K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

23 tháng 9 2021

cảm mơn bạn nhé

13 tháng 4 2022

Tham Khảo

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” được Thanh Hải sáng tác năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ là tiếng lòng thiết tha, yêu mến và gắn bó với đất nước ,với cuộc đời và thể hiện chân thành một ước nguyện hiến dâng .

Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ bằng vài nét chấm phá :

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.

Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc ,với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế .

Bức tranh có không gian thoáng đãng ,sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện .

Cách lựa chọn hình ảnh “dòng sông xanh” , “bông hoa tím” , cách sử dụng các từ ngữ “ơi” ,“chi” đi liền sau động từ “hót” khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả.

Dường như thấp thoáng đâu đó trong câu thơ là màu xanh của dòng Hương Giang mềm mại và những tà áo dài tím biếc của những cô gái Huế mộng mơ, cùng với âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện, khiến mùa xuân của cố đô trầm mặc, chợt trở nên rực rỡ, rộn ràng.

Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Giọt âm thanh của tiếng chim thật trong ,thật tròn,vang ngân giữa không gian,đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc, nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng, đắm say.

Sự chuyển đổi cảm giác khiến hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa góp phần diễn tả trọn vẹn hơn niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất vào xuân.

Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Tác giả hướng tình cảm của mình tới những con người đang làm đẹp mùa xuân:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.

Những câu thơ tạo ra hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân nói về những người chiến sỹ bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước. Có lẽ bởi vậy mà không khí khẩn trương ,rộn ràng, náo nức lan toả khắp tứ thơ:

Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.

Điệp từ “tất cả” ,từ láy “hối hả”, “xôn xao ” tạo nên nhịp điệu mùa xuân hối hả, hào hùng, mở ra những cảm nhận chan chứa tự hào về đất nước:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Hình ảnh so sánh đẹp : “đất nước như vì sao” toả sáng, luôn vận động và phát triển không ngừng, có ý nghĩa định hướng ,giục giã mọi người hăng say cống hiến xây dựng quê hương .

Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:

Ta làm con chim hót
Ta làm một canh hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm, tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ.

Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người.

Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ ,độc đáo mà tự nhiên, hợp lý của nhà thơ, bởi mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian thế mà ở đây “ mùa xuân” lại có khối, có hình, một hình hài nho nhỏ thật xinh xắn.

Mùa xuân đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên,đất nước.

Điệp từ “dù là” đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài, không mệt mỏi của tác giả .

Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần tạo nên thành công không nhỏ cho bài thơ .

Bài thơ kết thúc khi đã làm lay động trái tim mỗi người bởi chất hoạ gợi cảm, chất nhạc vấn vương và ước nguyện thiết tha chân thành của tác giả.

Dường như ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường ấy không còn là của riêng Thanh Hải mà đã trở thành tiếng lòng chung của nhiều người. Bởi vậy mà đọc xong bài thơ em muốn tự hỏi mình một điều giản dị :

“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình !”
(Tố Hữu)

13 tháng 4 2022

Refer

 

Mở bài nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm vì khi đó thiên nhiên đất trời với bao hình ảnh sắc xuân tràn đầy, là khoảnh khắc bao người con xa quê trở về đoàn tụ cùng gia đình và để rồi mùa xuân chính là mùa đáng nhớ nhất trong lòng mỗi người. Cũng giống như Thanh Hải, ông đã có cho riêng mình một mùa xuân vô cùng đẹp đẽ, đó là một “Mùa xuân nho nhỏ” với bao hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và một khao khát giản đơn sẽ được cống hiến sức mình cho đất nước.

Mỗi một mùa xuân khi xuất hiện trong năm đều như báo hiệu cho những sự khởi đầu, tất cả như được khoác trên mình một tấm áo mới thật rạng rỡ kết hợp nhiều gam màu tươi sáng. Cũng giống như mùa xuân của đất nước, đó là sự bắt đầu một năm của đất nước đẹp đẽ, là những gì tinh túy và căng tràn sức sống nhất.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng..”

Thân bài nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Khung cảnh mùa xuân hiện ra trước mắt tác giả là một không gian có bầu trời cao rộng còn dòng sông rộng thì dài. Đó là những vẻ đẹp thiên nhiên bình dị và thân thuộc với con người. Nghệ thuật đảo ngữ qua từ “mọc” mà Thanh Hải lựa chọn như đang mô tả một sức sống mãnh liệt đang từng bước trỗi dậy và vươn lên từ những cảnh vật xung quanh, bông hoa chính là một sự tưởng tượng vừa có sức sống vừa có sức gợi.

Bức tranh thiên nhiên với vạn vật tĩnh lặng ấy dường như được đánh thức trở lại bởi tiếng hót của con chim chiền chiện. Một con chim bé xíu nhưng lại khuấy động cả một không gian, nhưng thật ra chỉ có mỗi tác giả mới có thể cảm nhận và nghe thấy được mà thôi. Một con người nhỏ bé trước đất trời rộng lớn đang lắng nghe những điều tuyệt vời nhỏ nhắn đến từ bên ngoài cuộc sống.

Mọi khoảnh khắc dù là nhỏ bé nhưng bừng sức sống và thổi vào hồn thơ những cảm xúc lặng lẽ của Thanh Hải. Hình ảnh “giọt long lanh” ở đây chính là những giọt mưa, giọt sương hay giọt âm thanh vang dội. Nhưng có lẽ đó là giọt của âm thanh tiếng chim ngân vang.

Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà tác giả sử dụng như minh chứng cho một điều rằng tác giả đang sử dụng tất cả các giác quan của mình để cảm nhận và tiếp xúc với thiên nhiên. Chỉ duy mỗi nhà thơ mới có thể cảm nhận được hết mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước. “Tôi đưa tay tôi hứng” chính là hứng những gì tinh túy nhất của thiên nhiên đất trời ban tặng.

Thanh Hải như đang bị cuốn mình vào trong những gì đẹp đẽ nhất, ông hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên vốn giản đơn nhưng lại có một sức hút lạ kì.

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”.

Vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện vỏn vẹn trong một từ “lộc”. Lộc ở đây tức là những sắc xuân đang đâm chồi và nở rộ, và đó cũng là những gì mà mùa xuân mang đến cho con người. Mùa xuân hiện lên qua hình ảnh người cầm súng đang miệt mài bảo vệ biên cương và sự bình yên cho đất nước, mùa xuân hiện lên qua hình ảnh người ra đồng vì những con người ấy đã mang đến vẻ đẹp rực rỡ trên ruộng lúa, nương mạ.

Để hồi hình ảnh đất nước hiện lên với một chặng đường lịch sử dài dằng dặc nhưng niềm tin về tương lai tươi sáng của tác giả dành cho đất nước thì chưa bao giờ dập tắt:

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”.

Đất nước ta đã trải qua bao cuộc kháng chiến với bao quân giặc xâm lược, đất nước ta đã trải qua một chặng đường lịch sử dài với nhiều sự kiện lớn lao và đặc biệt. Nhưng đất nước ta vẫn như những vì sao đẹp đẽ luôn tỏa sáng một cách phi thường, vì ở đó đã có những con người hy sinh trên chiến trường vì Tổ quốc, đã có những con người không bao giờ từ bỏ để đem lại bình yên cho dân tộc. Một đất nước đẹp đẽ được hiện lên và thể hiện được một điều rằng đó là ý chí kiên cường và sức mạnh to lớn của đất nước Việt Nam tươi đẹp.

 

Mùa xuân nho nhỏ mang đến nhiều thông điệp đẹp đẽ

Khi còn nằm trên giường bệnh, Thanh Hải đã có những ước nguyện với cuộc đời được khơi nguồn từ những cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên đất trời. Ước nguyện của tác giả là những ước nguyện rất chân thành, là khao khát được hòa nhập vào cuộc đời chung của đất nước:

“Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến”.

Thanh Hải đã có những ước nguyện với cuộc đời, mong muốn được cống hiến và làm nhiều việc có ích cho đời. Điệp từ “ta làm” được lặp lại chứng tỏ một điều rằng Thanh Hải luôn mang một sự khao khát được cống hiến với đất nước.

