K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2019

đang hòa và đang đá hiệp phụ

20 tháng 1 2019

    1-1.hiệp phụ r bn ưi

26 tháng 9 2018

Không dc được đăng linh tinh và bậy bạ

26 tháng 9 2018

điên ak

Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua.Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng anh ta cố nín thở giả vờ chết. Con...
Đọc tiếp

Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua.Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng anh ta cố nín thở giả vờ chết. Con gấu ngửi mãi nhưng thấy anh ta như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta. Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn “con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy”? Gấu bảo tớ là “không bao giờ nên tin tưởng vào người đã bỏ bạn lại một mình trong lúc nguy cấp”. Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn. Bạn anh có thể đã gặp nguy hiểm trong khi anh ta trốn trên cây an toàn. Bạn bè thì phải giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn như vậy. Trong câu “không bao giờ nên tin tưởng vào người đã bỏ bạn lại một mình trong lúc nguy cấp”. Đã vi phạm phương châm hội thoại nào là vô tình hay cố ý vì sao

1
27 tháng 12 2023

Câu văn trên vi phạm phương châm về chất vì thực chất con gấu không nói bất cứ điều gì với chàng trai. Song đây là một trường hợp vi phạm cố ý để nhắc nhở người bạn kia về sự bội bạc, vô tâm đối với mình trong hoạn nạn.

lớp mấy ạ

31 tháng 10 2018

Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.

Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.

Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy chồng, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay ghen. Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng. Lời của nàng thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ … làm mọi người trong tiệc đều ứa hai hàng lệ.

Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết”, mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn được”. Hơn nữa, nàng là một người con dâu hiếu kính, tận tuỵ chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu như đối với mẹ đẻ mình).

Rồi đằng đẵng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi oan. Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: “Thiếp vốn con kẻ khó … mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Nàng đã nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Dù họ hàng, làng xóm có bênh vực và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ Nương thống thiết: “Thiếp sỡ dĩ nương tựa vào chàng … đâu có thể lên núi vọng phu kia nữa!”. Đó là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng giờ đây tan vỡ. Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng giờ đây hoá đá….

Tuyệt vọng vì phải gành chịu nỗi oan khuất tày trời không phương giãi bày, cứu chữa nàng đành mượn cái chết để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng của mình. lời khấn nguyện với thần linh vô cùng thảm thiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Nga Mĩ. Nhược bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ …” lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa – con người rơi cảnh ngộ bế tắc, không thể tiếp tục sống để tự giải oan tình mà phải tìm đến cái chết để thần linh chứng dám.

Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa nước mắt khóc, nghĩ đến câu “ngựa Hồ gầm giá Bắc, chim Việt đậu cành Nam” rồi hiện về trên dòng nước cho thoả lòng nhớ chồng, con.

Qua những hoàn cảnh khác nhau của vũ Nương, với những lời tự thoại của nàng, truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam – một người phụ nữ đẹp người, lại nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu kính với mẹ chồng, giữ vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, …. lẽ ra phải được hạnh phúc trọn vẹn thế mà phải chết một cách oan uổng, đau đớn.

Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ “nam quyền”, coi rẻ thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông của chồng, thói hung bạo, gia trưởng của chồng đã làm khổ đau bao cuộc đời những người phụ nữ.

Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội phong kiến lại coi trọng "nam quyền", hơn nữa Trương Sinh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức. Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này.

Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ kích động tính hay ghen của Trương Sinh: "trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến..."

Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy. Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ và hành động của Trương Sinh vô hình dung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm. Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bất hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong "Truyện Kiều'' của Nguyễn Du, người cung nữ trong "cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương, ...

Phải nhận thấy rõ rằng với truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng những đoạn đối thoại. Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút thật bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với tất cả nét thảm khốc.

"Thắt nút" truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kị trong một đầu óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc của một gia đình êm ấm. Bão tố oan khiến phá nát cuộc đời của một người con gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trên một dòng sông.

"Gỡ nút" cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: "cha Đản lại đến kia kìa") thì bao nhiêu oan gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.

Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật; lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lí, có tình – lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà.

Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn "gỡ nút" truyện, chàng Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích "Vợ chàng Trương", Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện lên những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn ước mơ của nhân dân là "ở hiền gặp lành", người tốt sẽ được đền bù. Truyện kết thúc có hậu. Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại Thuỷ Cung, rồi hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông... đó là những tình tiết kì ảo, không có thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật lung linh huyền ảo.

Số phận và cuộc đời thực sự vẫn là thực xưa nay. Yếu tố hoang đường truyền kì không thể cứu được cuộc đời Vũ Nương với số phận bi thảm của nàng. Vũ Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở về với chồng con và quê hương mà không thể trở về được.

Truyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hội của thời đại mới.

26 tháng 10 2021

trong cuộc đời của mỗi con người không ai là chưa từng phạm sai lầm tôi cũng vậy . mỗi khi mắc lỗi nội tâm tôi như nóng lên vì xấu hổ . tôi sợ mọi người sẽ cười chê tôi . cũng sợ vì mình đã mắc phải lỗi không đáng có . mỗi lần như thế nội tâm tôi như có một phần nào đó cảm thấy tự ti .

26 tháng 10 2021

thanks ạ

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 8 2018

Ngày nay, xu hướng phát triển của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các nước. Các vấn đề xích mích giữa các nước đều được giải quyết bằng thỏa hiệp, đàm phán, đấu tranh hòa bình, dân chủ. 

Bởi vậy những vấn đề mà Macket đặt ra về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, về chủ nghĩa khủng bố bằng bom nguyên tử, chiến tranh thế giới,... dường như là những điều khó có thể xảy ra. Song tác phẩm vẫn còn tính thời sự, cấp thiết. Bởi thế giới muốn duy trì sự hòa bình vẫn còn vô vàn những nguy cơ khác có thể xảy ra, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Như những loại tội phạm công nghệ cao, những cuộc khủng bố về an ninh mạng trong cuộc công nghệ 4.0,... Vẫn còn đó những vụ khủng bố xả súng hàng loạt xảy ra ở trường học, ở nơi công cộng ở Mĩ, Ý, Pháp,... nhắc nhở các nước luôn cần tỉnh táo, cảnh giác và ngăn ngừa những nguy cơ...

14 tháng 7 2018

mk ne mk di

mk tra

14 tháng 7 2018

nay hay k cho mik di ban

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.

Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.

     Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

17 tháng 2 2022

Em tham khảo: Lần sau ghi đúng đề nha, NV bé Thu và ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà nhé!

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Ông Sáu- (TPBL phụ chú) Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông trở về nhà trong sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Chắc hẳn (TPBL tình thái) cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha là bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

17 tháng 2 2022

đề này cô em ra chứ không phải trong sách ạ