K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân sâu xa

+ Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã làm nảy sinh những mâu thuẫn không thể điều hoà giữa các nước đế quốc, trong đó mâu thuẫn lớn nhất liên quan đến vấn đề thị trường và thuộc địa.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu: phe Liên minh gồm Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a (1882) và phe Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907). Cả hai khối đều ráo riết chuẩn bị chiến tranh để tranh giành thuộc địa.

- Nguyên nhân trực tiếp: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

-Xuất phát từ sự phát triển ko đồng đều giữa các nước tư bản. Bên thì có quá nhiều thuộc địa(Đế quốc gia Anh,Pháp,Mĩ), bên thì có quá ít thuộc địa(Ý, Đức, Áo-Hung)

-Hai khối quân sự đối lập hình thành bao gồm Phe Liên Minh(Đức-Ý-Áo Hung) và Phe Hiệp ước(Anh,Pháp,Liên Xô)

-28-6-1914: hoàng tử Serbia bị ám sát

14 tháng 9 2023

Nguyên nhân bùng nổ

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu

+ Chính trị: Bộ máy quan lại cồng kềnh, tham nhũng

+ Kinh tế: Ruộng của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm, chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề

+ Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội với chính quyền phong kiến dâng cao

- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân sâu xa:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Trong những năm 1912 - 1913, tình hình trên bán đảo Ban-căng trở nên phức tạp, căng thẳng.

- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),.. => Tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

NG
18 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân sâu xa dẫn:

- Đầu thế kỉ XVI, kinh tế Anh phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội có nhiều biến động:

+ Nhiều quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ để chăn nuôi cừu,... từ đó, hình thành nên tầng lớp quý tộc mới.

+ Nông dân bị mất ruộng đất, cuộc sống vô cùng khổ cực.

+ Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn, như: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quý tộc; mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế,…

+ Xã hội Anh dần có sự phân chia thành hai phe đối lập: một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.

- Nền cai trị chuyên chế của vua Sác-lơ I cũng tạo ra nhiều bất ổn về chính trị.

=> Như vậy, những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, đặt vấn đề tăng thêm các khoản thuế mới, tuy nhiên, yêu cầu này của nhà vua bị từ chối.

- Đầu năm 1642, vua Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, ráo riết chuẩn bị lực lượng để tấn công phe Quốc hội => mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng Anh bùng nổ.

14 tháng 9 2023

- Thời gian bùng nổ: Giữa thế kỉ XVIII

- Diễn biến chính một số cuộc khởi nghĩa nông dân

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu/Thời gian diễn ra

Diễn biến chính

Nguyễn Hữu Cầu
(1741-1751)

- Địa bàn: Đồ Sơn, Văn Đón... 

- Diễn biến: Từ Đồ Sơn, Văn Đón, nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. - Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

Hoàng Công Chất
(1739-1769)

Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam
khởi nghĩa. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được
nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ. Ông có công bảo
vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống sau
khi ông mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi
nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

Nguyễn Danh Phương
(1740-1751)

- Địa bàn: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt
động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang. Uy thế của
nghĩa quân ngày một lên cao. 

- Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Yêu cầu số 1: Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách, canh tân

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

- Yêu cầu số 2: Nội dung chính trong các đề nghị cải cách

+ Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 58 bản điều trần, đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...

+ Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế và Đinh Văn Điền đề nghị mở cảng Trà Lí (Nam Định), đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng....

+ Năm 1872, Viện thương bạc đề nghị mở ba cảng biển ở miền Bắc và miền Trung, đẩy mạnh giao thương với bên ngoài,...

+ Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch gửi hai bản điều trần “Thời vụ sách” (thượng và hạ) lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hoà - Thủ - Chiến, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,...

 
13 tháng 8 2023

Tham khảo

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

14 tháng 9 2023

- Nội thương: 

+ Mạng lưới chợ được hình thành

+ Nhiều đô thị xuất hiện, khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII như Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường

- Ngoại thương: Phát triển, hình thành nhiều trung tâm buôn bán lớn 

+ Đàng Ngoài: Phố Hiến (Hưng Yên)

+ Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),…

+ Nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền thi hành chính sách hạn chế ngoại thương

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
16 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Chia sẻ một số thông tin về cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII):

+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp; góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.

+ Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản; diễn ra dưới hình thức: nội chiến cách mạng kết hợp với chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Quần chúng nhân dân Pháp là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.

+ Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp) đã được công nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp vào năm 1880.

+ Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.

+ Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp.

+ Thông điệp “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.

Giải thích: thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp không chỉ tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiên trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. Do đó, cuộc cách mạng này được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu".