K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2019

Do hoạt động của con người , hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường , chặt phá rừng , xả rác khiến toàn cầu nóng lên => băng tan

12 tháng 5 2019

ko có gì

12 tháng 11 2016

hậu quả:nước nhấn chìm các thành phố ven biển,mực nước biển dâng lên

nguyên nhân :trái đất nóng lên làm băng tan do hiệu ứng nhà kính,thủng tầng ôzôn

12 tháng 11 2016

nguyên nhân: do con người khai thác và thải ra các khí độc, làm ô nhiễm môi trường nước, không khí. sử dụng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra

(kết quả) hậu quả của việc hiện tượng băng tan ở hai cực:

+) mực nước biển tăng lên làm giảm diện tích đất liền

+) nhiệt độ trái đất nóng dần lên, không khí bị ô nhiễm (hiệu ứng nhà kính)

+) gây ra các đợt sóng thần dữ dội

+) băng tan trôi ở biển đi lại khó khăn đối với giao thông đường thủy

+) gây ra các khí độc làm thủng tần Ôzôn

- bên cạnh đó còn gây những hậu quả về mặt sức khỏe của con người, bệnh dịch, mùa màng thất bát,......

 

6 tháng 5 2022

- Nguyên nhân: Do Trái Đất đang nóng lên.
- Hậu quả:
+ Băng tan ở Nam Cực sẽ làm mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng đời sống của các động vật và con người, phương tiện đường thủy, nguy hiểm nhất là gây biến đổi khí hậu.
- Giải pháp:
+ Tiết kiệm năng lượng
+ Sử dụng xe đạp, phương tiện công cộng hoặc đi bộ =D 
+ Tăng cường trồng cây gây rừng
...

Nguyên nhân tự nhiên

Trái Đất nóng lên toàn cầu là do việc phát thải lượng lớn khí metan quá mức cho phép ở ngưỡng giới hạn nhất định từ Bắc Cực và các vùng đất ẩm ướt. Mà khí metan chính là loại khí nhà kính giữ nhiệt.

Hiện tượng núi lửa phun trào cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan. Bởi với khối lượng hàng tấn tạo thành tro bụi mỗi lần phun trào. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân làm cho khí hậu nóng lên toàn cầu.

Đặc biệt, khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất nóng lên thì sẽ làm cho lượng băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan ra. Khi lượng băng tan thì sẽ làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu. Lớp băng này sẽ bặt đầu tham gia vào quá trình tuần hoàn CO2 trên Trái Đất. Khi đó, cây xanh sẽ ngày càng ít đi, không có khả năng để điều hòa lượng khí CO2. Vì lượng khí lúc này đã quá tải, vượt quá mức giới hạn của tự nhiên nên Trái Đất càng ngày càng nóng lên. Và cuối cùng lại lặp lại một chu kì như trên.

Nguyên nhân nhân tạo

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên chủ yếu là do con người. Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi, làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính bị tích lũy quá nhiều mà chủ yếu là metan và CO2. Theo đó, những khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ mặt trời phản xa ra ngoài làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên. Một số nguyên nhân cụ thể như:

Quá trình công nghiệp hóa

Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ. Cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí CO2.Các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…). Cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.Khi lượng khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào. Làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Rừng bị tàn phá

Nếu như khí CO2 thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp. Để cung cấp lượng oxi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí CO2 trong môi trường. Khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt.Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại. Nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.
23 tháng 4 2016

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé! 

Câu 1 : 

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:

- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)

- Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.

- Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất trên dãi Cooc-đi-e.

+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.

+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.

23 tháng 4 2016

Câu 2 : 

Những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực : 

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

Nguyên nhân và hậu quả của việc tan băng ngày càng nhiều ở châu Nam Cực : 

Hiện nay lượng COthải vào bầu không khí ngày càng nhiều kết hợp với hơi nước vô hình chung giống như lớp kính ngăn cẳn không cho tia bức xạ đó thoát ra ngoài vũ trụ và được giữ lại cuối cùng làm Trái Đất nóng lên. Và làm cho băng hai chỏm cực tan ra.

Chúc bạn học tốt!

 

8 tháng 6 2020

- Do hiện tượng hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên khiến cho băng ở Châu Nam cực tan nhanh.

- Ảnh hưởng:

+ Nhấn chìm những nơi có địa hình thấp.

+ Gây nguy hiểm cho tàu thuyền trên biển.

+ Thu hẹp diện tích đất ở, sinh hoạt,..

12 tháng 4 2022

giảm lg khí CO2 thải ra quá nhiều

tránh sả rác ra môi trg

......

refre

 

-Lớp băng ở châu Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do : sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên , băng ở Nam cực tan chảy.

- Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam cực làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.

12 tháng 4 2022

Nguyên nhân :

+ Tác động của hiệu ứng nhà kính

+ Biến đổi khí hậu 

+ Ô nhiễm không khí, môi trường

Hậu quả :

+ Nước biển dâng cao 

+ Ảnh hưởng đến đời sống của con người trên trái đất

+ Ngập các vùng đất ven biển.

 Đưa ra các giải pháp chống băng tan ở châu Nam Cực.

+ Bảo vệ môi trường , không vứt rác bừa bãi , hạn chế thải khí độc hại ra môi trường

+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

+ Tuyên truyền mọi người cùng chung tay làm giảm hậu quả của biến đổi khí hậu

15 tháng 4 2019

-Bảo vệ môi trường

+Giảm lượng khí thải của các nhà máy

+Không xả rác bừa bãi

+Không chặt phá rừng

+Giảm hiệu ứng nhà kính,có những biện pháp để ngăn chặn suy thoái môi trường

2 tháng 12 2021

ai cx bít mà

hahaundefined

NG
26 tháng 10 2023

1. Tăng mực nước biển:

   - Tan băng ở châu Nam Cực gây ra tăng mực nước biển toàn cầu. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ ngập lụt và xâm nhập mặn tăng cao ở các khu vực ven biển của Việt Nam, ảnh hưởng đến cuộc sống và nền kinh tế của dân cư địa phương.

2. Thay đổi khí hậu và thời tiết:
   - Tác động của việc tan băng có thể làm thay đổi biến đổi khí hậu toàn cầu và thời tiết. Điều này có thể gây ra sự biến đổi trong mô hình mưa, hạn hán và thời tiết ở Việt Nam, ảnh hưởng đến nông nghiệp, nguồn nước, và năng suất cây trồng.

3. Tác động đến nguồn tài nguyên tự nhiên:
   - Việc tan băng có thể ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên tự nhiên quan trọng như cá biển và thực phẩm. Nó có thể làm thay đổi môi trường biển và tác động đến ngư dân Việt Nam và ngành thủy sản.

4. Cuộc sống và nền kinh tế của dân cư ven biển:
   - Dân cư ven biển của Việt Nam có nguy cơ bị tác động mạnh bởi tăng mực nước biển và xâm nhập mặn. Điều này có thể gây mất mát về đất đai, nhà ở và cơ sở hạ tầng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

5. Bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học:
   - Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và sinh thái học có thể ảnh hưởng đến bảo tồn các khu vực tự nhiên quan trọng của Việt Nam, như các vùng đầm lầy, rừng ngập mặn và đảo quốc.

Nhưng Việt Nam không chỉ là nạn nhân của biến đổi khí hậu. Nước ta cũng tham gia vào các nỗ lực toàn cầu để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy bảo vệ môi trường. Việt Nam có thể hưởng lợi từ hợp tác quốc tế trong việc phản ứng và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.