K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2020

Tết là lúc các gia đình sum họp đầm ấm bên mâm cơm, cùng nhau ôn lại những chuyện đã qua trong một năm, cùng nhau gói bánh và đón giao thừa trong tiếng nói cười rộn rã. Và gia đình em cũng không ngoại lệ. Đặc biệt năm nay cả nhà em còn được về quê để đón Tết cùng ông bà và các bác, các cô chú. Điều đó làm em cảm thấy vô cùng háo hức và vui sướng.

Vì quê của em ở khá xa so với thành phố nơi em đang ở nên gia đình cũng ít có cơ hội để về quê ăn Tết. Năm nay, do ba mẹ thu xếp được công việc từ sớm nên cả nhà em đã bắt xe về quê từ 26 tháng Chạp. Không khí ngày Tết ở quê thật thanh bình, khác hẳn với cái ồn ào, náo nhiệt, sầm uất của thành phố. Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần. Sắc xuân tràn ngập khắp muôn nơi. Từ những nụ hoa đào còn đang e ấp đến những câu đối đỏ, những gian hàng bày đồ trang trí, đến cánh đồng lúa thì con gái đang đung đưa trước gió để làm duyên. Sắc xuân còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của bác bà, bác mẹ, những bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng hiền lành, phúc hậu. Sắc xuân còn tràn vào gia đình em tự lúc nào…

Sáng 27 Tết, bà, mẹ và cô em đã dậy từ sớm để ra chợ. Mọi người mang về bao nhiêu là đồ, nào là bánh, mứt, kẹo, hoa quả và đồ để gói bánh chưng. Em và ba thì đi vào vườn hoa để mua cành đào về cắm. Ba bảo rằng Tết mà không có đào, có bánh chưng thì không còn là Tết. Em thích nhất là được cùng các bác gói bánh chưng, món ăn truyền thống, giản dị mà đậm đà hương vị dân tộc. Công đoạn gói bánh chưng quả là không đơn giản như em nghĩ. Phải ngâm đỗ và gạo từ hôm trước để hôm sau kịp có nguyên liệu gói bánh. Ba để em gói thử mấy cái. Dù còn hơn méo mó và buộc lạt chưa chặt nhưng em vẫn thấy rất vui. Nhìn mọi người tay nhanh thoăn thoắt, hết đặt xuống rồi đưa lên, em cảm thấy rất ngưỡng mộ và chợt thấy lòng mình dâng lên niềm tự hào, tha thiết với quê hương xứ sở. Tối hôm đó, em còn thức để canh nồi bánh chưng. Tiếng nước sôi kêu lục bục trong nồi nghe thật vui tai. Dù buồn ngủ díu cả mắt nhưng em vẫn cố nán lại chờ thành quả ra lò. Ba kêu em đi ngủ trước, khi nào bánh chín sẽ gọi em dậy và kết quả là em đã ngủ quên mất. Khi tỉnh dậy thì bánh đã được đặt ngay ngắn trên bàn thờ cùng với mâm cơm gồm rất nhiều món ăn truyền thống.

