K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2016

1 Thánh Gióng thuộc kiểu văn bản tự sự.

Vì các sự việc trong truyện Thánh Gióng đã được sắp xếp trình bày theo một trật tự, sự sắp xếp các sự việc theo trật tự trước sau này chính là phương thức tự sự của truyện.

Truyện đc kể theo ngôi thứ3

Cách kể này giúp người kể có 
thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do 
những gì diễn ra với nhân vật.

17 tháng 9 2016

2.Bạn có thể tham khảo

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con. Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt. Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình. Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu. Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng. Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng, ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm: Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này Ị Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì; Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ. 

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.

phat bieu cam nghi ve bai me toi

Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

 Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình. Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người. Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước trên đường đời.
2 tháng 12 2017

Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta !

Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với sự phối hợp thanh điệu, vần điệu, bổ cục, đối xứng, số tiếng, số câu rất hài hoà. Đây cũng là bài thơ viết bằng chữ Nôm, dùng từ ngữ thuần Việt giản dị, dân dã mà rất đỗi trong sáng, thanh cao. Trong và thanh hơn cả là một tấm lòng chân thành đôi với bạn. Nhà thơ như muốn nói với bạn và với tất cả chúng ta rằng : Tình bạn, tình người cao hơn của cải.

bạn den choi nha

Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui :

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cụm từ bấy lâu nay chứng tỏ người bạn của nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật là quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng... mở tiệc đãi bạn để thoả lòng mong nhớ, thoả tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.

Sáu câu tiếp theo, từ câu 2 đến câu 7, thơ chuyển giọng, từ giọng vui sang giọng kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: vợ con đi vắng, chợ ở xa, ao sâu không đánh được cá, vườn rộng, không bắt được gà, rau cải quá non, cây cà mới nhú nụ, giàn bầu, giàn mướp cũng chỉ nụ với hoa... Tất cả đểu thiếu vắng, trống trơn không có thứ gì gọi là... "để đãi bạn". Thậm chí miếng trầu để vào chuyện theo tập quán quê hương "Miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như để thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến, ta sẽ thấy, đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như vẫn ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Ngắm lại cửa nhà của cụ Tam Nguyên ấy, ta thấy, cụ đâu có cô độc, nhà đâu có quá heo hút. Cụ vẫn có vợ con, trẻ già, gia đình vẫn có thể đi chợ mua bán. Nhà vẫn có ao sâu nuôi cá, lại có vườn rộng nuôi gà, nhà gieo được cải, trồng được cà, có giàn bầu, giàn mướp,... Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau quả đang non tơ mơn mởn. Có điều - bác ơi, đúng dịp bác đến thì... gia cảnh nhà tôi chẳng có gì gọi là xứng đáng để đãi bác ! Đằng sau những câu thơ kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. Nói khác đi, nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu, con người không bi quan, than thớ, trái lại vẫn bình thản để giãi bày, tìm sự cảm thông, chia sẻ.

Do đó, đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào:

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng, ngượng ngùng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất đều khồng còn ý nghĩa gì nữa. "Bác đến chơi đây, ta với ta" là đủ, là điểu mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Cụm từ ta với ta trong bài thơ này của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ ta với tư trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. Đại từ ta trong thơ Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ, nói về một "cái tôi" riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cỏ đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. Còn ta trong thơ Nguyễn Khuyến là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nói về hai murời bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thế, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tường không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xoà bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dung từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa.

Tóm lại, bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: "Bác đến chơi đây ta với ta", nghe như một tiếng cười xoà, mà từ dó ấm lên một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện. Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tinh người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt, giản dị, trong sáng và thật là nhuần nhi, dễ hiểu và dễ thuộc.

2 tháng 12 2017

Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

22 tháng 8 2019

Gợi ý

1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường

- Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:

+ Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ,…)

+ Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,..

- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường – không ngủ được:

+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa

+ Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học

+ Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì

+ Mẹ lên giường trằn trọc… không ngủ được

+ Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại

⇒ Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con

2. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ

- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”

- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục

22 tháng 8 2019

Năm tháng dần qua, mỗi ngày tôi lại có thêm một sự thay đổi mới. Mỗi tối trước khi ngủ tôi cứ suy nghĩ rằng: “Sáng mai, khi nhìn trước gương mình sẽ có gì thay đồi” như ngoại hình, vóc dáng, cân nặng, suy nghĩ và hành động của mình. Cứ như thể cho đến khi tôi khôn lớn.

