K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2023

Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Cụ thể:

- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường ngấm vào đất làm chua đất, làm rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất … không những thế chúng còn làm cho cây trồng bị suy yếu và chết hàng loạt. Nhất là đối với những cây nông nghiệp (rau, củ, quả …) môi trường acid sẽ gây ra những thiệt hại lớn …

- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường nước làm giảm độ pH của nước, khiến cho các loài sinh vật bị cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng … Ngoài ra, các loài sinh vật sẽ bị hạn chế phát triển, chết dần và khó có thể tái tạo về môi trường sinh thái ban đầu. Đối với những người dân chuyên sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, thì đây sẽ là một mối nguy cơ lớn gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và sản xuất của người dân. 

- Trong không khí các hạt acid lơ lửng gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới tầm nhìn xa trong không khí gây cản trở tới hoạt động nghiên cứu của các chuyên gia về khí tượng, môi trường…

- Đối với con người, khi da tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm do acid sẽ gây ra các bệnh về da như mẩn ngứa, nấm, viêm da, gây mụn nhọt, mụn trứng cá… Sử dụng nước dư acid trong ăn uống còn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh về đường ruột như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu… Trẻ em sử dụng nước dư acid thường xuyên sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, não bộ, thậm chí là tử vong. Về lâu dài, nước dư acid còn là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người già. Khi hít thở không khí có chứa các hạt bụi acid sẽ làm ảnh hưởng tới đường hô hấp và giảm sức đề kháng của cơ thể….

10 tháng 9 2023

Than, xăng, dầu... là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và các hoạt động của con người như: dùng làm chất đốt, xăng dầu là nhiên liệu cho các  phương tiện giao thông.

 Ứng dụng của nhiên liệu trong đời sống:

loading...

13 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn mạ; giai đoạn đẻ nhánh; giai đoạn làm đòng; giai đoạn tạo hạt.

- Kĩ thuật bón phân cho lúa trong từng giai đoạn:

+ Giai đoạn mạ, thực hiện bón lót.

Trước khi bón lót, nên bón thêm phân chuồng khi bừa đất lần cuối. Điều này giúp đất phì nhiêu màu mỡ, rất tốt cho cây trồng.

Trong giai đoạn sinh trưởng đầu, cây lúa sẽ hấp thụ khá nhiều phân lân. Vì thế, phân lân cần phải bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Ngoài ra chúng ta nên bón kèm theo phân đạm và phân kali.

+ Giai đoạn đẻ nhánh, thực hiện bón thúc cây đẻ nhánh.

Đây là giai đoạn bón khi lúa được 2 – 3 lá (sau khi cấy khoảng 15 đến 20 ngày) giúp mạ phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm.

Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đây là thời điểm nhu cầu cần phân đạm của cây tăng lên đáng kể. Bón đạm sẽ giúp cây đẻ nhánh nhanh hơn. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết.

+ Giai đoạn làm đòng, bón thúc cây lúa trổ đòng

Giai đoạn này bón thúc sau khi gieo cấy từ 40 – 45 ngày. Đây chính là khâu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng.

Nên sử dụng phân bón kali để thúc đòng nếu như chúng ta gieo cấy với giống lúa đẻ nhánh ít, giống dài ngày, hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc mưa nhiều.

+ Giai đoạn tạo hạt

Đây là giai đoạn bón đón đòng, trước khi trổ bông khoảng 15-20 ngày. Sau khi lúa trổ có thể nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1 – 2 lần nhằm tăng lượng hạt chắc, tăng năng suất lúa.

4 tháng 9 2023

Trả lời:

1. Nhu cầu sử dụng và ứng dụng của acid HCl:

Hiện nay, mỗi năm thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn hydrochloric acid.

Lượng lớn hydrochloric acid được sử dụng để sản xuất vinyl chloride cung cấp cho ngành nhựa, ammonium chloride để cung cấp cho ngành sản xuất phân bón, các chloride kim loại để cung cấp cho ngành hoá chất, các hợp chất hữu cơ chứa chlorine để phục vụ sản xuất dược phẩm, thuốc nhuộm.