Tối hôm Giao thừa, gia đình em quây quần bên mâm cơm, trò chuyện, cười nói vui vẻ. Có lẽ đó là khoảng thời gian vui vẻ nhất mà em từng trải qua. Ông bà kể lại những cái Tết ngày xưa khi mà cuộc sống vật chất còn thiếu thốn đủ bề. Các bác, các cô chú thì lại kể ngày xưa hào hứng như thế nào mỗi khi Tết đến. Bởi Tết là được ăn ngon, được sắm quần áo mới, được nhận lì xì rồi bỏ vào ống tiết kiệm được làm từ chai nước bỏ đi. Bây giờ, đủ đầy, con người lại có xu hướng phớt lờ những điều bình dị mà rất đỗi thân thương ấy. 8 giờ tối, mọi người cùng bật tivi để xem Táo Quân. Tiếng cười vang lên không ngớt trước những tình huống hài hước và lối diễn tài ba của các chú Xuân Bắc, Tự Long, Công Lý, Quốc Khánh, Quang Thắng và của cô Vân Dung. Gần 11 giờ đêm, ông bà sắp mâm cơm đặt ra trước sân. Em thì chạy lăng xăng trong nhà, ai nhờ việc gì thì làm việc ấy. Lúc thì cắm hoa phụ mẹ, lúc bày bánh kẹo với cô. Tuy mệt nhưng rất vui. Xong xuôi, mọi người cùng đứng ra sân để chuẩn bị xem pháo hoa, đón năm mới. 11 giờ 45 phút. Vậy là chỉ còn 15 phút nữa thôi là thời khắc chuyển giao năm cũ năm mới bắt đầu. Một lúc sau tiếng pháo đùng đoàng vang lên từ xa, rồi lần lượt những chùm pháo rực rỡ bay lên bầu trời với đủ màu sắc khác nhau. Khung cảnh thật là tuyệt diệu như trong câu chuyện cổ tích vậy. Sau khi xem hết pháo hoa, gia đình em vào nhà ăn bữa cơm đầu năm. Các món ăn mặn, ngọt được bày ra kích thích vị giác của bất cứ ai. Cả nhà ăn xong rồi dọn dẹp đi ngủ. Tâm trạng náo nức khiến ai cũng khó ngủ mà trò chuyện rôm rả suốt đêm.

Sáng mùng 5 Tết, gia đình em phải trở về thành phố để bắt đầu nhịp quay hằng ngày. Vậy là Tết cũng sắp qua, nhưng không khí ngày Tết ở quê hương luôn in đậm trong tâm trí em. Em hi vọng sang năm mới, mọi người sẽ thật khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc.

30 tháng 1 2020

sao dài vậy bạn

Đọc  đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:Ngày cuối năm,trời rét căm căm,gió hun hút thổi.Mọi nhà đều tất bật chuẩn bị bữa cơm cúng tất niên.Ngoài đường vắng tanh,thi thoảng mới có một vài người phóng xe qua lại.Thời tiết là vậy, nhưng không khí thì lại rất ấm áp, nhà nào cũng rộn ràng tiếng nhạc, cờ đỏ sao vàng được treo trước cửa mỗi nhà như những bông hoa vẫy chào một...
Đọc tiếp

Đọc  đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Ngày cuối năm,trời rét căm căm,gió hun hút thổi.Mọi nhà đều tất bật chuẩn bị bữa cơm cúng tất niên.Ngoài đường vắng tanh,thi thoảng mới có một vài người phóng xe qua lại.Thời tiết là vậy, nhưng không khí thì lại rất ấm áp, nhà nào cũng rộn ràng tiếng nhạc, cờ đỏ sao vàng được treo trước cửa mỗi nhà như những bông hoa vẫy chào một mùa xuân đang đến.Cái mùi vị ngày tết len lỏi tới rừng khứu giác mọi người,ai đi xa cũng mong đc trở về để đoàn tụ vui vẻ cùng gia đình.

a.Xác định PTBĐ của đoạn trích

b.Xác định trình tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn

c.Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng những năng lực miêu tả nào?Hãy chỉ rõ?

2.Khi làm văn miêu tả cần những năng lực nào?

Nhờ giúp vs ạ mih dng cần gấp

3
6 tháng 3 2020

ptbđ là j

6 tháng 3 2020

Xin lỗi nha mình ghi tắt PTBĐ là phương thức biểu đạt bạn à

CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
6 tháng 1 2023

Em tham khảo gợi ý sau nhé!

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.

2. Thân bài: Miêu tả chi tiết cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.

- Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn, mọi người gắn kết với nhau hơn.

- Mẹ đi chợ mua sắm đầy đủ đồ dùng, hoa quả, bánh kẹo,... từ mấy ngày trước.

- Trên nhà, bố em đang lau dọn bàn thờ tổ tiên, bày mâm ngũ quả để mời các cụ cùng về ăn Tết.

- Cả gia đình cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa: người thì lau bàn ghế, người thì bày cây đào, người thì quét dọn trần nhà,...

- Đến chiều, bà và mẹ gói bánh chưng, em cùng ông và bố giúp lau lá, xếp bánh vào nồi.

- Buổi tối, khi mọi việc chuẩn bị cho ngày Tết cũng đã tươm tất, cả gia đình em quây quần bên nồi bánh chưng.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc, ước mong,... của em.

