K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

Tham khảo

 Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp 

Phong trào Tây Sơn là phong trào của nông dân lật đổ chính quyền phong kiên thối nát đòi lại quyền lợi cho nhân dân, bước đầu hoàn thành sư nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc chấm dứt thời kì Đàng trong, đàng ngoài vua Lê chúa Trịnh những cuộc nội chiến đầy đau thương, mất mát cho người nông dân.

11 tháng 5 2016

2. 

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

- Lật đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

==> Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.


 

4 tháng 5 2017

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

- Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

- Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

17 tháng 3 2022

tham khảo 

Phong trào tây sơn có những đóng góp nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII Ɩà :

–Lật đổ chính quyền phong kiến mục nát Đàng Trong-Đàng Ngoài,

-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh.

-Xóa bỏ ranh giới chia cắt, thống nhất đất nước.

-Bảo vệ nền độc lập ѵà lãnh thổ c̠ủa̠ Tổ quốc.

Hãy đưa ra lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện nội dung sau về phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc An Khê, tính Gia Lai) do……lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đã………..phần đất từ Quảng Nam trở vào. Từ sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, về cơ bản...
Đọc tiếp

Hãy đưa ra lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện nội dung sau về phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc An Khê, tính Gia Lai) do……lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đã………..phần đất từ Quảng Nam trở vào. Từ sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ được toàn bộ…………..Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ……………….làm chủ toàn bộ đất nước.

A. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ……làm chủ……..Gia Định……….tập đoàn Trịnh – Lê.

B. Nguyễn Nhạc………..làm chủ………..vùng đất Đàng Trong……tập đoàn Trịnh – Lê.

C. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ……..làm chủ…..vùng đất Đàng Trong…..hai tập đoàn Trịnh – Lê

D. Nguyễn Huệ …….chiếm được………Đàng Trong……tập đoàn chúa Trịnh

Hãy đưa ra lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện nội dung sau về phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc An Khê, tính Gia Lai) do……lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đã………..phần đất từ Quảng Nam trở vào. Từ sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ được toàn bộ…………..Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ……………….làm chủ toàn bộ đất nước. A. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ……làm chủ……..Gia Định……….tập đoàn Trịnh – Lê. B. Nguyễn Nhạc………..làm chủ………..vùng đất Đàng Trong……tập đoàn Trịnh – Lê. C. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ……..làm chủ…..vùng đất Đàng Trong…..hai tập đoàn Trịnh – Lê D. Nguyễn Huệ …….chiếm được………Đàng Trong……tập đoàn chúa Trịnh

1
3 tháng 3 2018

Đáp án C

2 tháng 3 2016

Phong trào nông dân Đàng Ngoài:

a.Nguyên nhân

- Từ đầu thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng, bộ máy quan liêu phong kiến nặng nề, ăn bám xã hội.

- Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, bị bóc lột nặng nề bằng tô thuế, lao dịch,… thiên tai mất mùa liên tiếp xảy ra làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt. Người nông dân muốn duy trì cuộc sống của mình, không còn con đường nào khác là phải nổi dậy chống lại chính quyền thống trị.

b.Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

- Năm 1741-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu nổ ra ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.

- Năm 1740-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ở Vĩnh Phúc.

- Năm 1739-1769: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất lúc đầu ở Thái Bình, Hưng Yên; sau chuyển lên Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

- Năm 1738-1770: Khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở thượng du Thanh Hóa.

c.Ý nghĩa lịch sử

- Giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của chính quyền họ Trịnh, làm cho chế độ phong kiến Đàng Ngoài càng lâm vào khủng hoảng sâu sắc.

- Chuẩn bị cho sự bùng nổ và thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

 

 

Trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nước ta từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII đã xuất hiện nhiều văn kiện quan trọng, em hãy nêu: tên các văn kiện cùng với tên tác giả và bối cảnh cuộc kháng chiến mà qua đó, nêu nội dung và phân tích ý nghĩa của văn kiện cuối cùng ở cuối thế kỉ XVIII (đoạn trích dẫn quan trọng nhất)?

29 tháng 2 2016

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)

+  Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.

+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.

+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực  lượng tấn công quân Nguyễn.

+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.

-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.

+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm  1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.

Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:

+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.

+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.

+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.

+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.

-Đánh bại 29 vạn quân Thanh

+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.

+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.

*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.

- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.

- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:

- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.

- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.

- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.

- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.

14 tháng 3 2021

- Tính chất : cuộc khởi nghĩa nông dân

- Đánh giá:

- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.


 

14 tháng 3 2021

Đánh giá:

- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc

Tính chất:

- Là cuộc khởi nghãi lớn, lôi cuốn đông đảo mọi người tham gia

- Có sức phát triển nhanh chóng, đánh bại được nhiều thế chế địa chủ, cường hào

 

21 tháng 4 2016

Khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến thế kỷ X:

Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).

Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.