Con chim hót luôn đem lại tiếng ca cho cuộc đời, góp mặt vào những điều đẹp đẽ và dành tặng “chút nhiều” hạnh phúc cho con người. Một cành hoa tô điểm sắc màu của những ngày xuân ấm áp. Một nốt trầm tạo nên một giai điệu trầm lắng trong một bản hòa ca ngọt ngào, tuy lặng lẽ nhưng lại mang một sức mạnh tinh thần to lớn để động viên con người trong bối cảnh lúc bấy giờ. Cả ba hình ảnh ẩn dụ ấy như là những gì đẹp nhất, đặc biệt nhất trong không khí vui tươi của con người và đất nước Việt.

Điều đặc biệt trong đoạn thơ này, tác giả đã đổi cách xưng hô từ “tôi” thành “ta”, là cái tôi cá nhân hòa mình trong cộng đồng. Cách xưng hô này không chỉ nói đến mỗi tác giả mà còn hướng đến cái chung, đó là tất cả con người đang sinh sống trên mảnh đất Việt Nam. Ông luôn có một ước mơ, một hy vọng được hóa thân thành chim, thành hoa, thành những nốt nhạc để góp vui cho đời.

Sự hòa nhập với con người, với cuộc đời chính là ước mơ, là khát vọng của Thanh Hải. Vì bởi lẽ, ông luôn muốn cống hiến sức lực của mình dù là nhỏ bé cho một cuộc đời chung. Bầu không khí vui tươi của một sự khởi đầu mới, Thanh Hải đơn thuần chỉ muốn làm một nốt nhạc thầm lặng, là lặng lẽ nhưng mãnh liệt, là ước muốn hoàn thành trọn vẹn một bản hòa ca mùa xuân cho đất nước.

Ước nguyện của Thanh Hải cũng chính là mong muốn, sự khao khát của con người trong bối cảnh xã hội hiện nay và cả những “thời đã cũ”. Sống là khao khát và cống hiến cho đời mới là ý nghĩa tuyệt vời nhất và nâng cao giá trị bản thân của con người.

Quả thật, dân tộc Việt Nam luôn là những con người mạnh mẽ và tràn đầy nghị lực. Họ không sợ trời, không sợ đất, họ luôn trong một trạng thái sẵn sàng ra trận khi Tổ Quốc cần thì sẽ có mặt. Những khao khát cống hiến cho đời chính là “mục tiêu” chung nhất của con người, dù là trẻ, dù là già, dù ở bất kì độ tuổi nào:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

Mùa xuân luôn khiến người ta nghĩ về những điều mới mẻ, một sự tái sinh và đổi mới toàn diện. Mỗi con người đều có một “mùa xuân” riêng của mình, là thanh xuân, là tuổi trẻ. Từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” mà tác giả đề cập đến ở đây thể hiện những điều nhỏ bé bình thường nhưng vẫn đóng góp một cách âm thầm cho cuộc đời, cho lẽ sống.

Dù con người có đang ở độ tuổi đẹp nhất của thanh xuân nhưng hơn bao giờ hết họ không thấy tiếc khi dành trọn cả tuổi xuân của mình cho đất nước, mà ngược lại, sự hiến dâng cho cuộc đời mới là lối sống đẹp đẽ mà mỗi con người Việt Nam đã và đang sở hữu. Dù ở bất kì độ tuổi nào, hãy sống một cách trọn vẹn và hết mình, góp công sức của bản thân để phục vụ cho đất nước, đó mới chính là ý nghĩa.

Những cảm xúc của Thanh Hải luôn xuất phát từ những gì thật nhất, hướng mọi người sống phải hòa nhập, chứ đừng hòa tan. Mỗi người chúng ta dù là thời bình hay thời chiến, hãy cố gắng mỗi ngày, đóng góp và giúp ích cho đời, cho đất nước để vui cho chính mình và cho cuộc đời, nếu chúng ta thờ ơ vô cảm với cuộc sống.

Điệp ngữ “dù là” lặp lại đến hai lần tha thiết sâu lắng như một sự khẳng định tuổi 20 là lúc con người ta đang có những hoài bão cho riêng mình, có sức trẻ và có sức khỏe nhưng khi tóc bạc sẽ trở nên già yếu gần kề với cái chết hơn.

