K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 :  ( không chắc )

Tĩnh dạ tứ

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Xa ngắm thác núi Lư

Câu 2 : 
Thành phố tháng tư (thơ, in chung với Lê Thị Kim, 1984)
Trước vòng chung kết (truyện dài, 1984)
Cú phạt đền (truyện ngắn, 1985)
Đầu xuân ra sông giặt áo (thơ, 1986)
Trò chơi lãng mạn của tình yêu (tập truyện, 1987)
Chuyện cổ tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987)
Bàn có năm chỗ ngồi (truyện dài, 1987)
Còn chút gì để nhớ (truyện dài, 1988)
Bí mật của một võ sĩ (tập truyện, 1989)
Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989)
Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989)
Nữ sinh (truyện dài, 1989)
Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990)
Phòng trọ ba người (truyện dài, 1990)
Mắt biếc (truyện dài, 1990)
Thằng quỷ nhỏ (truyện dài, 1990)
Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991)
Hạ đỏ (truyện dài, 1991)
Bong bóng lên trời (truyện dài, 1991)
Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993)
Những chàng trai xấu tính (truyện dài, 1993)
Tứ tuyệt cho nàng (thơ, 1994)
Lễ hội của đêm đen (thơ, 1994)
Trại hoa Vàng (truyện dài, 1994)
Út Quyên và tôi (tập truyện ngắn, 1995)
Đi qua hoa cúc (truyện dài, 1995)
Buổi chiều Windows (truyện dài, 1995)
Quán Gò đi lên (truyện dài, 4/12/1999)
Những cô em gái (truyện dài, 7/5/2000)
Ngôi trường mọi khi (truyện dài, 2001)
Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995-2002: 45 tập, 9 tập viết thêm sau)
Chuyện xứ Lang Biang (bộ truyện 4 phần, 2004-2006)
Tôi là Bêtô (truyện, 4/4/2007)
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1/2008)
Đảo mộng mơ (truyện, 21/10/2009)
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 24/10/2010)
Lá nằm trong lá (truyện dài, 24/9/2011)
Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (truyện dài, 6/2012)
Sương khói quê nhà (tạp văn, 2012)
Người Quảng đi ăn mì Quảng (tạp văn, 2012)
Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27/6/2013)
Thương nhớ Trà Long (tạp văn 2014)
Chúc một ngày tốt lành (truyện dài, 6/3/2014)
Bảy bước tới mùa hè (truyện dài, 1/3/2015)
Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (truyện dài, 28/2/2016)
Ngày xưa có một chuyện tình (truyện dài, 18/09/2016)
Cây chuối non đi giày xanh (truyện dài, 7/1/2018)
Cảm ơn người lớn (truyện dài, 17/11/2018)

Nội dung, ý nghĩa : < nhiều này ai nêu >

Câu  3 

1 .Ai Cập 

2 .Libya 

3 .Tunisia 

4 .Algeria 

5.  Maroc

6 .Tây Sahara 

7.  Sudan 

8.  Nam Phi 

9.  Lesotho 

10.  Swaziland 

11.  Botswana 

12.  Namibia 

13.  Ethiopia 

14.  Eritrea 

15.  Nam Sudan

Câu 4 : 

Thủ đô Hy Lạp : A-ten

Câu 5 :

Tên chính quy :

Tống Bình,Đại La ;La Thành,Long Đỗ,Thăng Long, Đông Đô,Đông Quan,Đông Kinh,Bắc Thành

Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán và nhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, Hoàng Diệu, ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.

Câu 6 ; < cái ngoặc là chỉ thời gian trị vì >

1. Gia Long hoàng đế (1802 – 1819) -Nguyễn Ánh

2. Minh Mệnh hoàng đế (1820 – 1840)

3. Thiệu Trị hoàng đế (1841 – 1847)

4. Tự Đức hoàng đế (1848 – 1883)

5. Dục Đức (làm vua ba ngày)

6. Hiệp Hòa (6.1883-11.1883)

7. Kiến Phúc (12.1883-8.1884)

8. Hàm Nghi (8.1884-8.1885)

9. Đồng Khánh (10.1885-12.1888)

10. Thành Thái (1.1889-7.1907)

11. Duy Tân (1907-1916)

12. Khải Định (1916-1925)

13. Vị hoàng đế cuối cùng Bảo Đại (1926-1945)

_Minh ngụy_

28 tháng 7 2018

a. – Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi nhà văn có chuyến đi thăm đảo cô Tô năm 1976.
– Xuất xứ: trích từ đoạn cuối của tác phẩm cùng tên.

b. "Sau trận bão, chân trời ngắn bể sạch như tấm kínhlau hết mây mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thắm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.