Quả đúng như vậy, mỗi con người chúng ta đều biết rằng, trẻ em khi còn nhỏ luôn có một điều là mong muốn mình ngày càng lớn khôn, chững chạc hơn như bao người xung quanh khác. Cả tôi cũng vậy, từ khi còn nhỏ luôn ba mẹ bồng bế trên tay, cưng chiều như quả trứng còn non dại. Luôn được mọi người trong gia đình chăm sóc, lo lắng, yêu thương hết mực. Nhắc đến chuyện quá khứ, tôi nhớ lúc tôi được một tuổi thì bị sốt. Ba mẹ đã rất lo lắng, chăm sóc cho tôi từng chút một không phút ngơi nghỉ. Nhưng đổi ngược lại bây giờ, khi mắc bệnh thì phải tự chăm sóc cho bản thân mình. Không chỉ vậy, năm tôi lên sáu tuổi, chập chững bước vào lớp một, trong lòng tôi luôn thấy khó chịu, bồi hồi và lo sợ. Khi bước vào lớp, mẹ buông tay tôi và sau đó đi về. Lúc đó, tôi cứ khóc suốt nhưng rồi tôi cũng nín khóc và làm quen với các bạn xung quanh mình. Từ đó đến nay, tôi đã xóa sạch những giọt nước mắt mỗi khi vào lớp đầu năm học. Cứ nghĩ đến những chuyện đó, tôi lại thấy mình rất trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên. Không phải lúc nhỏ mà mãi đến nay tôi mới thấy có sự thay đổi về chính mình. Không chỉ ngoại hình, mà tính nết cũng có nhiều phần thay đổi. Trong lời nói có sự thay đổi rất lớn là luôn cẩn trọng và lịch sự hơn chứ không cụt ngủn nữa. Thái độ và cử chỉ với mọi người có sự thay đổi là không còn cộc cằn như trước, hay nóng giận vô cớ, dễ giận dỗi nữa. Còn nhớ lúc trước, tôi hở một tí là hờn giận còn bây giờ thì không còn điều đó nữa. Vóc dáng tôi trở nên cao ráo hơn, thon gọn hơn và còn điệu đà trong cách ăn mặc nữa. Tóc tai được chải chuốt gọn gàng. Điều đặc biệt hơn nữa là khi thầy, cô giảng bài trên lớp thì tôi thấy mình tiếp thu bài giảng của thầy cô rất dễ dàng.Trong khi ngày trước, mỗi khi thầy cô giảng bài là tôi đều ngủ gật. Đọc câu chuyện Thánh Gióng, suy nghĩ muốn lớn như thổi khiến tôi ăn cơm rất nhiều đến nỗi tức bụng quá ngủ không được, thế là bị mẹ la cho một trận. Ôi! Nghĩ đến những kí ức xa xưa, sao tôi thấy mình ngốc nghếch và hồn nhiên quá. Và bây giờ, tôi mới ngẫm nghĩ kĩ rằng mình bây giờ đã thật sự khôn lớn.

Qua những kỉ niệm ấu thơ, qua những lần vụng về, hậu đậu, tôi thấy mình tuy khôn lớn phần nào trong con người của mình nhưng tôi luôn tâm niệm một điều rằng sẽ luôn cố gắng phấn đấu học tập tốt để tương lai xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.


3 tháng 12 2018

gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé . 

3 tháng 12 2018

Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. 
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó! 

25 tháng 12 2018

phò giá về kinh là một tác phẩm nổi tiếng do tướng trần quang khải sáng tác.bài thơ nói lên niềm vui chiến thắng của dân ta trong lần thứ hai chống quân nguyên xâm lược.bài thơ đã đẻ lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng sâu sắc.bài thơ đc sáng tác sau khi nhà trần chiến thắng quân nguyen lần thứ hai khi tướng trần quang khải phò giá hai vua về kinh thành thăng long. bài thơ viết thao thể ngũ ngôN tư tuyệt dường luật giwo vần ở câu 1,2,4, bài thơ dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.XONG MO DOAN NHE CON LAI TU VIET

26 tháng 12 2018

hello boy. i wish you will get a good point at that exam 

9 tháng 9 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, trong đêm trường đen tối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đi mới cho Cách mạng Việt Nam, đưa người dân từng bước tiến lên và chạm vào được ánh sáng của hòa bình. Tuy nhiên, người không chỉ là một người dẫn đường tài ba, xuất chúng mà đối với mỗi người Việt Nam, Bác còn là một người cha, một người Bác thân yêu, luôn quan tâm đến những người dân bằng tất cả tình yêu thương chân thành nhất.

