K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
10 tháng 1

Mỗi người đều có một vẻ bề ngoài khác nhau, không ai là giống ai. Có người xinh đẹp, có người xấu xí, có người cao lớn, có người thấp bé, có người giàu có, có người nghèo khó. Vẻ bề ngoài là thứ đầu tiên đập vào mắt chúng ta nhưng nó không phải là tất cả. Đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài là một thói quen xấu cần được loại bỏ.

Thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Nó khiến chúng ta trở nên hẹp hòi, thiếu hiểu biết, đánh giá sai lầm về con người. Khi chúng ta chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của một người, chúng ta chỉ thấy những gì họ thể hiện ra bên ngoài mà không biết được những gì họ có bên trong. Chúng ta có thể sẽ đánh giá họ là người kiêu ngạo, lạnh lùng, hoặc ngược lại, là người nghèo khó, hèn kém. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm, mâu thuẫn, thậm chí là xa lánh nhau.

Ngoài ra, thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài cũng có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những mối quan hệ tốt đẹp. Trong cuộc sống, có rất nhiều người có vẻ bề ngoài không được bắt mắt, nhưng họ lại có những phẩm chất tốt đẹp như thông minh, tài năng, tốt bụng, nhân hậu. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của họ mà không tiếp xúc, tìm hiểu, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội được gặp gỡ những người bạn tốt. Vì vậy, chúng ta cần loại bỏ thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Để làm được điều đó, chúng ta cần học cách nhìn nhận con người một cách toàn diện, không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài. Chúng ta cần dành thời gian để tìm hiểu, tiếp xúc với họ để có thể hiểu rõ họ hơn. Khi chúng ta hiểu rõ một người, chúng ta sẽ có thể đánh giá họ một cách khách quan và chính xác hơn.

Mình biết rằng bạn là một người tốt nhưng bạn lại có thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Điều này khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống. Mình mong rằng bạn sẽ thay đổi thói quen này. Hãy học cách nhìn nhận con người một cách toàn diện, không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài. Khi bạn làm được điều đó, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

2 tháng 11 2023

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về thói quen đi học muộn và quan niệm của bản thân.

2. Thân bài:

a) Tác hại của việc đi học muộn:

Đi học muộn có thể khiến ta mất uy tín, khiến các bạn và thầy cô không tin bạn và không muốn giao lưu với bạn nữa.Đi học muộn cũng làm cắt ngang mạch dạy học của thầy cô cũng như ảnh hưởng đến việc học của các bạn trong lớp.Đi học muộn còn khiến bạn bị mất kiến thức bài học, mất thời gian ôn lại bài mà mọi người đã học. 

b) Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn:

Khách quan: có thể là những nguyên nhân khách quan như tắc đường, hỏng xe,...Chủ quan: như ngủ quên hoặc đơn giản nó là một thói quen không thể bỏ.

c) Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn:

Sắp xếp thời gian hợp lý, cần dự tính thời gian cho những sự cố phát sinh thêm.Đặt đồng hồ báo thức hẹn giờ để tránh quên giờ và không lỡ mất thời gian.Rèn luyện bản thân nhiều hơn để không bị ỷ lại vào người khác.

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề:

Cần từ bỏ thói quen đi học muộn để không làm mất thời gian của bản thân cũng như không làm ảnh hưởng đến người khác

2 tháng 11 2023

cái này để tham khảo thôi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Những lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

+ Trình bày rõ ràng vấn đề thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.

+ Xác định mục đích lí do viết bài luận.

+ Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

+ Lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lím

+ Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

+ Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Dựa vào yêu cầu về kiểu bài, nêu ra những điểm lưu ý.

Lời giải chi tiết:

Những lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

     Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Thói quen xấu, thói quen không lành mạnh có thể dẫn đến những tác hại, hậu quả mà chúng ta không thể dự đoán được. Một thói quen không tốt mà không chỉ người lớn cần từ bỏ mà cả những em học sinh, sinh viên cần phải lưu ý khi ra đường, đó là thói quen không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe gắn máy.