Ngoài ra, hydrochloric acid còn được dùng để trung hoà môi trường base hoặc thuỷ phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sét (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép…

- Nhu cầu sử dụng và ứng dụng của acid H2SO4:

Mỗi năm, cả thế giới cần đến hàng trăm triệu tấn sulfuric acid. Trong đó, gần 50% lượng acid được dùng để sản xuất phân bón như ammonium sulfate, calcium dihydrogenphosphate (Ca(H2PO4)2) … Acid này còn được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa, sơn, phẩm màu, thuốc trừ sâu, giấy, chế hoá dầu mỏ, …

- Nhu cầu sử dụng và ứng dụng của acid CH3COOH:

Một lượng lớn acetic acid được sử dụng để sản xuất vinyl acetate và cellulose acetate. Vinyl acetate được dùng để sản xuất keo dán và chất kết dính trong sản xuất giấy, sản xuất tơ (tơ vinylon), …; cellulose acetate được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, sản xuất tơ, phim ảnh …

Acetic acid còn được dùng để tổng hợp aluminium monoacetate (Al(OH)2COOCH3) làm chất cầm màu trong công nghệ dệt may, tổng hợp ethyl acetate, butyl acetate làm dung môi (để pha sơn), tổng hợp muối ammonium acetate (CH3COONH4) để sản xuất acetamide một chất có tác dụng lợi liểu và làm toát mồ hôi; tổng hợp phenylacetic acid dùng trong công nghiệp nước hoa, tổng hợp penicillin, tổng hợp chloroacetic acid dùng trong sản xuất chất diệt cỏ 2,4 – D và 2,4,5 – T, … Dung dịch acetic acid 2 – 5% được dùng làm giấm ăn, làm chất tẩy cặn trong siêu đun nước và nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

1. Lí do cần phải bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng:

+ Cây trồng cần các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cấu tạo nên tế bào của chúng; điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và giúp cây trồng tăng khả năng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.

+ Nhu cầu nước và muối khoáng ở từng loài và từng giai đoạn phát triển của cây là khác nhau. Để sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, cây trồng cần được bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng bằng cách bón phân và tưới nước.

2.

- Nhóm nguyên tố đa lượng: N, P, K.

+ Vai trò của N: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của cây.

+ Vai trò của P: Cần cho cây trồng nở hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.

+ Vai trò của K: Chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều.

- Nhóm nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S.

+ Các nguyên tố Ca và Mg cần cho thực vật để sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp.

+ Thực vật cần S để tổng hợp nên protein. Lưu huỳnh (sulfur) được hấp thụ bởi thực vật dưới dạng muối sulfate tan.

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Zn, Mn, Fe, Cu, B … tuy cần với hàm lượng ít nhưng không thể thiếu đối với cây trồng. Chúng giúp kích thích quá trình sinh trưởng, trao đổi chất của cây trồng.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

1. Thông tin của một số sản phẩm:

Tên

sản phẩm

Năng lượng

Protein

Lipid

Carbohydrate

Vitamin

Chất khoáng

Bánh chocopie

(33 g)

140

1 g

3,5 g

22 g

0

- Natri: 80 mg

- Calcium: 16 mg

- Sắt: 1 mg

- Kali: 45 mg

Hạt granola

(30 g)

131

4 g

6,8 g

13,4 g

0

- Natri: 14,4 mg

- Calcium: 17,6 mg

- Sắt: 1,1 mg

- Kali: 148 mg

Bim bim

(30 g)

160

1,5 g

10 g

17 g

0

- Natri: 175 mg

 

2. 

Theo em, có thể ăn hạt granola thường xuyên và nên hạn chế ăn bim bim và bánh ngọt. Vì trong các loại hạt có chứa lượng dinh dưỡng và khoáng chất cao, có lợi cho sức khỏe; còn trong bim bim và bánh ngọt chứa nhiều muối và đường, không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa

24 tháng 9 2023

Số mol \(HCI\) trong \(100ml\) dung dịch \(0,25M\) là:

\(n_{HCI}=C_M.V=0,25.0,1=0,025\left(mol\right)\)

Thể tích dung dịch \(HCI\) \(5M\) cần lấy để có \(0,025mol\) \(HCI\) là:

\(V=\dfrac{n_{HCI}}{C_M}=\dfrac{0,025}{5}=5.10^{-3}\left(l\right)=5mL\)

Cách pha loãng:

Bước 1: Lấy chính xác \(5mL\) dung dịch \(HCI\) \(5M\)cho vào ống đong có giới hạn đo lớn hơn hoặc bằng \(100mL\)

Bước 2: Cho từ từ nước cất vào dung dịch trên, thỉnh thoảng lắc đều. Đến khi thể tích dung dịch là \(100mL\) thì dừng lại.