Chủ ngữ : in đậm

Vị ngữ : in đậm + nghiên

c. Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...

* Tác dụng :

-Tăng sức gợi hình , gợi cảm

- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn

-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ

-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả

28 tháng 7 2018

a)– Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi nhà văn có chuyến đi thăm đảo cô Tô năm 1976.
– Xuất xứ: trích từ đoạn cuối của tác phẩm cùng tên.

c)Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...
* Tác dụng :
-Tăng sức gợi hình , gợi cảm
- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn
-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ
-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả

4 tháng 9 2016

CHÚC BẠN HỌC TỐT,BÀI NÀY BẠN THAM KHẢO NHÉUzumaki Naruto

Tôi sinh ra, lớn lên và trưởng thành được như bây giờ là nhờ có bàn tay chăm sóc và tình yêu thương ấp ủ của cha mẹ. Ba mẹ tôi đã phải trải qua bao gian truân để nuôi dường tôi thành người, ba mẹ tôi đã giành cho tồi một tình thươnẹ lớn lao, vô bờ bến. Thấu hiểu được công ơn cha mẹ, tôi càng cảm thấy mình phải có bốn phận làm con sao cho xứng với công lao trời biển ấy và càng cảm thấy thấm thía hơn khi được đọc bài ca dao:.

Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài ca dao âm điệu thật ngọt ngào, lời lẽ nhẹ nhàng, thiết tha mà hàm súc, thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở những người con làm tròn bổn phận củá mình, ở đây, hình tượng ngọn núi Thái Sơn sừng sừng, nước trong nguồn mát lành đã được ông cha ta đưa vào câu ca dao với những liên tưởng hết sức sâu xa.

Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vừng chắc. Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống. Thông qua hình tượng nước trong nguồn, ngọn nước tinh khiêt nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cũng cảm nhận rõ được tình yêu của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong sáng biết bao nhiêu. Từ những hình ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy được ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ. Công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng xiết bao, chỉ có những hình thượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng. Chính vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ. hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta.

 

Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Vậy thì vì sao công cha lại như núi Thái Sơn, vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh thành ra ta, nuôi dưỡng chúng ta chẳng quản vô vàn vất vả. Mẹ bay đến đời ta với tình yêu dịu dàng, ngọt mát qua những lời ru nuôi lớn ta trong giấc ngủ, qua làn gió mát đêm hè từ bàn tay người, từ hơi ấm mẫu tử đã sưởi ấm ta trong đêm đông giá lạnh. Còn cha bay đến với đời ta cũng bằng tình thương mãnh liệt, đã ấp ủ trong đôi tay vững chắc của người. Cha dạy ta điều hay, lẽ phải, uốn nắn khuyết điểm cho ta, hướng cho ta đứng dậy trong mỗi lần vấp ngã.

Non xanh bao tuổi mà già 

Cả đời cha mẹ lặn lội với sương gió vất vả cay đắng để nuôi ta ăn học, để phục vụ cho tương lai của chúng ta sau này. Có ai biết chăng những vật tưởng chừng quá bình thường trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ ta đã phải lao động “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mới làm ra được. Song cha mẹ ta không bao giờ tính toán, kể lể về những khổ cực mình đã trải qua. Những khi gặp trở ngại khó khăn, những người con lại tìm về với cha mẹ bởi cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất của ta, họ luôn dang tay Ìtiở rộng tình thương đối với các con. Cả cha và mẹ đều sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Cha mẹ đã hi sinh cho con tất cả, bởi thế đứa con nào, kế cả khi đã trưởng thành, đều trở nên nhỏ bé trước cha mẹ. Ôi, tình mẫu phụ tử mới bao la và thiết tha làm sao!

Và nếu như ta đã thấu hiểu công lao cha mẹ cao cả đến nhường ấy thì còn chút gì ngần ngại khi nhắc tới bốn phận làm con của mình, bởi hiếu thảo không chỉ là đáp lại tấm lòng cha mẹ mà còn là đạo lí của người làm con, là nét đẹp của mọi người. Vậy chúng ta phải làm thế nào cho thật xứng đáng? Trước hết, chúng ta phải luôn nhớ tới và trân trọng những công lao của cha mẹ, phải biết ngoan ngoãn vâng theo những điều hay lẽ phải cha mẹ dạy bảo, tránh làm phiền lòng cha mẹ. Ta còn phải biết chăm sóc, hỏi han ân cần, quan tâm đến cha mẹ thường xuyên. Hằng ngày, tuỳ theo khả năng, chúng ta cố gắng làm các việc trong nhà như dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, thổi cơm, rửa bát, giặt giũ… để cha mẹ sau giờ làm việc về tới nhà được nghỉ ngơi trong cảnh nhà cửa sạch sè, ăn bát cơm dẻo canh ngọt. Có được những đứa con ngoan ngoãn như vậy thì cha mẹ nào chẳng cảm thấy ấm lòng sao bao nỗi vất vả.

