K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (5) Đáp án D

          GH là hoocmôn sinh trưởng có tác dụng: Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào; kích thích sụn phát triển thanh xương tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao.

          Xét các ý sau:

          (1) đúng. Vì trẻ em là giai đoạn cơ thể đang phát triển nên thiếu GH sẽ làm cơ thể phát triển chậm lại gây bệnh lùn.

          (2) đúng. Vì ở người trưởng thành cơ thể đã phát triển hoàn thiện.

          (3) sai. Vì nếu thừa GH ở người trưởng thành thì sẽ làm các phần sụn bọc 2 đầu đốt xương hóa xương và gây bệnh to đầu xương chỉ, đau khớp.

          (4) sai. Vì sau tuổi dậy thì cơ thể ngừng phát triển xương nên nếu bổ sung GH ngoại sinh sẽ không giúp cơ thể tăng trưởng.

          (5) đúng. Vì nếu thừa GH ở giai đoạn trẻ em thì tốc độ tăng trưởng của những người này mạnh hơn so với những người khác và đến tuổi trưởng thành thì họ có kích thước “khổng lồ”.

8 tháng 8 2018

Đáp án D.

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (5) 

GH là hoocmôn sinh trưởng có tác dụng: Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào; kích thích sụn phát triển thành xương tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao.

Xét các ý sau:

(1) đúng. Vì trẻ em là giai đoạn cơ thể đang phát triển nên thiếu GH sẽ làm cơ thể phát triển chậm lại gây bệnh lùn.

(2) đúng. Vì ở người trưởng thành cơ thể đã phát triển hoàn thiện.

(3) sai. Vì nếu thừa GH ở người trưởng thành thì sẽ làm các phần sụn bọc 2 đầu đốt xương hóa xương và gây bệnh to đầu xương chi, đau khớp.

(4) sai. Vì sau tuổi dậy thì cơ thể ngừng phát triển xương nên nếu bổ sung GH ngoại sinh sẽ không giúp cơ thể tăng trưởng.

(5) đúng. Vì nếu thừa GH ở giai đoạn trẻ em thì tốc độ tăng trưởng của những người này mạnh hơn so với những người khác và đến tuổi trưởng thành thì họ có kích thước “khổng lồ”.

21 tháng 1 2017

Đáp án D

Ở người tiroxin có vai trò:

- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của hệ thần kinh và hệ sinh dục.

- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bằng cách tăng cường chuyển hóa cơ bản.

Khi trẻ em bị thiếu tiroxin thì sẽ giảm chuyển hóa cơ bản nên trẻ chậm hoặc ngừng lớn, hệ thần kinh phát triển không tốt, trí tuệ kém

21 tháng 8 2018

Đáp án B

Ý đúng là I và IV

II. sai vì GH là hooc môn có vai trò kích thích phân bào,

III . sai vì Progesteron được tiết ra trong chu kì kinh nguyệt của phụ nữ (chưa mang thai cũng tiết)

6 tháng 3 2018

Đáp án A.

GH là hoocmôn do tuyến yên tiết ra có tác dụng kích thích quá trình phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào bằng cách tăng tổng hợp prôtêin. Kích thích phát triển xương. Nếu cơ thể trẻ em dư thừa hoocmôn GH thì quá trình phát triển xương diễn ra nhanh dẫn tới gây hiện tượng người khổng lồ.

23 tháng 4 2019

Đáp án C

Các nhận định đúng về hormone tiroxin là 1,3,4

(2) sai, tiroxin kích thích nòng nọc chuyển thành ếch

(5) sai, ở trẻ em thiếu tiroxin gây thiểu năng trí tuệ

Một đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường ở người dẫn đến thay thế một axitamin trong chuổi pôlipeptit β-hemôglôbin làm hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một...
Đọc tiếp

Một đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường ở người dẫn đến thay thế một axitamin trong chuổi pôlipeptit β-hemôglôbin làm hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu nặng và chết ở tuổi sơ sinh; người chị đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không bị bệnh này. Biết không có phát sinh đột biến ở những người trong gia đình trên, khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của vợ chồng người chị nói trên

A. 2/3 bình thường; 1/3 thiếu máu nhẹ

B. 1/3 bình thường; 2/3 thiếu máu nhẹ.

C. 50% bình thường; 50% thiếu máu nhẹ

D. 1/3 thiếu máu nặng; 2/3 thiếu máu nhẹ

1
16 tháng 5 2017

Đáp án A

Giả sử: A: thiếu máu, a: bình thường.

AA: Thiếu máu nặng, Aa: thiếu máu nhẹ, aa: bình thường.

Xét gia đình người vợ:

Người em vợ bị thiếu máu nặng, chết ở tuổi sơ sinh có kiểu gen AA → Bố và mẹ người vợ phải có kiểu gen Aa (thiếu máu nhẹ) → Người vợ có thể có kiểu gen 2/3Aa hoặc 1/3 aa → giảm phân cho 1/3A : 2/3a.

Người chồng không bị bệnh này có kiểu gen aa → giảm phân cho 100%a.

Khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của vợ chồng người chị nói trên là: (1/3A: 2/3a).(100%a) = 1/3Aa : 2/3aa → 1/3 thiếu máu nhẹ : 2/3 bình thường

Một đột biến gen trên NST thường ở người dẫn đến thay thế một axit amin trong chuỗi polypeptide b-hemoglobin làm hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình,...
Đọc tiếp

Một đột biến gen trên NST thường ở người dẫn đến thay thế một axit amin trong chuỗi polypeptide b-hemoglobin làm hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu nặng và chết ở tuổi sơ sinh, người chị đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không bị bệnh này. Biết không có phát sinh đột biến ở những nhgười trong gia đình trên, khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của cặp vợ chồng người chị nói trên là

A. 1/3 thiếu máu nặng: 2/3 thiếu máu nhẹ.   

B. 2/3 bình thường: 1/3 thiếu máu nhẹ

C. 1/3 bình thường: 2/3 thiếu máu nhẹ.        

D. 1/2 bình thường: 1/2 thiếu máu nhẹ

1
12 tháng 12 2017

Đáp án B

A bị bệnh trội không hoàn toàn với a bình thường AA : thiếu máu nặng – chết ở tuổi sơ sinh

Aa : thiếu máu nhẹ – có thể khó phát hiện aa : bình thường

Một gia đình, có người con thứ 2 bị thiếu máu nặng (KG là AA)

→ bố mẹ có kiểu gen là A-

Mà kiểu gen AA chết trước khi trưởng thành

→ bố mẹ có kiểu gen là Aa

→ người chị có dạng là : (2/3Aa : 1/3aa)

Người chị kết hôn với người chồng bình thường, không bị bệnh : (2/3Aa : 1/3aa) x aa

Theo lý thuyết, khả năng biểu hiện bệnh ở đời con là : 1/3Aa : 2/3aa ↔ 1/3 thiếu máu nhẹ : 2/3 bình thường

Một đột biến gen trên NST thường ở người dẫn đến thay thế một axit amin trong chuỗi polypeptide - hemoglobin làm cho hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình,...
Đọc tiếp

Một đột biến gen trên NST thường ở người dẫn đến thay thế một axit amin trong chuỗi polypeptide - hemoglobin làm cho hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu nặng và chết ở tuổi sơ sinh, người chị đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không bị bệnh này. Biết không có phát sinh đột biến ở những người trong gia đình trên, khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của cặp vợ chồng người chị nói trên là

A. 1/3 thiếu máu nặng : 2/3thiếu máu nhẹ

B. 2/3bình thường: 1/3thiếu máu nhẹ

C. 1/3 bình thường : 2/3thiếu máu nhẹ

D. 1/2bình thường : 1/2thiếu máu nhẹ

1
Một đứa trẻ mắc một bệnh di truyền hiếm gặp được sinh ra từ một cặp bố, mẹ bình thường. Đứa trẻ này có một chị gái khỏe mạnh. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nếu bệnh được tìm thấy phân li ở một số người trong dòng họ của bố, thì khả năng bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây ra nhiều hơn là đo gen lặn liên kết giới tính. (2) Nếu bệnh do gen lặn liên...
Đọc tiếp

Một đứa trẻ mắc một bệnh di truyền hiếm gặp được sinh ra từ một cặp bố, mẹ bình thường. Đứa trẻ này có một chị gái khỏe mạnh. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu bệnh được tìm thấy phân li ở một số người trong dòng họ của bố, thì khả năng bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây ra nhiều hơn là đo gen lặn liên kết giới tính.

(2) Nếu bệnh do gen lặn liên kết giới tính, xác suất chị gái dị hợp về gen gây bệnh là 50%.

(3) Nếu bệnh do gen lặn liên kết nhiễm sắc thể thường, xác suất chị gái dị hợp về gen gây bệnh là 50%.

(4) Nếu chưa từng xuất hiện ở cả hai dòng họ của bố và mẹ, đột biến gây bệnh hoặc có tính lặn liên kết nhiễm sắc thể thường, hoặc là đột biến đặc trưng riêng của đứa trẻ

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

1
18 tháng 2 2017

Đáp án C

(1) Đúng. Vì bố bình thường nhưng sinh đứa trẻ mắc một bệnh di truyền hiếm gặp thì bố phải mang kiểu gen dị hợp tử. Khả năng bệnh do gen lặn trên NST thường hơn là gen liên kết với giới tính (ít có trường hợp gen bệnh nằm trên vùng tương đồng X và Y).

(2) Đúng. Nếu bệnh do gen lặn liên kết giới tính mà bố bình thường thì gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y nên bố có kiểu gen  X A Y a hoặc  X a Y A  mẹ bình thường có kiểu gen   X A Y a  Xác suất chị gái dị hợp về gen gây bệnh  X A Y a  là 50%.

(3) Sai. Nếu bệnh do gen lặn liên kết NST thường Bố mẹ của đứa trẻ mắc một bệnh di truyền hiếm gặp (aa) có kiểu gen là Aa  Xác suất chị gái dị hợp về gen gây bệnh là  2 3 A a

(4) Đúng.