K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2018

lên mạng mà sớt

22 tháng 2 2018

Ta tưởng đây là tiết Mỹ Thuật?

Cần gì sáng tác câu chuyện,dùng bìa carton làm sân khấu,hộp sữa ( đã uống hết ) dán giấy thủ công rồi vẽ lên làm loa.Vẽ hình một ca sĩ lên giấy rồi dán vào bìa carton xong cắt.Hai bên là bìa carton,vẽ một đám người ( chỉ cần vẽ thân và đầu thôi,ko cần vẽ mắt,miệng,,mũi gì cả ).Dùng ống hút làm thanh chống,cắt bìa carton dán lên,bọc giấy thủ công làm bàn giám khảo.Có thể dùng bút nhũ vẽ tên chủ đề phía trên.Vẽ thêm vài MC,giám khảo,thí sinh cắt bìa dán vô.

Kết quả hình ảnh cho sản phẩm mĩ thuật sáng tác một câu chuyện

22 tháng 3 2020

                                             Bài làm

Tuổi thơ đối với bất kỳ ai cũng là quãng thời gian đẹp đẽ, hạnh phúc. Hạnh phúc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên, bởi những điều nhỏ bé mà vô cùng đáng quý. Tuổi thơ của em cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không chỉ bởi vì những điều trên mà còn bởi có một người em luôn kính yêu – bà ngoại.

Bà ngoại của em đã đi hết quãng đường hai phần ba cuộc đời mỗi con người, năm nay bà đã bảy mươi tuổi rồi. Không giống như bà cụ cạnh nhà em, từ những ngày còn lon ton chạy theo chân bà ngoại, em đã thấy bà có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Cái lưng bà theo năm theo tháng đã cong cong xuống, mẹ bảo đó là cái lưng phi thường mạnh mẽ, đã gánh gồng mọi phong ba, chăm sóc, nuôi dạy mẹ và các bác lên người. Tóc bà em trắng như cước, nổi bật trên khuôn mặt trái xoan bé xíu với làn da in hằn dấu vết của thời gian. Mặt của bà đã có nhiều vết chân chim, lan tràn cả nơi khóe mắt. Cái miệng móm mém và hai mắt không còn sáng rõ như trước nữa. Vậy nhưng, ánh mắt hiền từ cùng vẻ mặt hòa ái của bà lại khiến người ta cảm thấy gần gũi, thân thiết.

Đôi tay bà ngoại lộ rõ những khớp xương, nhỏ bé. Ai nghĩ được đôi tay ấy đã nuôi nấng đàn con trưởng thành, xây nhà, dựng cửa và chăm sóc cho từng lớp cháu chắt lớn lên. Em chính là một trong những đứa cháu được bà chính tay bảo bọc, chăm lo từ lúc còn chập chững bước đi. Bà ngoại đã hi sinh cả cuộc đời mình để giữ gìn mái ấm gia đình sau khi ông ngoại mất, ngậm đắng nuốt cay vì con vì cháu. Dáng người nhỏ nhắn mong manh của bà vì con cháu mà kiên cường chống lại giông tố cuộc đời, gian nan vất vả.

Bà của em hiền hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Dù cho mắt không còn tinh, chân không còn nhanh nhẹn nữa, bà vẫn ngày ngày qua lại giữa các nhà, quan tâm lo lắng cho tất cả con cháu, nội ngoại gái trai không phân biệt đối xử. Bà cẩn thận chăm sóc một mảnh vườn nhỏ, trồng cây nuôi gà. Đến ngày thu hoạch bà lại tất bật đem đến cho từng nhà, khi con cháu khuyên ngăn bà nghỉ ngơi, bà chỉ cười bảo rằng bà thích như thế, ngơi chân ngơi tay bà càng thấy mệt mỏi, bứt rứt không yên.

Bà là người phụ nữ kiên cường, giàu đức hi sinh, là người mà bố mẹ chúng em lẫn mọi người xung quanh kính trọng. Hàng xóm láng giềng kính vì những khó khăn bất hạnh mà bà vượt qua suốt cuộc đời, yêu mến bà tốt bụng, thân thiện. Chỉ cần có người gặp khó khăn, nếu giúp được bà em sẽ không ngần ngại giúp đỡ.

Đối với riêng em, bà là tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Bà chăm em từ bé đến lớn, dành tình yêu thương để ru em những giấc ngủ say khi mẹ bận rộn. Những câu chuyện cổ tích nhiệm màu, nhân hậu cũng nhờ giọng kể ấm áp, truyền cảm của bà mà đến với tuổi thơ em. Những đêm trăng tròn vành vạnh, bà bế em trên chiếc võng kẽo kẹt đung đưa, nhẹ nhàng kể về anh Khoai, về cô Tấm...dạy em bao điều mới lạ, sống nhân hậu và yêu thương mọi người...

Thời gian trôi đi, bà em không còn khỏe mạnh như xưa, nhưng tình thương mà bà dành cho con cháu vẫn không hề thay đổi, luôn ngọt ngào và bao la, rộng lớn. Nụ cười hạnh phúc mãn nguyện của bà khi thấy con cháu khỏe mạnh, vui vẻ chính là nụ cười đẹp nhất mà em luôn nhớ mãi không quên.

Em luôn cảm thấy vô cùng may mắn vì được hưởng thụ tình yêu thương và sự bảo bọc của bà. Bà ngoại là người mà em kính yêu nhất. Em sẽ cố gắng sống như những lời bà dạy để không phụ sự kỳ vọng, giáo dục ân cần chu đáo của bà.

12 tháng 1 2018

 Vào một buổi tối, em được mẹ đưa đi xem ca nhạc Ga-la ở Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô. Đến giờ mở màn, từ bên trong, một cô gái nhẹ nhàng bước ra cúi đầu chào khán giả. Tiếp đến, âm nhạc vang lên, ánh đèn đủ màu sắc bật sáng cả sân khấu. Rồi tiếng nói thanh thanh của cô gái nào bên trong vọng ra: “Mở đầu chương trình, ca sĩ Ngọc Ánh biểu diễn bài “Lời ru của biển”. Em nói với mẹ: “Cô Ngọc Ánh đã hát trên vô tuyến đấy mẹ ạ!”

   Ca sĩ Ngọc Ánh bước lên, cô gọn gàng trong bộ áo dài màu trắng thêu hoa mai nổi bật trên nền áo. Cô có dáng người dong dỏng rất hợp với bộ áo. Khuôn mặt trái xoan của cô rực rỡ trong ánh đèn đủ màu sắc. nét mặt cô như vui hơn, tiếng hát cô trong vắt như dòng suối mát cuốn hút sự theo dõi của khán giả. Trên đôi môi thắm hồng, cô nở một nụ cười duyên dáng. Lúc đó, cô để lộ hàm răng trắng muốt đều đặn, lấp lánh như những viên ngọc xinh. Làn da trắng mịn như cành hồng nhung bởi tô thêm một lớp phấn. Nấp dưới hàng mi dài là đôi mắt long lanh như giọt sương mai, cặp mắt ấy chứa đựng niềm hân hoan của người ca sĩ. Mái tóc đen nhánh, mượt mà của cô dài ngang lưng.

   Những động tác uyển chuyển nhẹ nhàng, khi cô giơ tay lên, khi cô bỏ tay xuống. Xem cô Ngọc Ánh biểu diễn mà em không rời mắt khỏi sân khấu. Nghe hát, em như được ca sĩ Ngọc Ánh giới thiệu về biến cả, về thế giới đại dương, cho em hiểu về những con tàu đang lênh đênh trên sóng nước. Em như được bay bổng nơi vùng biển theo lời hát êm đềm của cô.

