K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2019

lịch sử là câu a

địa lý là câu b

2 tháng 5 2019

Trả lời :

 1 B  Vì sợ làm nhân dân ta bị thương 

2 B Khô hạn , phần lớn là diện tích là hoang mạc và xa-van

@Như Ý

2 tháng 5 2019

ĐỊa lý lớp 5 : 

Lục địa Ô-x-trây-li-a có khí hậu như thế nào ?

 a) mát mẻ , thích hợp cho nhiều động vật như căng-gu-ru , gấu cô-a-la ...

b) Khô hạn , phần lớn là diện tích là hoang mạc và xa-van

c) nhiều đới khí hậu, thích hợp cho nhiều loại cây như keo , bạch đàn ...

2 tháng 5 2019

#)Trả lời :

Lục địa Ô - x - trây - li - a có khí hậu :

B.Khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van

#)Những ý kia đều đúng nhưng ý B. là chủ yếu nhất nha !

             #~Will~be~Pens~#

Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng: (câu 1 đến câu 2)Câu 1. Sự kiện lịch sử đã kết thức cuộc kháng chiến chống Pháp, lập lại hoà bình ở miền Bắc là:a. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.b. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.c. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954d. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.Câu 2. Vì sao gọi chiến thắng của quân dân...
Đọc tiếp

Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng: (câu 1 đến câu 2)

Câu 1. Sự kiện lịch sử đã kết thức cuộc kháng chiến chống Pháp, lập lại hoà bình ở miền Bắc là:

a. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.
b. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
c. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954
d. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.

Câu 2. Vì sao gọi chiến thắng của quân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"? (1 điểm)

a. Diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ.
b. Diễn ra trên đường Điên Biên Phủ ở Thủ đô Hà Nội.
c.Tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng này cũng tương tự như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
d. Quân và dân Điện Biên Phủ tham gia chiến đấu.

Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm sau: (Trung Quốc, Liên Xô, Ô-xtrây-li-a, Cộng hòa Liên bang Nga) (1 điểm)

Nước .......................... giúp ta thiết kế và thi công Nhà máy thủy điện Hòa Bình?

Câu 4. Nối tên các châu lục ở cột A với các thông tin ở cột B cho phù hợp:(1 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Sử - Địa lớp 5

Câu 5. Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống các câu sau: (1 điểm)

Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào?

Châu Phi  □          Châu Mĩ □
Châu Đại  □         Dương Châu Âu □

Câu 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm sau: (nóng ẩm, mát mẻ, lạnh nhất trên thế giới, khí hậu khô) (1 điểm)

Châu Nam Cực có khí hậu..........................................

B. Tự luận:

Câu 7. Vì sao vào ngày 30/4/1975 Tổng thống ngụy Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện? (1 điểm)

Câu 8. Em hãy nêu vai trò to lớn của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước? (1 điểm)

Câu 9. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau thế nào? (1 điểm)

Câu 10. Trên trái đất có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1 điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI CHK II

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn Lịch sử và Địa lí, Lớp 5

A. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 1 điểm)

Câu

1

2

3

6

Ý đúng

c

c

Liên Xô

lạnh nhất trên thế giới

Câu 4. (1 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Sử - Địa lớp 5

Câu 5. (1điểm): Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống các câu sau:

Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào?

Đ Châu Phi            S Châu Mĩ

S Châu Đại Dương      S Châu Âu

B. Tự luận:

Câu 7. (1điểm): Ngày 30/4/1975 Tổng thống ngụy Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện vì:

- Quân ta đã chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

- Ngụy quân, ngụy quyền đã sụp đổ hoàn toàn.

Câu 8. (1 điểm):

Vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình:

- Cung cấp nguồn điện cho cả nước, phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.

- Ngăn chặn, hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ

- Cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc.

Câu 9. (1 điểm): Khí hậu cao, gió mưa thay đổi theo mùa.