8 tháng 5 2020

 chúng ta đã bước vào giai đoạn 2 trong cuộc chiến phòng chống COVID-19. Lúc này, việc nhắc nhở nhau về ý thức cộng đồng trách nhiệm xem ra không phải là chuyện thừa bởi chỉ có một cộng đồng có trách nhiệm, mạnh mẽ đương đầu với dịch bệnh mới có thể đem đến thắng lợi nhanh và toàn diện. Và gia đình tui cũng ở nhà để góp phần trắc nghiệm vs đất nước,ban đầu ở nhà rất khó chịu nhưng vì cộng đồng gia đình tui đã ở nhà .Trong khi nghỉ dịch Covit - 19 là khoảng thời gian cho gia đình tui .Những lúc ở nhà bố và mẹ tui đã cùng nhau tạo ra các món ăn mới ,tui và em tui cũng đọc sách vs hiểu ra đc nhiều điều thú vị vs tuyệt vời .Nên chung ta hãy cùng nhau ở nhà vì 1 cộng đồng ko có dịch Covid-19

chúc bn hoàn thành tốt

12 tháng 5 2018

Ba tôi công tác xa nhà mấy chục cây số, một tuần mới về một lần. Cho nên tối thứ bảy là tối gia đình tôi sum họp đông vui nhất.
Cơm nước xong xuôi, mọi người mới quây quần trong gian phòng khách nhỏ bé và ấm cúng. Ánh đèn nê-ông tỏa ánh sáng xanh dịu. Mấy lẵng hoa bằng nhựa sáng rực lên trông y như hoa thật. Chiếc tủ li bằng gõ cẩm lai được đánh vẹc-ni láng bóng như mặt gương soi,nổi bật những đường vân như những nét hoa văn kì ảo. Phía trên, là chiếc ti vi màu mười chín inh được phủ bằng một tấm lụa xanh rêu. Đồ đạc trong phòng được xếp đặt thật gọn gàng, ngăn nắp.
Ba tôi bồng bé Thảo Ngọc vào lòng âu yếm hôn lên tóc, lên má bé. Ngọc ôm lấy cổ ba nũng nịu: “Ba! Ba có nhớ con không?”. Ba cầm bàn tay nhỏ bé của bé áp lên má mình vuốt vuốt rồi nhỏ nhẹ với bé: “Ba nhớ con nhiều nhất đấy!”. Rồi ba hỏi lại bé: “Thế Ngọc có thương ba không?”. Thảo Ngọc cười nhe hàm răng “trống hàng tiền đạo” trông thật dẽ thương, bàn tay cà cà vào chiếc cằm vừa mới cạo của ba và nói lớn: “Con thương ba nhất nhà này! Thương mẹ nhất nhà này! Và cả chị Hai nữa! Con thương cả nhà như nhau! Bằng thế này này!”. Bé đưa ba ngón tay lên, đưa qua đưa lại như chứng tỏ điều mình nói là đúng, là sự thật. Lúc này, mẹ đang đọc báo, tôi đang chơi đàn. Cả tôi và mẹ đều phải phì cười vì vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bé.
Đúng bảy giờ, tôi bật ti vi để xem tiết mục “Ngôi nhà tuổi thơ”. Tối nay có chương trình văn nghệ của các trường mẫu giáo rất hay. Bé Ngọc vừa xem vừa vỗ tay hát theo. Ba khen hát hay, bé cười tít mắt; Càng hát, bé càng rướn giọng to lên, đầu lắc qua lắc lại theo nhịp đàn. Đôi bím tóc thắt nơ hồng ngoe nguẩy như đuôi chú cún con trông thật ngộ, thật dễ thương. Ba hỏi tôi: “Tuần này được mấy điểm mười hả con? Môn nào nhiều điểm mười hơn cả?” Tôi sung sướng khoe: “Hơn tuần trước bốn điểm mười ba ạ! Nhiều nhất là môn Toán, sau đến là môn Tiếng Việt. Riêng môn Mĩ thuật con cố gắng lắm chỉ được điểm tám thôi!”. Ba xoa đầu tôi rồi động viên: “Con đạt được như thế là tốt lắm. Với đà này ba tin cuối năm con sẽ là một học sinh xuất sắc. Gắng lên nữa nghe con! Tuần sau, ba sẽ thưởng cho con cái đồng hồ có nhạc báo thức!” Tôi thầm cám ơn ba rất nhiều. Chính những lòi động viên của ba mỗi tuần đã làm cho tôi thêm ý chí và nghị lực phấn đấu trong học tập. Cứ mỗi lần về thăm nhà, ba thường hướng dẫn thêm cho tôi phương pháp giải các bài toán và cách thức viết những câu văn hay, có hình ảnh.
Mẹ bưng ra một đĩa bánh kẹo, quà của ba mang về hồi chiều. Bé Thảo Ngọc thích quá vỗ tay reo: “A, kẹo ngon quá! Mẹ cho con nhiều nghe mẹ!”. Ba tôi cười tủm tỉm rồi nhắc hai đứa chúng tôi: “An kẹo xong, chị em nhớ đánh răng súc miệng kẻo sâu răng đấy!”. Rồi ba quay sang mẹ hỏi han về tình hình công việc nhà trong tuần qua. Mẹ tôi cười nhìn ba tôi đáp: “Hai đứa nó ngoan cả. Tuần này, cơ quan em hoi nhiều việc nên cũng lu bu nhưng anh cứ yên tâm, đâu rồi vào đấy cả!”. Biết mẹ ở nhà vất vả, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan vừa phải lo việc nhà nên mỗi tuần , được nghỉ hai ngày thứ bảy và chủ nhật, ba tôi thường tranh thủ về sớm để giúp đỡ mẹ. Ba quay sang tôi nói nhỏ: “Con ráng đỡ đần thêm công việc giúp mẹ. Mẹ mà ốm ra thì ba con mình vất vả đấy con ạ! Ba trông cậy vào con gái lớn của ba đấy!”. Tôi chạy đến bên mẹ rồi nói to cho ba tôi cùng nghe: “ Mẹ khỏe lắm. Chẳng có bệnh tật nào làm mẹ ốm phải không mẹ? Nhưng ba phải thường xuyên về thăm nhà đấy. Mẹ có trông ba về không mẹ?” Mẹ tôi cười, mắng yêu tôi: “Mẹ chả trông, chỉ có các con thôi!”
Tối thứ bảy tuần nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ và đầm ấm. Hai chị em tôi thật sự hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay ấm áp của ba mẹ tôi.