   Chỉ gặp cô được ít phút nhưng em cảm thấy tình cảm giữa em và cô thật gần gũi. Buổi biểu diễn của cô đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc. Ước gì em có được giọng hát hay như cô

12 tháng 1 2018

 Vào một buổi tối, em được mẹ đưa đi xem ca nhạc Ga-la ở Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô. Đến giờ mở màn, từ bên trong, một cô gái nhẹ nhàng bước ra cúi đầu chào khán giả. Tiếp đến, âm nhạc vang lên, ánh đèn đủ màu sắc bật sáng cả sân khấu. Rồi tiếng nói thanh thanh của cô gái nào bên trong vọng ra: “Mở đầu chương trình, ca sĩ Ngọc Ánh biểu diễn bài “Lời ru của biển”. Em nói với mẹ: “Cô Ngọc Ánh đã hát trên vô tuyến đấy mẹ ạ!”

   Ca sĩ Ngọc Ánh bước lên, cô gọn gàng trong bộ áo dài màu trắng thêu hoa mai nổi bật trên nền áo. Cô có dáng người dong dỏng rất hợp với bộ áo. Khuôn mặt trái xoan của cô rực rỡ trong ánh đèn đủ màu sắc. nét mặt cô như vui hơn, tiếng hát cô trong vắt như dòng suối mát cuốn hút sự theo dõi của khán giả. Trên đôi môi thắm hồng, cô nở một nụ cười duyên dáng. Lúc đó, cô để lộ hàm răng trắng muốt đều đặn, lấp lánh như những viên ngọc xinh. Làn da trắng mịn như cành hồng nhung bởi tô thêm một lớp phấn. Nấp dưới hàng mi dài là đôi mắt long lanh như giọt sương mai, cặp mắt ấy chứa đựng niềm hân hoan của người ca sĩ. Mái tóc đen nhánh, mượt mà của cô dài ngang lưng.

   Những động tác uyển chuyển nhẹ nhàng, khi cô giơ tay lên, khi cô bỏ tay xuống. Xem cô Ngọc Ánh biểu diễn mà em không rời mắt khỏi sân khấu. Nghe hát, em như được ca sĩ Ngọc Ánh giới thiệu về biến cả, về thế giới đại dương, cho em hiểu về những con tàu đang lênh đênh trên sóng nước. Em như được bay bổng nơi vùng biển theo lời hát êm đềm của cô.

   Chỉ gặp cô được ít phút nhưng em cảm thấy tình cảm giữa em và cô thật gần gũi. Buổi biểu diễn của cô đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc. Ước gì em có được giọng hát hay như cô.

17 tháng 1 2018

Đài truyền hình Việt Nam mới phát sóng chương trình âm nhạc “Giong hát Việt nhí” rất ý nghĩa với các em nhỏ như em. Các bạn tham gia chương trình hát rất hay. Em đặc biệt ấn tượng với ca sĩ nhí Hồ Văn Cường khi nghe bạn hát bài Về miền Tây.

Hồ Văn Cường bước ra sân khấu, với dáng người nhỏ nhắn, Cường di chuyển từng bước đi nhịp nhàng ra phía giữa sân khấu để thu hút sự chú ý của khán giả. Ánh đèn sân khấu bật lên, tất cả mọi ánh mắt đều dồn vào Hồ Văn Cường. Cậu mặc một bộ quần áo bà ba đặc trưng của miền Tây Nam bộ với chiếc khăn rằn thắt bên ngang lưng như người nông dân giản dị, mộc mạc. 