- Miền Bắc có mùa đông lạnh, miền Nam nóng quanh năm

Câu 10. (1điểm): Trên trái đất có 4 đại dương. Đó là những đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất.

0

Tại sao ngày 30 - 12 -1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
GỢI Ý LÀM BÀI
Đêm 20 rạng sáng 21-12, quân dân Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 12 phi công Mĩ.
Ngày 26-12, địch tập trung số lượng máy bay B52 lớn nhất (105 lần chiếc) hòng huỷ diệt Hà Nội. Hơn 100 địa điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Riêng ở phố Khâm Thiên, bom Mĩ đã sát hại 300 người, phá huỷ 2000 ngôi nhà. Quân dân ta đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 18 máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.
Những ngày đêm tiếp theo, máy bay Mĩ vẫn không thoát khỏi sự trừng trị của quân dân ta. Đêm 29-12, Hà Nội đánh thắng trận cuối cùng, tiêu diệt thêm 1 chiếc B52.
Ngày 30 - 12 - 1972, biết không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn, Tổng thống Mĩ Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

21 tháng 12 2018

1. nguyễn tất thành muốn đi tìm đường cưu nước vì ko muốn nhân dân ta bị thực dân pháp đô hộ

2.nguyễn tất thành biểu hiện là đi ra nước ngoai tim đương cứu nước

3.chống giặc dốt nhân dân ta mở ra những lớp bình dân học vụ cho những người dân,chống giặc đói bac hồ đã lập ra chương chinh 10 ngày nhịn ă một bữa để ủng hộ nhà nghèo

4.Nước ta được sống trong hòa bình , nhân dân có quyền tự do hạnh phúc

5. thực dân pháp tấn công lên viết bắc để thu căn cứ đầu não của chúng ta

21 tháng 12 2018

1. Hãy nêu lý do vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tim đường cứu nước

Trả lời:Vì Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, người  đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đông bào.

2.Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện như thế nà?

Trả lời:Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện người có một tinh thần yêu nước rất mảnh liệt

3.Sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt, giặc đói ?

Trả lời:Quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa mù chữ phát động khắp nơi...

4.Cuối bảng tuyêt ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì?

Trả lời:"Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ây.

5.Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?

Trả lời:Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta

k nhé

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: “Thuở nhỏ, Ha-vớt Ke-li thường lầm lũi cuốc bộ đến trường với cái bụng đói cồn cào và cái túi trống rỗng. Một hôm, cậu đánh bạo gõ cửa căn nhà bên đường để xin chút gì ăn cho qua cơn đói…Khi cửa mở, cậu bàng hoàng nhìn thấy chủ nhà là một cô gái trẻ đẹp. Thay vì xin đồ ăn, cậu ngượng ngùng chỉ...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

“Thuở nhỏ, Ha-vớt Ke-li thường lầm lũi cuốc bộ đến trường với cái bụng đói cồn cào và cái túi trống rỗng. Một hôm, cậu đánh bạo gõ cửa căn nhà bên đường để xin chút gì ăn cho qua cơn đói…Khi cửa mở, cậu bàng hoàng nhìn thấy chủ nhà là một cô gái trẻ đẹp. Thay vì xin đồ ăn, cậu ngượng ngùng chỉ dám xin ly nước. Nhưng nhìn thấy nétmặt tiều tụy vì đói khát của cậu, cô gái đã mang ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ để cảm nhận hương vị ngọt ngào của ly sữa đang làm dịu dần cái đói, rồi cậu lúng túng: - Em…phải trả bao nhiêu ạ? Mỉm cười, cô gái đáp: - Lòng nhân ái đâu đòi hỏi phải đền đáp. Nhìn chăm chăm cô gái với tất cả lòng biết ơn, cậu nói: “Cảm ơn chị…”. Ha-vớt Ke-li thấy khỏe hẳn lên không phải chỉ vì ly sữa mà còn vì tấm lòng chân thành của cô gái nhân hậu”.