Nhân dân ta từ xưa tới nay luôn kế thừa và phát huy nét đẹp của dân tộc: đạo hiếu. Có bao tấm lòng thơm thảo của những người con đã được vãn. thơ ghi lại mà mỗi khi nhắc đến tôi lại xúc động và cảm phục. Thật vậy, từ những ngày còn thơ, tôi thường được nghe bà ké bao nhiêu là truyện về những tấm gương hiếu thảo với cha mẹ, trong đó rất nhiều tấm gương là những bạn nhỏ. Đến nay tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện Hoa cúc ké về tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé tên là Cúc. Mẹ chú bé ốm nặng, may nhờ có bà tiên cảm động vì tấm lòng yêu mẹ sâu sắc, chân thành của chú bé, nên đã chỉ cho chú đi lấy bông hoa chỉ mọc trên đỉnh núi cao là có thể chữa bệnh cho mẹ. Ngay ngày hôm sau, chú bé đã lên đường tìm phương thuốc quý. Ngày đêm chú vượt đèo, lội suối, gai đâm rách da, đêm đêm tiếng dã thú gầm gừ, nhưng cứ nghĩ đến mẹ là không có gì làm chú sợ hãi. Cuối cùng chú đã tìm thấy loại hoa trắng muốt, có ba tầng cánh, mỗi tầng có hai cánh hoa. Đúng là loại hoa bà tiên bảo chú tìm, nhưng chỉ có một cây mà lại trên vách đá cheo leo. Chú nín thở bò lên từng mép đá và hái được hoa xuống. Song bà tiên bảo số cánh hoa sẽ là số năm mẹ sống được. Vì vậy, với trí thông minh tuyệt vời, xuất phát từ tấm lòng yêu mẹ, Cúc đã xé cánh hoa ra làm nhiều cánh và mẹ em không những đã sớm khỏi bệnh mà còn sống rất lâu vì cánh hoa bây giờ nhiều vô kể. Bà tiên bèn lấy tên của chú bé hiếu thảo và thông minh đặt tên cho loài hoa đó. Đó chính là sự tích hoa cúc trắng, sản phẩm kì diệu được tạo nên từ tình yêu thương mẹ của chứ bé. Và từ đó mỗi khi một người con tặng cha mẹ đóa hoa cúc trắng là chứng tỏ tấm lòng kính yêu hết mực của mình đối với cha me…

Còn bây giờ tôi đã là một học sinh, tôi được đọc thêm rất nhiều tấm gương hiếu thảo trong các tác phẩm văn thơ. Đó chính là tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố với nhân vật em Tí. Em có một tình yêu cha mẹ đặc biệt sâu sắc. Mới 7 tuổi, và mặc dầu không muốn phải xa thầy u và các em, Tí khóc sướt mướt, nhưng vẫn ngoan ngoãn theo mẹ sang nhà ông Nghị, đem thân đi ở để u em có tiền nộp sưu, cứu thầy em về. Đấy cũng chính là tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, với hình ảnh bé Hồng, với một trái tim ngây thơ, trong sáng vẫn luôn hướng tới mẹ thân yêu, mà không bị những rắp tâm tanh tưởi, độc địa của bà cô làm hoen ố một chút nào. Đây cũng chính là hình ảnh Bé trong tác phẩm Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi. Mới mười tuổi, Bé đã sớm biết lo toan mọi việc trong nhà để mẹ yên tâm đánh giặc giải phóng làng quê. Bởi Bé rất yêu mẹ và mong đuổi hết giặc cho mẹ em không phải xông pha nguy hiểm, được ở nhà mãi với em.

Tất cả những gương mặt đáng yêu ấy chẳng phải đã thể hiện rõ đạo làm con thực hiện tròn chữ hiếu của thiêu nhi ta đó sao?

Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó. Bởi xã hội dù tiến đến đâu thì con người, ai ai cũng phải có cha mẹ, và chúng ta ngày càng phải phát huy truyền thống ngày xưa ấy. Và bài ca dao vẫn sẽ mãi mãi còn như khẳng định sự trường tồn của vẻ đẹp ấy.



 

9 tháng 9 2016

Giúp mình mới ai làm đúng mình sẽ tích cho đây là câu hỏi : Có 1con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp ơi ,nhàng nháo......bị 1con trâu dẫm bẹp 

Câu chuyện trên đã có bố cục chưa?

Cách kể chuyện như trên có chỗ nào bất hợp lý ?

Theo em, nên sắp xếp bố cục câu chuyện trên như thế nào?

 

 

20 tháng 12 2018

Sủ dụng thành ngữ để truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng một các đa dạng phong phú hơn

9 tháng 9 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, trong đêm trường đen tối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đi mới cho Cách mạng Việt Nam, đưa người dân từng bước tiến lên và chạm vào được ánh sáng của hòa bình. Tuy nhiên, người không chỉ là một người dẫn đường tài ba, xuất chúng mà đối với mỗi người Việt Nam, Bác còn là một người cha, một người Bác thân yêu, luôn quan tâm đến những người dân bằng tất cả tình yêu thương chân thành nhất.

Để đưa Cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi bóng đêm nô lệ, sau khi bôn ba khắp năm châu bốn bể trong suốt hai mươi năm ròng rã, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước mới có thể đưa cách mạng Việt Nam cập bến thắng lợi. Người trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng, không những vậy, trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc, trước sự dáo diết, điên cuồng của Thực dân Pháp, Người đã luôn ở bên, chỉ ra từng đường đi nước bước đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam, hình ảnh của Người trong đêm khuya không ngủ suy tính vận nước, thức dậy dùng chăn của mình đắp cho người cháu chiến sĩ khiến cho ai nấy đều vô cùng cảm động về tấm lòng nhân từ, hết lòng vì dân vì nước của Người.

Trong một đêm mùa đông, khi cùng Bác hoạt động ở chiến khu Việt Bác, anh đội viên đã vô cùng xúc động trước những tình cảm yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho mình, đồng thời cũng vô cùng đau lòng vì đã khuya Bác vẫn không thôi trăn trở về vận nước, suy tính đường lối, chiến lược sao cho Cách mạng Việt Nam có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Thức dậy vào giữa đêm, anh đội viên vô cùng bất ngờ vì trời đã khuya lắm rồi, vầng trăng cũng đã lên cao, soi sáng vằng vặc trong không gian, nhưng Bác vẫn chưa ngủ, Bác ngồi bên bàn làm việc của mình, khuôn mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ đêm nay Bác đã ko ngủ

Bên bếp lửa bập bùng, gương mặt suy tư nghiêm túc, những nếp nhăn trên trán của Người khiến cho anh đội viên vô cùng xúc động, mà trên hết là đau lòng. Vì dù cả ngày lãnh đạo kháng chiến vô cùng mệt mỏi, căng thẳng, ngỡ như đêm về Hồ Chí Minh có thể nghỉ ngơi lấy lại sức lực. Nhưng không, Người không hề chợp mắt, vận nước đang khó khăn, Người không thể yên tâm nên đêm rồi vẫn trầm ngâm suy nghĩ, mong muốn tìm ra con đường đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam. Anh đội viên xúc động trước tấm lòng cao cả, vĩ đại của Bác dành cho dân tộc, cách mạng Việt Nam, nhưng cũng đau lòng khôn nguôi vì Bác không ngủ.

Bên ngoài trời bắt đầu mưa lâm thâm, bên trong mái nhà tranh xơ xác là một trái tim vị tha, cao cả của Người, anh đội viên càng nhìn hình ảnh hao gầy của Bác lại càng thương, mái tóc của người vì dân vì nước mà đã điểm nhiều sợi bạc. Nhưng lo lắng cho chính sự là vậy nhưng Bác khiến cho anh đội viên vô cùng ấp áp, cảm động. Chỉ vì sợ đứa cháu nhỏ bị lạnh mà đêm đến Người vẫn ngồi đốt lửa sửa ấm cho cháu, mong cháu có một giấc ngủ ngon. Không chỉ vậy, Người còn dịu dàng đi đắp chăn cho từng người một, vì sợ những đứa cháu giật mình tỉnh giấc mà Bác nhón chân đi nhẹ nhàng.