12 tháng 5 2018

Tham khảo nha bạn :

1 Mở bài:

* Giới thiệu chung :

-  Thời gian: Chiều 30 Tết.

-  Không gian: Ngôi nhà của em.

-  Nhân vật: Những người thân trong gia đình.

2. Thân bài:

 Bữa cơm sum hpp :

-  Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết.)

-  Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người cùng làm. Người lớn việc lớn, người nhỏ việc nhỏ...)

-  Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì?

-  Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?

-  Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (Uống nước, chuyện trò tâm sự...)

3. Kết bài:

*  Cảm xúc của em :

-  Cảm động và thích thú.

-  Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.

-  Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.

14 tháng 1 2018

Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi, người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón Tết. Và những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất, vui vẻ nhất trong năm.

Chuẩn bị đón Tết, nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. Từ đầu cho đến cuối thôn, nhà nào cũng sắm sửa đào, quất để chưng đón Tết. Những cành đào hồng thắm, những trái quất vàng ươm sai trĩu cành, nào những hoa hồng, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong, mua giang chẻ lạt, rủ nhau cùng dọn ngõ xóm, nhà cửa chu toàn.

Người lớn háo hức, trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đứa trẻ theo mẹ đi chợ Tết, đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bao lì xì đỏ, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng là … Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lý do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn.

14 tháng 1 2018

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …

Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ... sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

22 tháng 1 2020

trả lời:

1.https://hoc360.net/tap-lam-van-6-de-27-ta-canh-gia-dinh-em-trong-dip-don-nam-moi/

2.https://thuthuat.taimienphi.vn/hay-ta-lai-hinh-anh-cay-dao-hoac-cay-mai-vang-vao-dip-tet-den-xuan-ve-40083n.aspx

bạn vào link và tham khảo 

học tốt:-)

22 tháng 1 2020

1. 

Xuân đến nhẹ nhàng không báo trước, xuân âm thầm không thành tiếng để đến khi ta nhận ra mùa xuân đã tràn về trên cành lá, và cả trong lòng người. Bỗng thấy không khí náo nức của nhà nhà người người đón xuân sang. Những ngày như thế ở gia đình tôi luôn vui hơn bao giờ hết.

Những ngày tết đến xuân về, những hoạt động gia đình tôi thay đổi không theo quỹ đạo thường ngày, và cả căn nhà cũng thấy khác nữa. Xuân đến trên những cành đào đang chớm nở, đó cũng là lúc căn nhà tôi được khoác trên mình chiếc áo khác. Công việc quanh năm bận rộn khiến bố mẹ không có thời gian dọn dẹp và chăm chút cho ngôi nhà của mình. Ngay sau hôm có lịch nghỉ tết chính thức, cả gia đình đã bắt tay vào việc tham gia tô lại màu sắc cho căn nhà mình. Bố mẹ tôi phụ trách việc quét dọn những nơi ở trên cao và sơn lại màu mới cho căn nhà. Chúng tôi thì có nhiệm vụ là dọn dẹp phòng ở của mình và những nơi như nhà bếp. Vì lâu rồi chưa dọn dẹp nên công việc cũng khá nhiều. Cả nhà đều đeo khẩu trang và quần áo gia đình, tuy vất vả nhưng mọi người đều rất vui vì được làm cùng nhau. Sau khi dọn dẹp, ngôi nhà khoác lên mình một chiếc áo mới. Chiếc áo màu xanh của hi vọng và mọi thứ đều tinh tươm, sáng bóng. Khi ấy, tết đã bước vào đến cửa rồi.

Những ngày sau, chúng tôi chuẩn bị đồ đạc để rước tết vào nhà. Hai chị em tôi náo nức cùng mẹ đi mua quần áo tết. Những chiếc áo thật đẹp, bộ nào cũng muốn mua hết, chúng tôi phải khó khăn lắm mới chọn lựa được bộ mình thích nhất trong đó. Sau đó chúng tôi lại tíu tít cùng mẹ đi mua đồ ăn ngày tết: nào mứt, nào hoa quả và bao nhiêu là bánh kẹo. Khi về, chúng tôi đã thấy một cây đào đã được để giữa sân. Cây đào có thế rồng bay rất nhịp nhàng, trên cành còn có biết bao nhiêu là lộc và nụ hoa mới nhú. Đúng là bố của tôi, luôn biết cách chọn cây. Vậy là nhà tôi lại bắt đầu trang trí và làm mới tổ ấm của mình để đón năm mới. Những câu đối trước cửa, những phong bao lì xì và dây kim tuyến trên cây, và còn hoa ly, hoa lay ơn cho những chiếc bàn. Không gian trầm tĩnh, tẻ nhạt hằng ngày được thay bằng những màu sắc rực rỡ và không khi ấm áp của ngày tết.

Nhà tôi không có truyền thống gói bánh chưng nhưng không khí vui tươi của gói bánh đã được thay bằng những giây phút cùng nhau dọn dẹp, đi mua đồ và cả giờ khắc đón giao thừa quý giá nữa. Cả nhà quây quần bên nhau, không điện thoại, không máy tính, chỉ có những vòng tay ấm áp và những con mắt háo hức chờ những màn pháo hoa. Vào khoảnh khắc 0 giờ 0 phút, mọi người đều vỡ òa trong niềm vui, niềm hạnh phúc cho một khởi đầu “vạn sự như ý”.

Những ngày tết còn vui hơn nữa khi bố mẹ tôi được gặp lại những người thân lâu nay, chúng tôi được mặc quần áo mới, được nhận lì xì và còn cả chúc tết ông bà nữa. Là tết đến gieo cho chúng ta niềm vui hay chính là niềm vui của mỗi người lan tỏa làm nên không khí tết?

Mặc dù tiếc nuối vì những ngày tết vui vẻ mà ngắn ngủi nhưng dù sao tôi cũng đã có những giây phút thật hạnh phúc như thế. Và khi điều gì thật khó có được thì chúng ta mới càng trân trọng nó hơn, phải không? 