Ca sĩ nhí cất lên giọng hò với chất giọng trầm ấm, mượt mà: “Hò ơ, miền Tây vùng đất phù sa. Quanh năm mưa nắng, bao la tình người”. Giọng hò thiết tha chưa dứt, dưới khán đài tất cả mọi người đã đứng lên vỗ tay chào mừng sự trở lại của ca sĩ nhí. Sau những chàng pháo tay, cả trường quay lặng im chỉ có tiếng hát của Cường vang lên thiết tha, trìu mến. Với chất giọng truyền cảm, ấm áp tiếng hát của Hồ Văn Cường dễ đi vào lòng người. Khi nghe Cường hát em thấy được khung cảnh của miền Tây sông nước hiện ra trước mắt. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay của vùng Nam bộ bên dòng sông Cửu Long, địa danh Tiền Giang, Mĩ Thuận, Sa Đéc, An Giang cũng được nhắc đến trong lời bài hát trữ tình, đằm thắm. Nghe ca sĩ nhí Hồ Văn Cường hát bài Về miền Tây em càng thêm yêu quê hương, đất nước mình. Chỉ với 3 phút ngắn ngủi trên sân khấu, Hồ Văn Cường đã mang đến cho kháng giả những cảm xúc tuyệt vời. Màn trình diễn của Cường kết thúc bằng những chàng pháo tay không ngớt của khán giả. 

Em rất yêu mến ca sĩ nhí Hồ Văn Cường. Tiếng hát của Cường đã cho em những phút giây giải trí tuyệt vời. Cậu không chỉ có chất giọng truyền cảm xúc,mà Hồ Văn Cường còn là tấm gương luôn nỗ lực vượt khó trong học tập rất đáng trân trọng. 

Hình như lạc đề !

4 tháng 1 2018

theo mk nghĩ thì bạn nên làm sân khấu hallowen

5 tháng 1 2018

đúng ý nhóm mik nhóm mik nhóm mik đang định chọn cách làm đấy thanks bạn đã góp ý cho mik

7 tháng 1 2019

Tối chủ nhật tuần qua, em được bố cho đi chơi hội chợ. Khi đến nơi, em thấy có rất nhiều người tụ tập và vẻ mặt ai đều rất vui. Hóa ra hôm đó là đêm mà cô ca sĩ Bảo Thy biểu diễn. Em cũng rất hào hứng và chờ đợi vì đây cũng là ca sĩ mà em yêu thích.


Cô là một ca sĩ trẻ với nhiều bài hát dễ thương đang được rất nhiều người yêu thích, em cũng là 1 trong những người đó. Cả khu vực sân khấu náo nhiệt và chật kín. Ai cũng cố chen vào để chọn cho mình vị trí đẹp để có thể nhìn thấy thần tượng của mình. Bố em đã nhanh chóng chọn một vị trí tương đối tốt. Từ chỗ em nhìn lên, có thể thấy toàn bộ sân khấu mà không bị khuất tầm nhìn.


Sân khấu được trang hoàng lộng lẫy với bóng bay, băng rôn, dây kim tuyến. Cả sân khấu trở nên lấp lánh, rực rỡ trông rất đẹp mắt. Em hồi hộp mong chờ cô Bảo Thy xuất hiện. A,cô ấy xuất hiện rồi! Cô từ phía sau sân khấu bước ra chào khán giả. Cô mặc bộ váy màu đỏ rất đẹp. Mái tóc buộc tóc cao để lộ ra khuôn mặt xinh xắn đang tươi cười.


Bằng giọng nói ngọt ngào, truyền cảm, Bảo Thy giới thiệu ca khúc biểu diễn: "Công chúa bong bóng". Cả khán đài vỗ tay không ngớt và liên tục hô vang tên cô. Em cũng rất thích bài hát này. Khi Khởi My bắt đầu cất tiếng hát, những tiếng hò reo cổ vũ đã được thay bằng sự im lặng. Khi thì cô bước sang góc trái, lúc lại bước sang góc phải vẫy tay chào khán giả.


Em say sưa nhìn lên sân khấu. Cả đêm ấy, Bảo Thy đã cống hiến hết mình để phục vụ khán giả. Đó là một buổi biểu diễn cực kì thành công. Đêm đó là một đêm khó quên đối với em. Em hi vọng sau này Bảo Thy sẽ về hội chợ một lần nữa để hát cho người hâm mộ nghe.