Nhìn thấy Bác, anh đội viên thấy cay khóe mắt, ngỡ như mình đang nằm mộng, bóng Bác ngồi đó bỗng trở nên cao lớn, vĩ đại. Tấm lòng thương yêu vô bờ bến của Bác còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng kia. Nỗi lòng thổn thức, xúc động, anh đội viên đã đến bên Bác, ân cần mà hỏi nhỏ : “Bác ơi! Bác chưa ngủ ư?”, “Bác có lạnh lắm không?”. Khẽ quay qua nhìn anh đội viên, Bác khuyên anh đội viên đi ngủ sớm lấy sức ngày mai còn đánh giặc. Vâng lời Bác, anh đội viên nhắm mắt nhưng lòng thì không thể yên tâm, bụng bồn chồn lo lắng.

Lần thứ ba thức dậy, đội viên vô cùng hốt hoảng vì Bác vẫn chưa ngủ, khuyên Bác đi ngủ thì Bác nói thương cho đoàn dân công ngòai rừng sẽ vô cùng khó khăn, dải lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn thì làm sao có thể ngủ ngon, trời lại không ngừng mưa lâm thâm. Thương các cháu vất vả nên Bác không cho phép mình chợp mắt, chỉ ngồi lặng im bên bếp lửa mong trời mau sáng. Anh đội viên cũng không thể ngủ nữa mà ngồi cùng Bác bên bếp lửa. Dù không có một giấc ngủ ngon nhưng anh đội viên vẫn thấy vô cùng vui sướng vì anh được thức cùng Bác. Và anh cũng không còn trăn trở nhiều nữa, những hành động vĩ đại của Bác bởi một lẽ đơn giản, người là Hồ Chí Minh.

11 tháng 9 2018

cho mày một SPhehe

3 tháng 12 2018

gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé . 

3 tháng 12 2018

Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. 
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó! 

28 tháng 7 2018

a. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.

Biện pháp tu từ : Ẩn dụ

Nước biển - đậm đà

Cát - vàng giòn

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

b, Ngay Hue do mau

Chu Ha Noi ve

Tinh co chu chau

Gap nhau Hang Be.

Biện pháp tu từ : Hoán dụ

Ngày Huế đổ máu - chiến tranh

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

28 tháng 7 2018

a, Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.

– Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

->Tác dụng:làm cho cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức sống mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần dông bão, khẳng định dông bão không làm cho Cô Tô bị tàn phá mà lại làm cho nó tăng sức sống mới.

b, Ngay Hue do mau

Chu Ha Noi ve

Tinh co chu chau

Gap nhau Hang Be.

->Phép hoán dụ là đổ máu

Đây là kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Tác dụng:chỉ ngày Huế bắt đầu cuộc kháng chiến.đổ máu chỉ sự đau thương ngút trời,sự hi sinh của nhân dân ta.bằng cách này,tác giả khắc họa 1 cuộc chiến tranh ác liệt đối với mỗi người dân xứ Huế

14 tháng 9 2016

/hoi-dap/question/89598.html

14 tháng 9 2016

Bài 1:

a)-Bài ca dao 1 và 2 đó là lời của tác giả dân gian(con người trong xã hội phong kiến).Dựa vào nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

b)Nội dung của 2 bài ca dao

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.Tóm lại, cả ba bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung than thân trách phận. Cuộc đời của người nông dân nghèo khổ xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ châm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thông trị kéo dài bao thế kỉ.c)*Ca dao 1:

–  Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.

–  Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

*Ca dao 2: trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề.

d)Để nói lên nỗi khổ thân phận của người nông dân trong xã hội phong kiến

e)*Cuộc sông của người lao động năm xưa:đói khổ mệt nhọc bị tra tấn bọc lột dã man

*Cuộc sông của người phụ nữ:vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng lấp lánh.

Bài 3 và 4:

a)Những câu hát châm biếm là sự biểu hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian. Nó thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các biện pháp nói ngược, phóng đại để lập ý nhằm phơi bày và phê phán những thói hư tật xấu như tham ăn, lười làm, hay ngủ, mải chơi… trong dân gian. Bài ca dao này là một bài ca phê phán người lười. Nó có cách đặt vấn để rất hay và độc đáo:

b)Nội dung:Người xưa châm biếm ngay trong cách gọi anh chàng cai lệ là cậu cai, mới nghe qua tưởng trầm trọng nhưng thực ra đó là thái độ mỉa mai, phê phán thói háo danh đến mức lố lăng, kệch cỡm của những kẻ có tí chức quyền, dù là bé cỏn con, không đáng kể.

c)những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.