(Theo Nguyễn Văn Hòa)

1. Trong lúc đói khát nhất, hỏi xin một cốc nước uống, Ha-vớt Ke-li nhận được thứ gì từ cô gái?

A. Một ly nước         B. Một ly sữa              C. Một chiếc bánh mì

2. Vì sao cậu bé lại xin một ly nước thay vì xin một chút đồ ăn cho qua cơn đói  

A. Vì chủ nhà là cô gái trẻ đẹp khiến cậu bé ngượng ngùng.

 B. Vì chủ nhà rất nghèo.

C. Vì cậu bé đang rất khát nước.

3. Cô gái trả lời như thế nào khi Ha-vớt Ke-li hỏi về số tiền cậu phải trả?

A. Lòng nhân ái đâu đòi hỏi phải đền đáp.

B. Cậu trả bao nhiêu cũng được.

C. Ly sữa không đáng gì nên không lấy tiền

Bài 2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả.

a. Vì hôm trước đi mưa mà không mặc áo mưa…………………………………..

b. ……………………………………………………nên mọi người phải giữ ấm.

c. …………………………………………………….nên bạn ấy đã tiến bộ rõ rệt.

d. …………………………………………..nhưng các bạn vẫn làm bài chăm chỉ.

Bài 3. Điền vào chỗ trống những quan hệ từ thích hợp :

 a. Mưa đã tạnh …………đường xá vẫn còn lầy lội.

 b. Cuộc họp phụ huynh bị hoãn lại…………cô giáo bị ốm.

 c. Em chăm chỉ học bài…………..mẹ rất hài lòng.

d. Bạn Lan không đi học………….bạn bị ngã xe.

Bài 4. Sắp tới ngày 8/3, lớp em dự định tổ chức một chương trình văn nghệ đặc sắc để chúc mừng cô giáo và các bạn nữ trong lớp. Là lớp phó Văn – Thể, em sẽ lập chương trình cho hoạt động này như thế nào?

1. Mục đích: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

2. Phân công chuẩn bị: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

 3. Chương trình cụ thể: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

Bài 5. Đố vui – vui đố

 Đang ở dưới bếp,

Giúp việc nấu ăn,

 Bỗng chốc bị nhầm,

 Thành giường trẻ nhỏ,

Bởi vì ai đó,

Lấy mất dấu huyền.

 Là các chữ:……………

6
4 tháng 5 2020

sao hỏi nhieuf thế ko làm bài kiểm tra à

4 tháng 5 2020

Cả 1 đề thi của bạn đây ah

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để...
Đọc tiếp

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ. 

1.Có thể hoán đổi vị trí của từ " nuôi " và từ " phụng dưỡng " trong hai câu văn " Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai." hay không? Vì sao?

2. Lời giảng giải của bác nông dân với con ve cho chúng ta thấy bác là người như thế nào? Từ câu chuyện của bác nông dân, em dút ra bài học gì cho mình?

1
11 tháng 7 2020

1. Ko thể hoán đổi vì nếu dùng từ "nuôi" để thay thế từ "phụng giưỡng" trong câu đầu thì sẽ tỏ sự thiếu tôn trọng đối với người lớn hơn.Ngược lại,nếu dùng từ "phụng dưỡng" thay cho từ nuôi ở câu sau thì sẽ có ý nghĩa là đề cao người ít tuổi hơn,đó là sai.

2. Lời giảng giải của bác nông dân đối với con ve cho thấy bác là một người biết lo xa,tôn trọng cha mẹ và chăm chút chu đáo cho con cái.Từ câu chuyện của bác nông dân,em rút ra đc bài học rằng phải biết lo xa và phải có trách nhiệm với cha mẹ,yêu thương con cái

      Chúc bạn học tốt!

