K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2023

THAM KHẢO!

Nếu CSDL của trường có bảng "Học sinh" và đã thiết lập quan hệ 1-1 giữa hai bảng "Bạn Đọc" và "Học sinh", bạn có thể thiết lập kiểu dữ liệu tra cứu để không phải nhập lại dữ liệu cho những cột liên quan trong bảng "Bạn Đọc".

Cách tiếp cận phổ biến là sử dụng các trường khóa ngoại (foreign key) để tạo quan hệ giữa hai bảng. Trong trường hợp này, bảng "Học sinh" sẽ chứa thông tin chi tiết về học sinh và bảng "Bạn Đọc" sẽ chứa thông tin tổng quan về bạn đọc, bao gồm khóa ngoại trỏ tới bảng "Học sinh". Với việc thiết lập quan hệ này, bạn có thể sử dụng khóa ngoại để tra cứu thông tin từ bảng "Học sinh" và tự động điền vào các cột liên quan trong bảng "Bạn Đọc" khi cần thiết.

Ví dụ, trong bảng "Bạn Đọc", bạn có một cột là "ID_HocSinh" là khóa ngoại trỏ tới cột "ID" trong bảng "Học sinh". Khi người dùng chọn một học sinh từ danh sách, bạn có thể sử dụng khóa ngoại để tự động điền thông tin liên quan từ bảng "Học sinh" vào các cột như tên, địa chỉ, số điện thoại, vv. trong bảng "Bạn Đọc".

Điều này giúp giảm việc nhập liệu trùng lặp và đảm bảo tính nhất quán dữ liệu giữa hai bảng. Bạn cũng có thể tận dụng các tính năng của CSDL để tạo liên kết tự động giữa các bảng và thực hiện tra cứu dữ liệu thông qua các truy vấn SQL hoặc các chức năng trong hệ quản trị CSDL.

21 tháng 8 2023

THAM KHẢO!

Theo em, có thể gọi thầy, cô giáo môn Tin học này là nhà quản trị CSDL được vì thầy cố có thể quản lí được mọi thông tin học sinh cũng như điểm và có thể chỉnh sửa, cập nhật mới....

22 tháng 8 2023

Tên học sinh

Ngày sinh

Địa chỉ

Lớp

21 tháng 8 2023

Nếu là người xây dựng một CSDL quản lí học sinh khối 11 của trường mình, em sẽ xây dựng những biểu mẩu sau:

* Biểu mẫu quản lý thông tin

- Chức năng: Quản lý thông tin học sinh (Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, sđt liên lạc khi cần …

* Biểu mẫu quản lý sức khỏe

- Chức năng: Theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kì, sàng lọc, phát hiện kịp thời những học sinh có dấu hiệu sức khỏe bất thường cần theo dõi và lưu ý.

* Biểu mẫu theo dõi kết quả học tập

- Chức năng: Theo dõi quá trình học tập của các bạn học sinh để đánh giá và xếp loại cuối năm.

* Biểu mẫu mượn trả sách thư viện

- Chức năng: Ghi lại thông tin của người mượn sách (Họ và tên, ngày mượn), tránh trường hợp thư viện bị mất sách mà không tìm được nguyên do.

=> Những biểu thiết kế trên đều thuận lợi cho người quản lí trong việc giám sát và sàng lọc, không mất nhiều thời gian tìm kiếm và bị thất lạc thông tin.

19 tháng 8 2023

Tham khảo:

a. Dự kiến của em về cấu trúc bảng NGƯỜI ĐỌC, biết rằng bảng này dùng để lưu trữ dữ liệu về những người có thẻ thư viện.

- Mã bạn đọc, tên bạn đọc, số căn cước, ngày sinh, quê quán, thông tin về vi phạm.

b. Trong các trường của bảng NGƯỜI ĐỌC, nên chọn trường Mã bạn đọc làm khoá chính, Giải thích vì: nó tập hợp một số trường có tính chất nhất định: mỗi bộ giá trị của các trường đó xác định duy nhất một bản ghi trong bảng và không thể bỏ bớt bất cứ trường nào mà tập hợp gồm các trường còn lại vẫn còn tính chất đó.

c. Ví dụ cụ thể về nhập dữ liệu cho bảng người đọc nhưng vi phạm ràng buộc khoá:

Nhập hai bản ghi giống nhau: trường mã bạn đọc (khoá chính) giống nhau sẽ vi phạm lỗi ràng buộc khoá.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 11 2023

Dựa trên yêu cầu của bài toán, ta có thể đề xuất các bảng dữ liệu và các trường làm khoá chính và khoá ngoài như sau:

- Bảng HocSinh:

Trường: Mã số báo danh, Họ tên, Ngày sinh, Địa chỉ

Khoá chính: Mã số báo danh

Khoá ngoài: Không có

- Bảng MonHoc:

Trường: Tên môn học, Mã môn học

Khoá chính: Mã môn học

Khoá ngoài: Không có

- Bảng PhongThi:

Trường: Mã phòng thi, Tên phòng thi

Khoá chính: Mã phòng thi

Khoá ngoài: Không có

- Bảng ThiSinh_MonHoc:

Trường: Mã số báo danh, Mã môn học

Khoá chính: Mã số báo danh, Mã môn học

Khoá ngoài: Mã số báo danh tham chiếu đến bảng HocSinh, Mã môn học tham chiếu đến bảng MonHoc

- Bảng KetQuaThi:

Trường: Mã số báo danh, Mã môn học, Mã phòng thi, Điểm thi

Khoá chính: Mã số báo danh, Mã môn học, Mã phòng thi

Khoá ngoài:

Mã số báo danh tham chiếu đến bảng HocSinh

Mã môn học tham chiếu đến bảng MonHoc

Mã phòng thi tham chiếu đến bảng PhongThi

Lưu ý rằng, trong bảng ThiSinh_MonHoc, ta cần sử dụng một tập hợp các trường (Mã số báo danh, Mã môn học) để tạo thành khoá chính, bởi vì một thí sinh có thể đăng kí thi nhiều môn học khác nhau. Còn trong bảng KetQuaThi, ta cần sử dụng một tập hợp các trường (Mã số báo danh, Mã môn học, Mã phòng thi) để tạo thành khoá chính, bởi vì một thí sinh có thể thi cùng một môn học ở nhiều phòng thi khác nhau.

22 tháng 8 2023

Quản lí thông tin học sinh

Hoạt động quản lí học sinh cần những dữ liệu:

- Tên

- Địa chỉ

- SĐT học sinh, SĐT của phụ huynh

- Thông tin họ tên, nghề nghiệp của phụ huynh.

21 tháng 8 2023

SELECT (HỌ TÊN, ĐIỂM TOÁN, NGỮ VĂN)

FROM [HOCSINH]

WHERE [NGỮ VĂN]>=7

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 8 2023

Hồ sơ học sinh một lớp được tổ chức theo dạng bảng: mỗi hàng chứa dữ liệu về một học sinh, mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính của học sinh như: họ và tên, ngày sinh, …Theo em, cách tổ chức như vậy để người sử dụng có thể khai thác dữ liệu, rút ra thông tin phục vụ các hoạt động hoặc đưa ra các quyết định phù hợp, kịp thời. Bản chất của việc khai thác một CSDL là tìm kiếm dữ liệu và kết xuất thông tin cần tìm, công việc này còn được gọi là truy vấn CSDL.