2. 

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chợ hoa lại nô nức, náo nhiệt những người đi mua sắm cây hoa, cây quất. Khắp một vùng bạt ngàn những cành đào, cành mai được chở từ khắp nơi về để bán. Giữa một rừng hoa như vậy, mẹ tôi cũng chọn được một cành đào phai đẹp nhất cho nhà tôi.

Vì là đào rừng nên nó rất lớn và có dáng vẻ tự nhiên, sinh động hơn bất kì cành đào nào trồng ở vườn dưới xuôi. Từ một cành chính rất to, các cành con mọc ra chi chít xung quanh. Cành nào cũng uốn cong một vẻ mềm mại, uyển chuyển. Nó không chỉ nhiều nụ mà còn vô vàn lộc xanh mơn mởn. Một vài chiếc lá xanh mọc ở đầu cành non, điểm xuyết những bông hoa màu hồng nhạt. Đó mới là cành đào những ngày gần Tết.

Đến 30 Tết, hoa đào bắt đầu nở. Những nụ hoa trước kiá giờ là những bông hoa rực rỡ. Các cánh hoa mỏng manh màu hồng xoè ra thật mảnh mai, nhẹ nhàng. Ngay giữa bông là nhị vàng rung rinh. Mỗi khi hoa lay động, những hạt phấn vàng nhỏ li ti bay khắp nơi. Những cánh hoa mong manh đến nỗi chỉ cần cành hơi rung là chúng lập tức rơi xuống đất thật vội vã, không chút do dự. Không chỉ hoa mà lá cũng mọc đầy. Từng chiếc lá nhỏ đẫm một màu xanh man mát, làm bừng sáng góc nhà. Những chiếc lá đó kết thành chùm mọc ở đầu cành, cạnh những bông hoa gần chồi nách. Nhưng hoa vẫn còn thưa thớt, chưa phải là đã nở hết.

Đến độ mùng một, mùng hai Tết, hoa mới nở tràn trên cành. Cành nào cũng có hoa, có lá. Không khí xuân sang bừng trên cành đào. Hơi ấm mùa xuân phả vào những bông hoa làm chúng thêm phần rực rỡ, lá thêm phần xanh tươi. Cành đào đã trút bỏ lớp áo cũ với những lộc non còn e ấp, thay vào đó là bộ áo mới với muôn vàn hoa xinh nở tưng bừng. Vẫn dáng đứng mềm mại, tự nhiên đó, cành đào giờ

đây đã trở thành nét đẹp duyên dáng của ngày Tết. Nó đưa ta đến với thiên nhiên, với một mùa xuân vui vẻ, hạnh phúc. Nó làm ta cảm thấy được sự êm dịu của những hạt mưa ngoài trời, những cơn gió lành lạnh thật dễ thương của mùa xuân đích thực.

Rồi hoa bắt đầu rụng dần. Từng cánh hoa nhẹ rơi xuống nền nhà. Chỉ loáng thoáng một vài bông xinh xinh nở muộn như muốn níu giữ lại chút không khí Tết. Cành đào lúc này tuy không tràn đầy sức sống nhưng vẫn có vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng. Nó cố khoe nốt vẻ đẹp cuối cùng trước khi hoa rụng hết. Với vẻ đẹp còn giữ được, cành đào đó vãn nằm một góc trong căn nhà tôi. Nó vẫn là sứ giả của mùa xuân, đem đến cho gia đình tôi không khí và nét đẹp ngày Tết. Hình ảnh một cây đào to lớn, sần sùi nằm ở gần cầu thang đã trở thành thân quen với tôi và mọi người trong nhà.

Sẽ còn lại nỗi trống vắng bâng khuâng khi những ngày Tết thật sự qua đi mà cành đào còn ở đó…

Chúc bạn học tốt !!!

11 tháng 2 2019

1.Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rôi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rối tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cú như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…

2.

Ba là cây nên vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh……. Những bài hát về gia đình lại vang lên mang trong em những cảm xúc thật là kì lạ. Nay phải đi học ở cách xa nhà, em mới càng cảm nhận được, ở cùng với cha mẹ của mình có những điều đáng quý như thế nào.