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

Hoa xoan Mùa giêng hai. Mù sương càng bớt thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi mưa li ti hàng triệu triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh. Ấy là lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới. Người nhà quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ làm nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế… Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ...
Đọc tiếp

Hoa xoan Mùa giêng hai. Mù sương càng bớt thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi mưa li ti hàng triệu triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh. Ấy là lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới. Người nhà quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ làm nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế… Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê. Khoảng tiết Kinh Chập năm trước, xoan đã trút hết lá, chỉ còn cây gầy guộc, cành khẳng khiu. Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành. Và lại bất chợt giữa trưa nào đó, ngợp mắt, rợp trời hoa xoan bung ra trắng tím. Cái hương hoa xoan ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại nước hoa sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Nó luôn gợi ta nhớ nhung về tuổi thơ và một miền quê yêu thương. Bây giờ, nhà nhà xây mái bằng bê tông cốt sắt, gỗ xoan không còn chỗ làm cột, làm quá giang, đòn bẩy. Đến cái chạn bát cũng bằng i-nốc, bằng nhựa; gỗ xoan đã ra rìa ngoài cuộc sống người dân quê. Không còn ai làm nhà bằng gỗ xoan. Không còn hoa xoan rụng. Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Cái hương ………. ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại ……….. sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Câu 2: Tại sao ngay trong đoạn mở đầu, tác giả đã khẳng định xoan đã gắn bó với người dân quê hàng ngàn năm nay? ………………………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Câu 3. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”. Thông tin Trả lời Bây giờ nhà nhà xây mái bằng gỗ xoan. Đúng / Sai Mùa giêng hai, xoan bắt đầu trút hết lá, chỉ còn cây gầy guộc, cành khẳng khiu Đúng / Sai Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê. Đúng / Sai Đầu xuân, xoan ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. Đúng / SaiCâu 4: Tác giả dùng biện pháp, hình ảnh nào để miêu tả lộc xoan? A. So sánh lộc xoan với móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. B. Nhân hóa lộc xoan đáng yêu như móng gà chíp bé xíu xinh xinh. C. Nhân hóa lộc xoan bé xíu xinh xinh như móng gà chíp. Câu 5: Vì sao với tác giả không thể có thứ nước hoa nào sánh với hương xoan? A. Cây xoan gắn bó với quê hương tác giả. B. Tác giả rất thích mùi hương hăng hăng của quả xoan. C. Hương hoa xoan luôn gợi nhớ về tuổi thơ và quê hương. Câu 6: Những hình ảnh nào của cây xoan được tác giả miêu tả nhiều hơn cả? A. Cành xoan, hoa xoan. B. Vườn xoan, bờ rào xoan, lộc xoan. C. Thân cây xoan, gỗ xoan, hoa xoan. Câu 7: Điều gì khiến tác giả ngậm ngùi khi nhắc về cây xoan? ……………………………………………………………………………………………… ............................................................................................................................................... Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? A. Ẩm ướt, gần gũi, âm thầm,li ti,tim tím. B. Gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, ngan ngát. C. Li ti, gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, mưa phùn. Câu 9: Những từ nào trong câu: “Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành.” là tính từ? A. Tim tím. B. Tim tím, lăn tăn. C. Ắng, tim tím, lăn tăn. Câu 10:Đoạn 3 của bài văn trên có những trường hợp nào là đại từ? A. Nó, ta. B. Nó, đó, ta. C. Nào, đó, nó, ta. Câu 11: Những từ nào trong câu: ‘‘Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kì và gần gũi vô cùng với người nhà quê.’’ là quan hệ từ ? A. Và. B. Và, với. C. Rồi, và, với. Câu 12 : Trong câu ‘‘Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.’’, tác giả đã sử dụng biện pháp nào để tả cây xoan? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Nhân hóa và so sánh. Câu 13. Phân tích cấutạo ngữ pháp của các câu sau: “Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê.” …………………………………………………………………………………………………………………. Câu 14: Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ nói về tình cảm gia đình. …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………

4

dài quá đọc ko hết

Mik thua

HT:)) 

.

19 tháng 7 2021

cái gì vậy dài thế

bó tay !!!!!!