Tôi sống bằng nghề đỡ đẻ, nghề truyền thống của gia đình đã qua nhiều đời. Có rất nhiều những cô bé, cậu bé cất
tiếng khóc chào đời trong vòng tay tôi. Bà con gần xa đều tín nhiệm mời tôi đến đỡ với mong muốn được mẹ tròn
con vuông. Khắp huyện Đông Triều, người ta đều gọi tôi là bà đỡ Trần và tôi cũng quen với cách gọi đó.
Một đêm nọ, tôi đang xếp thuốc vào túi và chuẩn bị đi ngủ thì nghe có tiếng gõ cửa. Những tiếng gõ cửa vào đêm
khuya như thế này với tôi không có gì lạ. Điều ngạc nhiên là khi mở cửa, không có ai cả… Những lần trước, luôn có
một vài người với vẻ mặt hớt hải, vội vã đến tìm, không đợi họ nói, tôi lên đường ngay, vừa đi vừa hỏi chuyện. Như
thường lệ, tôi cũng đã xếp thuốc vào túi nhưng sao lại không có ai? Tôi cảm thấy hơi lo lắng. Chưa kịp tĩnh tâm, một
con hổ vụt lao tới và cõng tôi đi. Hồn vía lên mây, mắt tôi cứ nhắm nghiền lại, thỉnh thoảng mới dám hé mở. Tôi
thấy hổ đi như bay nhưng rất cẩn thận, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối vào rừng sâu, không để
tôi bị gai đâm trúng.
Vào giữa rừng sâu, xung quanh chỉ có cây cối um tùm, rậm rạp, Hổ thả tôi xuống. Tôi thấy một con hổ cái đang lăn
lộn, cào đất, chắc là nó đói quá. Và tôi nghĩ, chắc hai con này chuẩn bị ăn thịt mình. Lòng tôi bàng hoàng, sợ hãi. Tôi
đứng im không dám nhúc nhích. Hổ đực tiến lại gần tôi, nó khẽ cầm tay tôi, những giọt nước mắt chảy dài trên
gương mặt dữ tợn. Trông nó thật tội nghiệp, tôi không sợ nữa. Bình tĩnh lại, nhìn kĩ bụng hổ cái, có cái gì động đậy,
tôi đã hiểu ra mọi chuyện. Tôi tiến lại gần hổ cái, xoa bụng cho nó. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liền hòa với
nước suối cho hổ uống. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ cái có vẻ mệt nhưng đôi mắt của nó ánh lên niềm hạnh phúc. Hổ
đực mừng rỡ, đùa giỡn với con. Lần đầu tiên trong đời tay tôi nâng niu một chú hổ con và cũng là lần đầu, tôi
không nghe tiếng khóc chào đời. Nhìn gia đình nhà hổ, lòng tôi cảm thấy mãn nguyện.
Một lát sau, hổ đực tiến đến một góc cây, quỳ xuống và đào lên một cục bạc. Rất trang trọng, hổ đưa cho tôi. Sau
đó, hổ đứng dậy, tôi theo hổ ra khỏi rừng. Ra đến bìa rừng, trời cũng tảng sáng, tôi khẽ nói:
_Xin chúa rừng hãy quay về.
Hổ nhìn tôi, cúi đầu vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đã đi khuất bỗng nghe một tiếng gầm vang động rừng xanh.
Tôi cảm thấy như mình vừa trải qua một giấc mơ đẹp. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc hổ tặng, tôi sống
qua được.
Một thời gian sau, tôi lại được nghe bà con kể câu chuyện này. Một người tiều phu ở huyện Lạng Giang đang bổ củi
dưới sườn núi, thấy dưới thung lũng rất xa, cây cỏ lay động không ngớt. Bác tiều đến xem và thấy một chú hổ trán
trắng, cúi đầu vào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng trông rất khổ sở. Bác tiều phu hiểu
chuyện và đã giúp hổ lấy ra chiếc xương bò mắc ở cổ. Nhiều năm sau, khi bác tiều phu qua đời, người ta thấy có
con hổ trán trắng đến nhảy quay quanh quan tài, hổ lại mang dê hoặc lợn rừng đến để ngoài cửa.