Hôm nay là ngày cuối tuần được nghỉ, em lại xách cặp để trở về cạnh cha, cạnh mẹ và người em trai thân thiết của mình. Ăn cơm xong, cả nhà đã cùng nhau quây quần bên bàn nước buổi tối.

Gia đình em có bốn thành viên: Cha mẹ, em và em trai của em. Cha mẹ của em là những con người hết sức tâm ly, lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Có những khi, em không ngoan nhưng mẹ chẳng bao giờ đánh em mà chỉ bảo cho em những điều hay, lẽ phải. điều đó làm cho em lại càng phải cố gắng thật nhiều để không phụ công ơn của cha mẹ.

Buổi chiều, em cùng mẹ nấu cơm. Những mớ rau ngon lành được mẹ mua, lựa chọn một cách dễ dàng. Điều đó đã làm cho bữa cơm được chuẩn bị dễ dàng hơn. Lúc hai mẹ con nấu cơm thì bố và em trai của em đang cùng nhau chơi đá bóng trong vườn. trong bếp, là tiếng nói chuyện thủ thỉ của mẹ và em. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới những chuyện bạn bè của những lứa tuổi mới lớn. những điều sâu kín ấy, em thường kể cho mẹ biết vì trong lòng em, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là người bạn, người chị luôn cho em những lời khuyên vào những lúc quan trọng nhất. trong bếp là thế, còn bên ngoài thì tiếng cười nói của bố và em trai vô cùng rôm rả. Tiếng nói chuyện vang vọng khắp cả khoảng sân nhỏ. Bố và em trai đang nhận mình là những đội bóng của nước ngoài rồi cùng nhau thi đấu. Những hình ảnh đó như hòa vào cùng với buổi chiều của cả gia đình. Chuẩn bị xong bữa cơm, gia đình em cùng nhau quây quần bên mâm cơm và lắng nghe chương trình thời sự đang được phát sóng. Thỉnh thoảng bố lại nói lên suy nghĩ của mình về những vấn đề thời sự nóng bỏng, về những cuộc chiến tranh. Em trai của em thì khác. Sự lựa chọn của em trai em toàn nghiêng về lĩnh vực thể thao với những pha đấu bóng đẹp mắt và cùng nhận xét với bố em xem đội nào sẽ là đội chiến thắng. Còn lại mẹ và em. Với mẹ thì mẹ thường thỉnh thoảng mới nhận xét về tin tức của các nước còn phần lớn thời gian trong bữa cơm, mẹ thường tìm và gắp những phần thức ăn ngon nhất của cả ba bố con, mẹ còn hay nhắc nhở bố con tập trung vào ăn cơm chứ không chú ý vào xem nhiều quá, điều đó sẽ làm cho mình bị đau dạ dày. Đó quả là một căn bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng cho cuộc sống của mình rất nhiều.

Sau bữa cơm, dọn dẹp xong, cả gia đình em lại ngồi bên chiếc bàn uống nước trong phòng khách. Những bộ ấm chén mới tinh được đặt bên cạnh chiếc đĩa hoa quả. Hôm nay, mẹ mua một quả dưa hấu to và đỏ. Mẹ bảo đây là quà chiêu đãi con gái về nhà. Quả thực là hạnh phúc vô cùng. Bởi dưa hấu là một trong những loại quả mà em yêu thích nhất. bố ngồi hỏi em xem chuyện học hành như thế nào, có cần bố giúp đỡ chuyện gì hay không.

