K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2021

giúp mình với

 

28 tháng 10 2021

Tham khảo:

1, Mở bài:

- Giới thiệu về nhân vật phụ nữ trong văn học Trung đại Việt Nam:

- Trong văn học Trung đại từ cuối thế kỉ XVII trở đi, hình tượng người phụ nữ bắt đầu được đưa vào thơ ca, văn xuôi nhiều hơn.

- Qua một số tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn THCS như thơ Hồ Xuân Hương, đoạn trích trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, 3 đoạn trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu cho thấy cụ thể hình ảnh người phụ nữ thời phong kiến; thể hiện nhiều tư tưởng nhân đạo.

2, Thân bài:

a, Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam

* Ngoại hình: các tác giả ca ngợi người phụ nữ với những nét đẹp riêng

   - Hình ảnh phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương mang vẻ đẹp phồn thực, khỏe khoắn đầy sức sống: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (“Bánh trôi nước”).

 

   - Hình ảnh phụ nữ qua ngòi bút của Nguyễn Du hiện lên trang trọng, quý phái: dùng một loạt hình tượng đẹp của thiên nhiên để tả vẻ đẹp của Thúy Vân như mây, tuyết, hoa, ngọc, trăng; tả Thúy Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành, đôi mắt trong như nước hồ thu, long mày đẹp như nét núi mùa xuân (đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”).

   - Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Vũ Thị Thiết được miêu tả là người “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.

⇒ Dù dùng bút pháp ước lệ tượng trưng, ẩn dụ hay chỉ bằng một câu văn ngắn gọn giới thiệu nhân vật, tất cả đều xây dựng những hình ảnh người phụ nữ đẹp, cho thấy sự yêu mến, quý trọng cái đẹp, quý trọng người phụ nữ của các tác giả.

* Tài năng:

   - Người phụ nữ trong văn học Trung đại chủ yếu được ca ngợi về tài năng cầm, kì, thi, họa. Nguyễn Du xây dựng hình tượng Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, “pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Đặc biệt là tài đàn của nàng, không chỉ đàn hay, Kiều còn tự viết nên “một thiên bạc mệnh” ai nghe cũng phải xiêu lòng.

   - Chính người sáng tác như Hồ Xuân Hương cũng là minh chứng cho tài năng của người phụ nữ không thua kém gì so với đàn ông. Bà từng có những câu thơ khá “ngông” về tài phận của người phụ nữ xưa: “Ví đây đổi phận làm trai được/Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (Bài “Miếu Sầm thái thú”)

 

⇒ Trong khi miêu tả sắc đẹp và tài năng của người phụ nữ, các tác giả trên cũng thể hiện sự tiếc nuối, thương xót cho sắc đẹp, tài năng ấy không mấy người coi trọng.

* Phẩm hạnh, tâm hồn

   - Hình tượng phụ nữ có cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Chị em Thúy Kiều), dù trải bao sóng gió cũng vẫn “giữ tấm lòng son” (Bánh trôi nước).

   - Hiếu thuận, chung tình:

   + Thúy Kiều vì cha mà bán mình, hi sinh tình cảm riêng tư.

   + Kiều Nguyệt Nga vâng lời cha, không quản đường xa nguy hiểm tới gặp cha để nghe cha thu xếp chuyện lập gia đình: “Làm con đâu dám cãi cha/ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.

 

   + Vũ Nương một lòng chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất thương xót, lo ma chay như cha mẹ đẻ, một lòng chờ chồng chinh chiến quay về.

   + Người vợ trong “Chinh phụ ngâm khúc” nhớ thương chồng, đau buồn trước cảnh li tán: “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”.

   - Coi trọng phẩm tiết:

   + Kiều Nguyệt Nga khi bị cướp chặn đường, được Lục Vân Tiên cứu đã tạ ơn “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.

   + Thúy Kiều khi nhớ tới Kim Trọng cũng tủi hờn vì bản thân đã lâm vào kiếp trôi dạt, bị lừa bán: “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.

   + Vũ Nương khi bị chồng vu oan là không chung thủy, đã tự tử để chứng tỏ phẩm tiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.

b, Thân phận người phụ nữ Việt Nam

   - Thân phận bé nhỏ bị chà đạp, vùi dập:

   + Số phận long đong lận đận phụ thuộc vào cha mẹ, chồng, con theo quan niệm Tam Tòng thời phong kiến: Hồ Xuân Hương đã thể hiện số phận người phụ nữ gắn gọn qua hai câu “Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.

