơi dài đó)

Trước âm mưu và cuồng vọng của kẻ thù, trí tuệ, bản lĩnh và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta càng ngời sáng; phương hướng tiến công chiến lược của Đảng trong Đông Xuân 1953 - 1954, được hoạch định ngay sau chiến dịch Tây Bắc (cuối năm 1952) và trong suốt quá trình xây dựng triển khai kế hoạch mới.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp từ ngày 25-01 đến ngày 30-01-1953, đã vạch ra phương hướng chiến lược, phương hướng tác chiến và tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản báo cáo quan trọng, phát triển và cụ thể hóa đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và đường lối kháng chiến của Đảng. Người nhấn mạnh hai nhiệm vụ chủ yếu để đưa kháng chiến đến thắng lợi: Một là, chỉ đạo kháng chiến và chính sách quân sự trong giai đoạn tiến công chiến lược. Hai là, phát động quần chúng phải thực hiện cải cách ruộng đất. Về chính sách ruộng đất, Hội nghị nêu rõ: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là tối đại đa số trong dân tộc… Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân”(1).

Về chỉ đạo kháng chiến và chính sách quân sự trong giai đoạn tiến công chiến lược Nghị quyết (2) xác định:

Một là, phương hướng chiến lược của ta là: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do, tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Bắc Bộ.

Hai là, từ phương hướng chiến lược đó, Trung ương quyết định phương hướng tác chiến với tinh thần chủ động đáp ứng yêu cầu phát triển của kháng chiến: Quân đội ta phải đánh địch ở những nơi địch sơ hở, đồng thời phải hoạt động mạnh sau lưng địch; tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta.

Ba là, cũng tại Hội nghị này, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của quân đội ta một lần nữa được khẳng định: Không chủ quan khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh.

Bốn là, về việc xây dựng củng cố lực lượng vũ trang, Hội nghị xác định: Ngoài việc tăng cường bộ đội chủ lực và xây dựng bộ đội địa phương, các vùng tự do và vùng căn cứ du kích cần phải xây dựng những tổ chức dân quân du kích không thoát ly sản xuất, để đàn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn trị an, bảo vệ lợi ích quần chúng đấu tranh với địch, phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực; phải phối hợp mặt trận trước mặt địch với mặt trận sau lưng địch một cách linh hoạt.

Trong giai đoạn tiến công chiến lược cần phải nhận rõ tính chất trường kỳ của kháng chiến; phải tăng cường công tác chính trị, luôn luôn nâng cao trình độ chính trị và giác ngộ giai cấp của bộ đội ta; phải luôn xem trọng việc huấn luyện bộ đội, phải có kế hoạch về việc xây dựng và bổ sung bộ đội; cần tăng cường và cải thiện dần việc trang bị cho bộ đội, nhất là xây dựng pháo binh.

Có thể nói, những chủ trương chính sách quân sự của Hội nghị Trung ương 4 khóa II của Đảng là sự tổng kết sâu sắc những kinh nghiệm chỉ đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong những năm kháng chiến đã qua, vạch phương hướng cho quân và dân ta tiến vững chắc đến thắng lợi, thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của Đảng về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh giải phóng ở giai đoạn cuối này, tính chủ động của Đảng ta sẵn sàng làm thất bại những âm mưu và hành động xâm lược mới của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Xác định chủ trương tác chiến trong chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định phương hướng chiến lược đúng đắn do Hội nghị Trung ương 4 Đảng đề ra từ đầu năm 1953. Bộ Chính trị đã phê chuẩn phương án tác chiến do Tổng quân ủy trình bày với hướng tiến công chiến lược: Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên và vùng Trung - Hạ Lào là những nơi địch yếu nhưng chúng không thể bỏ. Đưa bộ đội chủ lực lên hướng đó, tuy có nhiều khó khăn về tiếp tế, vận tải nhưng ta buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó, tranh thủ tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đẩy mạnh hoạt động ở vùng sau lưng địch, tạo điều kiện giải phóng đồng bằng Bắc Bộ mà không phải đưa lực lượng đánh vào đồng bằng.

Bộ Chính trị đề ra phương châm hoạt động cho bộ đội ta là: Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, sẵn sàng đánh địch trong mọi tình huống. Nguyên tắc chỉ đạo tác chiến là: Đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt, chọn nơi địch sở hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh. Giữ vững chủ động, kiên quyết buộc định phải phân tán lực lượng. Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta. Tháng 01-1953, bộ đội ta tiến lên Tây Bắc nhằm tiêu diệt địch, giải phóng Lai Châu, vượt biên giới Việt Nam - Lào, phối hợp với Quân giải phóng Pa-thét Lào đánh địch ở Trung - Hạ Lào.