Chủ nhật vừa qua, tại nhà hát thành phố, em được xem ca nhạc. Đó là lần đầu tiên em được xem ca sĩ Trung Đức biểu diễn.

Ca sĩ Trung Đức là nghệ sĩ ưu tú. Tuy ông đã đứng tuổi nhưng nổi tiếng là ca sĩ hát nhạc nhẹ, nhạc chiến đấu với chất giọng ô-pê-ra lão luyện. Bố em rất thích nghe ông hát. Tối hôm đó, em và bố được xem ông biểu diễn ca khúc "Tình ca”, nhạc và lời của cố nhạc sĩ Hoàng Việt.

Trên sân khấu tràn ngập ánh đèn màu, ca sĩ Trung Đức cúi chào khán giả. Một tràng pháo tay nồng nhiệt vang lên. Ca sĩ Trung Đức khoảng chừng năm mươi tuổi nhưng dáng dấp ông trẻ trung như người bốn mươi tuổi. Ông nghiêm túc, lịch sự trong bộ com-lê màu đen, áo sơ-mi trắng thắt nơ đỏ. Khuôn mặt ông đầy đặn, phúc hậu với đôi lông mày thẳng, to như con tằm nằm, đen nhánh. Dưới đôi lông mày đó, đôi mắt to, sáng long lanh vẻ tươi trẻ, khoáng đạt. Mũi ông hơi bè nhưng sống mũi thẳng. Tóc ông cắt gọn gàng, chải sóng uốn lượn hơi xoăn ôm lấy khuôn mặt vui vẻ hiền lành. Dưới ánh đèn sân khấu, dáng ông nổi bật, lịch lãm, đầy vẻ lãng mạn với mái tóc gợn sóng, rũ cong che bớt vầng trán rộng. Ông hát nhiệt tình, hăng say, tưởng như ông đem hết tâm hồn mình trải rộng trong lời ca. Tay ông đưa lên, dang ra theo điệu nhạc như muốn ôm lấy khoảng không bát ngát của quê hương vào lòng. Tay ông để lên ngực như muôn ôm ấp người yêu thương của mình vào trái tim cháy bỏng. Ông dìu khán giả theo điệu nhạc tha thiết trữ tình. Khuôn mặt ông tươi tắn, dạt dào xúc cảm. Đôi lông mày lúc chau lại, lúc giãn ra theo lời nhạc đưa khán giả đến vùng trời tự do của tình yêu đôi lứa, đến vùng trời hào hùng của tình yêu đất nước, yêu quê hương, đến vùng trời thuỷ chung của tình yêu bền bỉ, gang thép trong chiến đấu. Thay cho nhạc sĩ Hoàng Việt, nghệ sĩ Trung Đức hát lên tiếng lòng của nhạc sĩ hay cũng chính là tiếng lòng của nghệ sĩ đến với công chúng yêu nhạc. Trong bộ com-lê cắt may khéo léo, duyên dáng ôm lấy thân hình, bằng chất giọng điêu luyện mượt mà, bằng cử chỉ lúc uyển chuyển, lúc dịu dàng, nghệ sĩ Trung Đức gửi lời nhắn chân tình của nhạc sĩ Hoàng Việt cho những đôi trai gái yêu nhau, cho những cặp vợ chồng kẻ Nam người Bắc vì cuộc kháng chiến, giữ tấm lòng yêu thương chung thuỷ và ý chí kiên định với lí tưởng cách mạng. Bản nhạc chấm dứt trong tiếng vỗ tay vang dội của khán giả. Tấm màn nhung đã khép lại nhưng âm vang giọng hát và hình ảnh của nghệ sĩ Trung Đức in sâu vào tâm trí em.