   + Thân phận bé nhỏ bị đồng tiền chi phối, chà đạp: Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh xem như một món hàng để trả giá mua bán, bị bán vào lầu xanh, bị lừa, đánh đập và bị ép trở thành kĩ nữ.

 

   + Luôn bị nghi ngờ về nhân phẩm: Trương Sinh không tin vợ, không nghe vợ giải thích, dẫn đến cái chết oan của Vũ Nương.

c, Giá trị nhân đạo thể hiện qua hình ảnh người phụ nữ

   - Nguyễn Du luôn dự báo sóng gió sẽ tới với Thúy Kiều, các câu thơ luôn cho thấy thái độ thương xót của ông với nhân vật.

   - Nguyễn Dữ để Vũ Nương được lập đàn minh oan ở cuối truyện, chi tiết này trong truyện kể dân gian không hề có.

   - Nguyễn Đình Chiểu qua xây dựng đoạn hội thoại ngắn giữa Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên cũng cho thấy thái độ trân trọng một cô gái có học thức, lễ tiết.

   - Các tác giả còn tố cáo chiến tranh chia rẽ con người, tố cáo thế lực đồng tiền hạ thấp nhân phẩm con người.

3, Kết bài:

   - Kết luận về nội dung: việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong thơ ca Trung đại đã góp phần khẳng định vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ; đồng thời cho thấy sự thức thời của các tác giả, cho thấy sự phát triển của cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại (bởi trước đó cảm hứng chủ đạo trong văn học Trung đại là ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, ngợi ca Vua và chế độ phong kiến, ngợi ca người quân tử… hầu như không có tác phẩm về thân phận phụ nữ)

   - Kết luận về nghệ thuật: biện pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng được nâng lên một tầm cao mới, thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật phát triển

27 tháng 11 2016

a. Mở đầu

- Chuyện đã xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ.

- Muốn kể lại cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm.

b. Phần nội dung :

- Giờ kiểm tra Sinh mình không làm được bài, nhìn sang thấy bạn đang chăm chú viết liền hỏi. Bạn không trả lời.

- Mình loay hoay định giơ vở thì cô giáo nhắc nên không làm được.

- Cuối giờ, thu bài vì ngồi ở đầu bàn nên khi thu bài của bạn lại giả vờ để quên không nộp cho cô.

- Giờ ra chơi mình tuồn bài đó vào ngăn bàn của bạn.

- Vào tiết học mới, bạn thấy bài của mình chưa nộp để dưới ngăn bàn thì hoảng sợ tưởng là quên.

- Bạn đi tìm gặp cô xin nộp, có không tin là bạn quên mà cho là bạn có tình nộp sau để bổ sung cho đầy đủ.

- Cô, phê bình bạn

. - Mãi về sau, bạn vẫn không biết vì sao bài kiểm tra của mình lại ở ngăn bàn. Bạn vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.

c. Kết luận - Bạn đã chuyển trường theo gia đình.

- Khi chia tay mình không dám nói. Mình nghĩ nhiều về điều đó và cảm thấy xấu hổ, ân hận.

Bạn dựa vào dàn ý để làm nhé!

 

27 tháng 11 2016

MB:
Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài)
TB:
Đơn giản là kể chuyện:
+Lỗi như thế nào? có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn(ko phải trong lúc làm bài kiểm tra nhé), cái nhau và gây tổn thương cho bạn,…
+Tâm trạng khi phạm lỗi: nên chuyển biến tâm trạng
VD ở lỗi cãi nhau và gây tổn thương : tức giận -> khó chịu -> muốn phá vỡ tình bạn vĩnh viễn,…
+Tác nhân khiến bạn suy nghĩ: những yếu tố bất chợt đến khiến cho mình cảm thấy hối hận
+Tâm trạng hối hận như thế nào (miêu tả): ray rứt,…
+Quyết định của bạn -> thành công, thất bại,…(kết quả)?
+Kết chuyện
KB: Bài học rút ra cho chính bản thân

Hướng dẫn

I. Mở bài:

  • Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
  • Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.

II. Thân bài:

1. Tình cảm của cha con ông Sáu:

a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:

  • Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
  • Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
  • Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.

b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:

* Bé Thu rất yêu ba:

  • Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
  • Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
  • Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
  • Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…

* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:

  • Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
  • Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
  • Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
  • Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
  • Ân hận vì đã đánh con.
  • Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...

2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh

  • Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
  • Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
  • Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
  • Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  • Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.

III. Kết bài

  • "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
  • Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
24 tháng 2 2019

hình như trên mạng mà b