Bị uy hiếp ở chỗ sở hở nhất, ngày 20-11-1953, Na-va cho đổ quân xuống Điện Biên Phủ, chủ lực ta được lệnh bao vây Điện Biên Phủ. Ngày 03-12-1953, Na-va quyết định tiếp nhận cuộc chiến tại Điện Biên Phủ, tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có ở Đông Dương.

Ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch chiến lược Điện Biên Phủ. Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ được thành lập do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng, kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận.

Đảng chỉ đạo các mặt trận khác trong cả nước cùng tích cực hoạt động phối hợp, nhân dân cả nước hăng hái phục vụ chiến dịch. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ chín Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định: “cho mỗi Đại đoàn và mỗi Liên khu một lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” để làm giải thưởng luân lưu”(3).

Cùng với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định cho mở chiến dịch ngoại giao. Tháng 12-1953, báo Nhân dân và Đài Tiếng nói Việt Nam công bố những câu trả lời phỏng vấn của Hồ Chủ tịch với phóng viên báo Expressen (Thụy Điển) và bài nói của Người nhân dịp kỷ niệm 7 năm Ngày toàn quốc kháng chiến. Người tuyên bố: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra. Nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí anh dũng chiến đấu bảy, tám năm nay chống kẻ xâm lược chính để bảo vệ nền độc lập và quyền tự do được sống hòa bình… Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”(4).

Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân ta tiến đến giai đoạn quyết định, ngọn cờ hòa bình của Đảng và nhân dân ta giương cao cùng với ngọn cờ quyết chiến, quyết thắng.

Ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị họp xem xét Phương án tác chiến mùa Xuân năm 1954, do Tổng Quân ủy báo cáo. Tổng Quân ủy dự kiến: Muốn bảo đảm thực hiện được quyết tâm của Trung ương là tiêu diệt và giải phóng Lai Châu - Phong Sa Lỳ cho đến Luông Pha Băng (Lào) trong Đông Xuân thì phải nhìn trường hợp địch tăng cường Điện Biên Phủ thành lập tập đoàn cứ điểm mà chuẩn bị. Phương án cũng dự kiến, nếu tiến công Điện Biên Phủ, thời gian có thể kéo dài 45 ngày và nhấn mạnh: Ta có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện chủ trương của Trung ương, nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề cung cấp, mà chủ yếu là vấn đề đường sá; có nhiều khó khăn cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi này sẽ là một thắng lợi rất lớn.

Ngày 20-12-1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng Quân ủy Trung ương báo cáo tình hình chiến sự và tình hình Điện Biên Phủ, thông qua chủ trương, kế hoạch quân sự và chính thức hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Như vậy, từ chỗ tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu đến chỗ chọn Điện Biên Phủ - nơi mạnh nhất của địch lúc đó - để tiêu diệt là một quyết định đúng đắn, đầy bản lĩnh của Đảng ta, mở ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến.

Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được xúc tiến rất khẩn trương và dồn dập. Trước lúc các đơn vị bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động viên cán bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ (tháng 12-1953) phải: “chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh”(5).

Ngày 05-01-1954, Sở chỉ huy tiền phương lên đường ra mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Tư lệnh: “Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”(6). Thấu triệt quyết tâm chiến lược và phương châm đánh chắc thắng của Đảng, căn cứ vào thực tế chiến trường, sau 11 ngày đêm suy nghĩ, ngày 26-01-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang phương án “đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định trên đã được Đảng ủy mặt trận trao đổi, đồng ý và ngày 30-01- 1954, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và Bộ Chính trị phê chuẩn.

Thực hiện phương châm đánh chắc, tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm chỉ đạo các ngành, các địa phương hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến dịch. Trong tháng 02-1954, Bộ Chính trị đã có những Chỉ thị quan trọng, tập trung cao độ sức mạnh về mọi mặt để hoàn thành mục tiêu của chiến dịch.

Ngày 15-3-1954, tức 2 ngày sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện động viên các chiến sĩ ngoài mặt trận: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng… Ta phải cố gắng, chiến đấu kéo dài, bền bỉ, chớ chủ quan khinh địch, quyết giành toàn thắng cho chiến dịch này”(7). Ngày 19-4-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về tiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc, đề cao quyết tâm tích cực giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Những sự kiện nổi bật trên đây cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng là hết sức toàn diện, sâu sát, đúng đắn và sáng tạo trong cuộc chiến đấu tổng lực với kẻ thù. Nhờ vậy, Đảng ta đã khơi dậy và nhân lên gấp bội sức mạnh của lòng quả cảm và ý thức tự giải phóng của dân tộc ta, tạo nên sức mạnh vô địch tại Điện Biên Phủ, sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch-đằng, một Chi-lăng, hay một Đống-đa trong thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”(8).