Để đưa Cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi bóng đêm nô lệ, sau khi bôn ba khắp năm châu bốn bể trong suốt hai mươi năm ròng rã, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước mới có thể đưa cách mạng Việt Nam cập bến thắng lợi. Người trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng, không những vậy, trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc, trước sự dáo diết, điên cuồng của Thực dân Pháp, Người đã luôn ở bên, chỉ ra từng đường đi nước bước đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam, hình ảnh của Người trong đêm khuya không ngủ suy tính vận nước, thức dậy dùng chăn của mình đắp cho người cháu chiến sĩ khiến cho ai nấy đều vô cùng cảm động về tấm lòng nhân từ, hết lòng vì dân vì nước của Người.

Trong một đêm mùa đông, khi cùng Bác hoạt động ở chiến khu Việt Bác, anh đội viên đã vô cùng xúc động trước những tình cảm yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho mình, đồng thời cũng vô cùng đau lòng vì đã khuya Bác vẫn không thôi trăn trở về vận nước, suy tính đường lối, chiến lược sao cho Cách mạng Việt Nam có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Thức dậy vào giữa đêm, anh đội viên vô cùng bất ngờ vì trời đã khuya lắm rồi, vầng trăng cũng đã lên cao, soi sáng vằng vặc trong không gian, nhưng Bác vẫn chưa ngủ, Bác ngồi bên bàn làm việc của mình, khuôn mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ đêm nay Bác đã ko ngủ

Bên bếp lửa bập bùng, gương mặt suy tư nghiêm túc, những nếp nhăn trên trán của Người khiến cho anh đội viên vô cùng xúc động, mà trên hết là đau lòng. Vì dù cả ngày lãnh đạo kháng chiến vô cùng mệt mỏi, căng thẳng, ngỡ như đêm về Hồ Chí Minh có thể nghỉ ngơi lấy lại sức lực. Nhưng không, Người không hề chợp mắt, vận nước đang khó khăn, Người không thể yên tâm nên đêm rồi vẫn trầm ngâm suy nghĩ, mong muốn tìm ra con đường đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam. Anh đội viên xúc động trước tấm lòng cao cả, vĩ đại của Bác dành cho dân tộc, cách mạng Việt Nam, nhưng cũng đau lòng khôn nguôi vì Bác không ngủ.

Bên ngoài trời bắt đầu mưa lâm thâm, bên trong mái nhà tranh xơ xác là một trái tim vị tha, cao cả của Người, anh đội viên càng nhìn hình ảnh hao gầy của Bác lại càng thương, mái tóc của người vì dân vì nước mà đã điểm nhiều sợi bạc. Nhưng lo lắng cho chính sự là vậy nhưng Bác khiến cho anh đội viên vô cùng ấp áp, cảm động. Chỉ vì sợ đứa cháu nhỏ bị lạnh mà đêm đến Người vẫn ngồi đốt lửa sửa ấm cho cháu, mong cháu có một giấc ngủ ngon. Không chỉ vậy, Người còn dịu dàng đi đắp chăn cho từng người một, vì sợ những đứa cháu giật mình tỉnh giấc mà Bác nhón chân đi nhẹ nhàng.

Nhìn thấy Bác, anh đội viên thấy cay khóe mắt, ngỡ như mình đang nằm mộng, bóng Bác ngồi đó bỗng trở nên cao lớn, vĩ đại. Tấm lòng thương yêu vô bờ bến của Bác còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng kia. Nỗi lòng thổn thức, xúc động, anh đội viên đã đến bên Bác, ân cần mà hỏi nhỏ : “Bác ơi! Bác chưa ngủ ư?”, “Bác có lạnh lắm không?”. Khẽ quay qua nhìn anh đội viên, Bác khuyên anh đội viên đi ngủ sớm lấy sức ngày mai còn đánh giặc. Vâng lời Bác, anh đội viên nhắm mắt nhưng lòng thì không thể yên tâm, bụng bồn chồn lo lắng.