Sống chính là phấn đấu, là làm đẹp cho đất nước vậy nên hãy sống đẹp nhất có thể thì cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp hơn biết bao. Dù là khi Thanh Hải còn đang nằm trên giường bệnh nhưng trái tim và lòng nhiệt thành đối với đất nước chưa bao giờ thôi ngưng trong tâm hồn và suy nghĩ của ông. Để rồi khi kết lại, tác giả đã sử dụng điệu hát dân ca Huế để ngợi ca quê hương của mình. Và còn là một lời ước nguyện giản dị của tác giả dành cho đất nước, một niềm tự hào vô cùng sâu sắc:

“Mùa xuân ta xin hát

Khúc Nam ai Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nhịp phách tiền đất Huế”.

Kết bài nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ

“Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả sử dụng thể thơ năm chữ với giọng thơ khi thì da diết khi thì mạnh mẽ và mãnh liệt. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phép điệp như là một sự nhấn mạnh, khẳng định rằng ông luôn có một khát vọng cháy bỏng là được đóng góp công sức bé nhỏ của mình cho đất nước. Biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh...được vận dụng một cách tinh tế và sáng tạo.

Bài thơ chính là một sự đóng góp tuyệt vời của Thanh Hải dành cho sự khởi đầu của đất nước. Mùa xuân thật đẹp, nhưng sẽ đẹp hơn khi người ta có một tình yêu dành cho đất nước. Thông điệp mà Thanh Hải muốn gửi đến với mọi người trong bất cứ thời đại nào là hãy luôn sống và chiến đấu hết mình trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

14 tháng 10 2021

Bạn học lớp mấy để mình giúp

14 tháng 10 2021

Bạn muốn văn hay thơ

18 tháng 11 2021

Tham Khảo (Đoạn dàn ý này tuy dài nhưng đủ điều kiện theo yêu cầu và hãy làm thành 1 bài văn hoàn chỉnh theo ý bạn nhé)

I. Mở bài: giới thiệu về tình cảm gia đình

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Đây là một trong những câu ca dao nói về tình cảm gia đình hay nhất. câu ca dao nói về tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ, nhưng tình cảm gia đình không chỉ có thế, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình cảm gia đình.

II. Thân bài: nghị luận về tình cảm gia đình

1. Thế nào là tình cảm gia đình:

Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái

Tình cảm của ông bà dành cho con cháu
Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ
Tình cảm của anh chị em đối với nhau

2. Biểu hiện của tình cảm gia đình:

Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái

Là cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con

Là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con

Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người

Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ

Là khi con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui

Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ

Anh chị em trong nhà yêu thương nhau

Anh chị em không tranh đua, không ganh ghét nhau

Không vì chuyện nhỏ mà gây sứt mẻ tình cảm gia đình 

3. Ý nghĩa của tình cảm gia đình:

Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúcĐược mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọngÔng bà cha mẹ tự hào

4. Vai trò của em trong tình cảm gia đình:

Cố gắng học tập và rèn luyệnHiếu thảo với ông bà, cha mẹ

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình

Đây là một tình cảm rất thiêng liêngChúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ

27 tháng 1 2021

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

 

  Trong cuộc sống có thể nói quá khứ là nguồn động lực để cổ vụ cho một tương lai tốt đẹp đang chờ ta ở phía xa.

  Quá khứ là nguồn cảm hứng để ta nỗ lực hơn trong tương lai,đôi khi nếu cứ nhìn về phía trước mà không ngoái lại mottj lần để nhìn về phía sau thì ta sẽ hối hận vì quá khứ cho ta tự kiểm điểm lại bản thân và xem xét lại về bản thân.Quá khứ cho ta thấy những kí ức vui vẻ bên những người đã giúp đỡ,luôn ở bên ta những lúc ta buồn phiền và thất vọng nhất,quá khứ chứa đững tất cả những gì tốt đẹp nhất của cả một đời người.Khi ta đánh mất những kí ức của quá khứ êm đềm ấy ta như đánh mất đi bản thân mình,quên đi những gi làm ta thành công,hạnh phúc,ý nghĩa của một đời người sẽ chẳng còn gì nếu như đánh mất đi những gì mà ta trân trọng nhất.Có thể nói quá khứ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của một con người.

   Cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng còn ý nghĩa khi đã đánh mất những quá khứ êm đềm nhất,vậy nên chúng ta hãy biết trân trọng và lưu trữ vào trái tim ta những bài học,những gì tinh túy nhất của tuổi thơ nhé! Các bạn có làm được không nào?