30 tháng 3 2022

D

30 tháng 3 2022

D?

31 tháng 5 2019

Đáp án D
Để cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia được thực hiện có hiệu quả cần phải kết hợp giữa việc xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh (bao gồm sự hùng mạnh về kinh tế đi liền với sự hiện đại của cơ sở vật chất – kĩ thuật và chất lượng nguồn nhân lực) với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới. Đó chính là bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong lịch sử mà Đảng cần vận dụng trong tình hình hiện nay

28 tháng 5 2022

tham khảo :

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC by Việt Venus Trần

 

 

 

 

 

 

 

 

18 tháng 9 2016

Cuộc đấu tranh chống CĐ phân biệt chủng tộc Apacthai là một cuôc đấu tranh giành độc lập dân tộc vì:

- Nam Phi là thuộc địa của thực dân Hà Lan (TK XVII, XVIII), đầu thế kỉ XIX là thuộc địa của Anh.Chế độ Apacthai là chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo của người da trắng đối với người da đen và da màu.

- Như vậy, chế độ phân biệt chủng tộc ở NP là hình thái của chủ nghĩa thực dân, đánh đổ chế độ này là đánh đổ một hình thái áp bức, bóc lột thực dân.Do đó cuộc đấu tranh chống CĐ phân biệt chủng tộc ở NP được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

25 tháng 1 2016

1. Đặc điểm, khả năng cách mạng của các giai cấp :

- Giai cấp địa chủ :

           + Là chỗ dựa chủ yếu của  thực dân Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân.....

           + Tuy nhiên họ là người Việt NAm, nên cũng có một bộ phân nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.

- Giai cấp nông dân :

          + Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mấu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.

          + Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng, song, họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng.

- Giai cấp tư sản : Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất và là "con đẻ" của chế độ thuộc địa. Do quyền lợi về kinh tế và thái độ chính trị nên g iai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận :

          + Bộ phân tư sản mại bản : Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.

          + Bộ phận tư sản dân tộc : Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập, bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tốc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.

- Giai cấp tiểu tư sản thành thị :

          + Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

          + Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng háo đấu tranh vì độc lâpk tự do của dân tộc.

- Giai cấp công nhân :

          + Ra đời trong đợt khai thách thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai ( trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có 22 vạn)

          + Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ thuật cao, tinh thần cách mạng triệt để.... giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng :

                    * Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.

                    * Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

                    *  Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.

                    * Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac - Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga

                 ->  Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

* Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu xắc, trong đó chủ yếu là mâu thuận giữa nhân dan ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.

2. Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam :

- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.

- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông.....để kéo họ về phe vô sản.

- Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.

- Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp của mình lãnh đạo được quần chúng.

-> Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, phản động.

2 tháng 6 2022

tham khảo

1. Đặc điểm, khả năng cách mạng của các giai cấp :

- Giai cấp địa chủ :

           + Là chỗ dựa chủ yếu của  thực dân Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân.....

           + Tuy nhiên họ là người Việt NAm, nên cũng có một bộ phân nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.

- Giai cấp nông dân :

          + Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mấu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.

          + Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng, song, họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng.

- Giai cấp tư sản : Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất và là "con đẻ" của chế độ thuộc địa. Do quyền lợi về kinh tế và thái độ chính trị nên g iai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận :

          + Bộ phân tư sản mại bản : Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.

          + Bộ phận tư sản dân tộc : Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập, bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tốc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.

- Giai cấp tiểu tư sản thành thị :

          + Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

          + Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng háo đấu tranh vì độc lâpk tự do của dân tộc.

- Giai cấp công nhân :

          + Ra đời trong đợt khai thách thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai ( trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có 22 vạn)

          + Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ thuật cao, tinh thần cách mạng triệt để.... giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng :

                    * Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.

                    * Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

                    *  Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.

                    * Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac - Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga

                 ->  Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

* Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu xắc, trong đó chủ yếu là mâu thuận giữa nhân dan ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.

2. Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam :

- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.

- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông.....để kéo họ về phe vô sản.

- Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.

- Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp của mình lãnh đạo được quần chúng.

-> Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, phản động.