     Khi tham gia giao thông, đặc biệt là ở người lớn và trẻ nhỏ, rất nhiều người không đội mũ bảo hiểm hoặc có đội mũ nhưng đội mũ không đảm bảo chất lượng được khuyên dùng. Chính phủ và Nhà nước đã nhiều lần đưa ra những hình phạt nghiêm khắc, xử phạt những trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhưng nhìn chung thói quen ấy vẫn còn ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của người dân đặc biệt là những em học sinh khi đi xe đạp điện thường đội những chiếc mũ bán ở vỉa hè, không đảm bảo chất lượng. Hay một số bậc phụ huynh coi nhẹ sự an toàn của con em mình khi tham gia giao thông, thiếu trách nhiệm trong việc dạy bảo các em phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng bản thân.

     Qua việc tìm hiểu và khảo sát cho thấy, thói quen không đội mũ bảo hiểm ở người lớn được hình thành là do mũ bảo hiểm khiến họ cảm thấy khó chịu nhất là vào những ngày hè việc đội mũ dễ ra mồ hôi, gây khó chịu cho da đầu. Hay đôi lúc do quá vội mà họ quên đội mũ rồi dần dần hình thành thói quen không đội mũ khi tham gia giao thông. Còn ở lứa tuổi học sinh như chúng ta, việc không đội mũ bảo hiểm là vì nó không hợp thẩm mỹ, cảm thấy khó chịu khi đội, … Đây chính là một số lý do dẫn đến tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của mọi người hiện nay, cũng là nguyên nhân trực tiếp của việc gia tăng các vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại tính mạng con người.

     Việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hay xe gắn máy là một thói quen không tốt, cần phải được từ bỏ ngay từ bây giờ. Thói quen này không chỉ gây ảnh hưởng đến tính mạng bản thân mà còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Cá nhân tôi đã từng có thói quen không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và sau một vụ tai nạn ngoài ý muốn, tôi đã ý thức được sự nghiêm trọng của thói quen này, và tôi đã quyết tâm từ bỏ nó để giữ an toàn cho tính mạng của bản thân. Hay đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện, xe gắn máy, dẫn đến thiệt mạng về tính mạng con người được đưa tin trên báo là do việc nạn nhân không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đặc biệt là những vụ tai nạn đâm xe có nạn nhân là những học sinh không đội mũ bảo hiểm, lái xe với tốc độ nhanh khi đi trên đường. Đội mũ bảo hiểm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh chấn thương đầu và tử vong do tai nạn giao thông gây ra, cần hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm mỗi khi ra đường.

     Vậy để từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm thì cần phải làm như thế nào? Chính phủ và Nhà nước ta cũng đã đưa ra những điều luật, hình phạt cho những ai tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, phạt tiền hoặc tịch thu xe, bằng lái xe. Nhưng nếu chỉ đưa ra bộ luật mà người dân không tự ý thức về thói quen, hành vì của mình thì tình trạng không đội mũ bảo hiểm vẫn sẽ diễn ra. Đầu tiên, mũ bảo hiểm đạt chuẩn thường không phù hợp với thẩm mỹ của một số người đặc biệt là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên, do đó các bậc phụ huynh có thể trang trí thêm một số hình dán lên mũ bảo hiểm cho đẹp hơn. Ngoài việc trang trí mũ cho hợp thẩm mỹ thì chúng ta cần phải luôn ghi nhớ việc đội mũ bảo hiểm khi ra đường, có thể luôn treo mũ ở xe hoặc để mũ ở trên tủ giày hay treo ở gần cửa, … để mỗi khi ra ngoài chúng ta sẽ nhìn thấy và không bị quên phải đội mũ nữa. Việc để mũ ở những nơi dễ thấy, dễ cầm sẽ giúp ta hình thành thói quen đội mũ dễ dàng hơn, sẽ không còn tình trạng quên không đội mũ mỗi khi ra ngoài nữa. Một khi người lớn đã có thói quen đội mũ bảo hiểm thì việc hình thành thói quen đội mũ cho trẻ em cũng sẽ đơn giản hơn, vì trẻ em thường hay học theo những việc làm của người lớn.

     Mỗi chúng ta đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe mô tô, xe máy có thể giảm được 42% nguy cơ tử vong với xác suất tùy thuộc vào tốc độ của từng xe. Vì vậy, để hạn chế chấn thương ở đầu, mỗi người dân cần có ý thức thực hiện nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông. Tôi và các bạn những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cũng cần có ý thức, tự hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm và tuyên truyền thói quen tốt đến với mọi người xung quanh ta để bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân mình.