Không phải riêng em yêu ca nhạc và hâm mộ nghệ sĩ Trung Đức, cả nhà em và nhiều người nữa đều ái mộ ông. Ông quả xứng danh với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú mà Nhà nước phong tặng. Nghệ sĩ Trung Đức hoàn toàn chinh phục khán thính giả và khơi dậy trong lòng công chúng một tình yêu sắt son, chung thuỷ với những người thân yêu, với Tổ quốc thiêng liêng, với nghệ thuật âm nhạc chiến đấu trữ tình.

4 tháng 1 2019

Sáng ấy, mọi người trong khu phố không hiểu sao tụi nhỏ lại ra đường sớm thế. Trên tay đứa nào đứa nấy đều cầm một cái chổi và que gắp tập trung ở đầu ngõ.

Bác Hải, trưởng khu phố đi ngang qua hỏi: “Các cháu làm gì mà đứng ở đây?” Em nhanh nhẹn trả lời bác: “Tối qua, chúng cháu hẹn nhau sáng nay ở đây để làm vệ sinh khu phố bác ạ!” “Ồ, các cháu giỏi quá! Bác có lời khen.

Nhớ cẩn thận đừng để xảy ra tai nạn nhé!” Trên con đường vào khu phố của chúng em dài chừng l00m, đứa dùng que nhặt các bịch mủ, đứa cầm chổi quét vun rác lại từng đống một, bỏ vào các thùng rác, vừa làm vừa nói chuyện thật rôm rả. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, con đường đã sạch bóng.

Các cô các chú đi ngang qua, ai cũng buông một lời khen: “Tụi nhỏ ngoan thật!” Đứa nào, đứa nấy nhìn nhau mỉm cười sung sướng.

4 tháng 1 2019

Sáng tác làm gì cho mệt

20 tháng 10 2021

TL :

cHÚC MẸ LUÔN LUÔN MẠNH KHOẺ VÀ HẠNH PHÚC Ạ

Mình cũng chúc bạn luôn luôn mạnh khoẻ nhé

HT

Cả đời mẹ long đong vất vả
Cho chồng con quên cả thân mình
Một đời mẹ đã hy sinh
Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu.

4 tháng 2 2018
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày. Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim: - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu! Chim lạ liền nói: - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có. Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang. Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu. Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”. Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-mot-cau-chuyen-co-h-ma-em-biet-theo-loi-nhan-vat-trong-truyen-dobai-1-c117a17015.html#ixzz568KmxrzF
4 tháng 2 2018

Hai vợ chồng có một mụn con nhưng là một cục thịt có mắt mũi, không có tay chân. Đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa xin đi chăn bò cho nhà phú ông để lấy tiền nuôi cha mẹ. Phú ông đồng ý vì thấy Sọ Dừa nuôi bò giỏi. Phú ông lại sai ở trên núi để chăn, cơm nước đã có ba cô con gái đem lên cho. Hai cô chị hắt hủi, còn cô em Út thùy mị phát hiện Sọ Dừa không phải là người thường nên đem lòng yêu thương và săn sóc. Cuối mùa đi ở, Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông. Sọ Dừa đã đáp ứng vật thách cưới, phú ông hỏi ý ba cô. Cô Út ưng chịu. Sau khi cưới Sọ Dừa hiện thành chàng trai tuấn tú, học hành thông minh và đậu Trạng nguyên. Khi từ giã vợ đi sứ, quan trạng đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà dặn phải dắt trong người. Hai cô chị lập mưu đẩy em xuống biển, em bị cá kình nuốt. Nhờ con dao mà cô giết được cá rồi dạt vào đảo hoang. Cô Út đã dùng đá lửa để nướng cá ăn qua ngày. Hai trứng nở ra hai còn gà. Khi quan trạng trên đường đi sứ trở về, nghe tiếng gà gáy trên đảo hoang, quan trạng ghé vào đảo rước vợ về nhà mở tiệc ăn mừng. Tiệc tan quan dẫn vợ ra, hai người chị xấu hổ trốn đi mất biệt.
CỰC NGẮN NHA,NHỚ K ĐÓ.THANKS