Lần thứ ba thức dậy, đội viên vô cùng hốt hoảng vì Bác vẫn chưa ngủ, khuyên Bác đi ngủ thì Bác nói thương cho đoàn dân công ngòai rừng sẽ vô cùng khó khăn, dải lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn thì làm sao có thể ngủ ngon, trời lại không ngừng mưa lâm thâm. Thương các cháu vất vả nên Bác không cho phép mình chợp mắt, chỉ ngồi lặng im bên bếp lửa mong trời mau sáng. Anh đội viên cũng không thể ngủ nữa mà ngồi cùng Bác bên bếp lửa. Dù không có một giấc ngủ ngon nhưng anh đội viên vẫn thấy vô cùng vui sướng vì anh được thức cùng Bác. Và anh cũng không còn trăn trở nhiều nữa, những hành động vĩ đại của Bác bởi một lẽ đơn giản, người là Hồ Chí Minh.

11 tháng 9 2018

cho mày một SPhehe

24 tháng 7 2018

Phải chăng sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến bi kịch cho những đứa trẻ khi mà chúng đang cần sự chăm sóc yêu thương, khi mà ở tuổi chúng những dấu ấn đầu đời như vậy đối với những tâm hồn còn quá non nớt dường như là 1 vết thương quá khủng khiếp, đau đớn và thương tâm, những vết thương ấy sẽ hằn sâu trong tâm thức đứa trẻ đến khi chúng trưởng thành như 1 bóng ma quái ác của định mệnh luôn đè nặng lên chúng. Rồi những cái cây non ấy sẽ phát triển ra sao đây trên cái mảnh đất khô cằn tình thương? Đó là câu hỏi nhức nhối, tiếng chuông cảnh tỉnh của nhà văn dành cho các bậc phụ huynh. Ta còn nhận thấy, ở 2 đứa trẻ ấy dù chúng còn rất nhỏ tuổi đã sớm biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, dành cho nhau những tình cảm thiêng liêng đặc biệt, trong sáng và đầy nhân hậu của tình anh em, những điều mà các bậc làm cha làm mẹ còn ko có. Sự li dị của bố và mẹ chính là sự tan nát của 1 gia đình gây tổn thương, là 1 cái sốc quá lớn với những tâm hồn vốn giàu tình cảm rất cần được yêu thương như Thành và Thuỷ. Cuộc chia tay cảu 2 con búp bê là 1 hình tượng ẩn dụ, nó là sự phản chiếu bi kịch của 1 hiện tượng đang phổ biến trong xã hội hiện nay: những cuộc li dị tan vỡ gia đình. Chính người lớn với những mâu thuẫn ko đáng có của bản thân đã gây ra nỗi đau cho những đứa con của mình. Đây là 1 tác phẩm mang tính thời sự nóng hổi, cách thể hiện rất hiện đại của nhà văn Khánh Hoài về 1 vấn đề trong xã hội hiện nay, nhà văn đã thâm nhập vào những con người cụ thể chứ ko còn là cái tôi công dân - chiến sĩ mang tầm vóc lớn phản ánh những vấn đề lớn lao như những tác phẩm thời kháng chiến, nhưng "cuộc chia tay của những con búp bê" vẫn thập sự mang tính nhân văn sâu sắc, gây cảm động đến từng đầu dây thần kinh trong người đọc.

24 tháng 7 2018

Thành thấy kinh ngạc vì: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn bình thường, yên ả, tươi đẹp trong khi Thành và Thủy phải chịu cảnh mất mát, đổ vỡ. Thành phải chia tay với đứa em gái nhỏ, tâm hồn em như đang nổi gioongbaox. Tâm lí của Thành được tác giả mô tả rất chính xác, hợp với cảnh ngộ , làm tăng thêm nỗi buồn thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

hok tốt

9 tháng 11 2017

- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )

- Tác dụng:

Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ

Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng

Ngụ ý tả thực sâu sắc

- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình

Chúc bạn học tốt ^.^

5 tháng 2 2018

- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )

- Tác dụng:

Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ

Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng

Ngụ ý tả thực sâu sắc

- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình

Chúc bạn học tốt ^.^

3 tháng 12 2017

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời. Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.

Nguyên văn chữ Hán:

Tĩnh dạ tứ:
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Dịch thơ:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).

Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.

Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.

Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.

Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.

Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.