Những lúc như thế này, trong lòng em lại dâng lên một niềm xúc động. Bố bảo con gái thì cần phải chú ý vào chuyện học hành sao cho sau này được thành đạt. Em trai của em lúc này luôn ngoan ngoãn ngồi lắng nghe những gì mà bố nói. Bố kể những chuyện ngày xưa thời bố còn đi học. Đó cũng là những kỉ niệm rất đẹp. Bố luôn nói với chúng em rằng: Điều hối hận nhất của bố ngày trước chính là việc đã không cố gắng học hết, bởi thế cho nên bố luôn cố gắng để cho hai chị em học hành. Tuy chiều con gái là thế, nhưng bố đối với em trai lại nghiêm khắc hơn rất nhiều. Điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng vui sướng. Không phải vì bố thiên vị ai đâu nhé. Chỉ vì bố bảo, con gái dễ nghe lời hơn, bố cũng lo lắng em trai của em mải chơi cùng các bạn mà quên đi chuyện học hành. Cho tới tận hôm nay, khi được nghe những lời tâm sự của bố, em mới cảm thấy thật là hạnh phúc và may mắn khi có được một người cha tuy ít nói, trầm tĩnh nhưng cực kì sâu sắc và một người mẹ dịu dàng, đảm đang, luôn hết lòng hi sinh vì chồng, vì con.

Cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình đã nhìn thấy, đã trải qua trong cuộc sống. Tuy đó chỉ là những câu chuyện ngắn ngủi nhưng nó lại thể hiện sự quan tâm lẫn nhau trong một gia đình. Đây mới là điều đáng quý nhất trong cuộc sống mà có những khi ta mỏi mệt hay gặp những chuyện không vui thì gia đình sẽ là nơi ở bên và che chở cho ta trong suốt cuộc đời này.

3.Tự làm

Bài làm:

Trong chúng ta, chắc chẳng có ai không biết đến mèo, loài vật đáng yêu được nuôi rộng rãi trong gia đình. Nhưng các bạn có chắc là mình hiểu rõ về loài mèo chưa? Nếu chưa, mời các bạn cùng tôi đến trò chuyện với chị mèo Thông Thái đằng kia.

Sau khi chào tôi, chị mèo hào hứng kể rằng họ mèo nhà chị có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo bắt đầu được thuần hóa và nuôi ở Ai Cập sau đó lan nhanh sang châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, mèo bắt đầu được nuôi từ khoảng hai nghìn năm trước đây.

Quả đúng như chị mèo Thông Thái nói, họ nhà chị ai ai cũng có vẻ ngoài nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống. Đầu mèo tròn, nhỏ và ở phía trước hơi nhô ra, đó là mõm mèo. Trông mèo nhỏ bé thế nhưng hàm răng nó lại có tới ba mươi chiếc. Trong số này, ngoài bốn chiếc răng nanh sắc nhọn thì hầu hết đều nhỏ xíu. Kỳ lạ nhất là đôi mắt mèo, đôi mắt trong veo như hai hòn bi ve. Đồng tử mèo có khả năng co dãn cực tốt. Ban ngày, đồng tử thu nhỏ đến đêm mới dãn ra. Thế là mèo ta có thể nhìn rõ trong đêm tối. Thân hình nhỏ bé của mèo được nâng đỡ bởi bốn chân chắc khỏe. Vì nằm trong nhóm động vật bậc thấp nên mèo vẫn có một cái đuôi dài. Mỗi chân mèo đều có bốn ngón, dưới những ngón chân có vuốt cực sắc này là đệm thịt giúp mèo đi lại nhẹ nhàng.

15 tháng 1 2020

Nhà em có nuôi một chú chó, nó là món quà mà bà ngoại ở quê đã cho em để nuôi. Em luôn coi chú chó là một người bạn thân thiết và là một thành viên trong gia đình. Khi bà ngoại cho em, chú chó còn rất nhỏ, em bế chú chó trên tay âu yếm và đặt tên cho nó là Cún. Khi còn nhỏ, chú Cún có màu lông vàng như màu rơm, đến khi lớn lên màu lông ngày càng sẫm hơn. Cún có bộ lông dài và mượt, em thường hay chải lông và thi thoảng lại tắm cho Cún nên lông của nó rất sạch, không bị hôi và không có rận. Chú Cún nhà em có đôi mắt to tròn đen láy, trông như viên bi ve rất long lanh, mỗi khi nhìn thấy em đi học về, mắt nó lại sáng lên, vẫy đuôi mừng quýnh và lao ra chào đón em. Em rất yêu quý chú Cún của mình, mỗi ngày đi học về em đều ngồi kể chuyện và vui đùa cùng Cún, Cún luôn lắng nghe mọi chuyện của em, em rất vui vì có một người bạn như Cún.