K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2021

Cảnh "Vượt thác" trích từ chương XI truyện dài "Quê nội" của nhà văn Võ Quảng. Con sông được nói đến là sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân làng Hòa Phước chủ trương xây trường học cho con em mình. Dượng Hương Thư được cắt cử đưa thuyền lên Dùi Chiêng mua gỗ đem về xây trường học. Đoàn đi Dùi Chiêng có bốn người: Dượng Hương Thư, chú Hai Quân và hai thiếu niên là Cù Lao và Cục. Cảnh vượt thác Cổ Cò được miêu tả và cảm nhận qua cảm xúc và tâm hồn của Cục. Đây là lần đầu tiên trong đời chú, một chuyến lên rừng, vượt thác đầy háo hức và thú vị. Chất thơ trên trang văn Võ Quảng dào dạt qua cảnh "Vượt thác" này.

1.   Cảnh xuất phát rất gợi. Thuyền trưởng – dượng Hương "nhổ sào" khi “gió nồm vừa thổi”. Hình ảnh cánh buồm rất đẹp, đầy khí thế: "Cánh buồm nhỏ căng phồng". Đó là cảnh "buồm căng gió lộng".Con thuyền được nhân hóa "đang nhớ núi rừng" nên "rẽsóng lướt bon bon", như nóng ruột "phải lướt cho nhanh để về cho kịp". Đó cũng là tâm trạng háo hức của chú bé Cục trong cuộc "viễn du" này.

2.   Con thuyền ngược dòng, cảnh sắc thiên nhiên nối tiếp xuất hiện. "Ngã ba sông chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến những làng xa tít". Tác giả không nói đến chân trời, đến màu xanh, đến mênh mông của dòng sông mà ta vẫn cảm nhận được. Một miền quê trù phú trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa hiện ra gợi lên sự ấm no thanh bình. Tâm hồn mỗi chúng ta bâng khuâng liên tưởng. Một câu cổ thi: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu…" (Chinh phụ ngâm). Một cảnh sắc làng quê bên hữu ngạn sông Đuống: "Xanh xanh bãi mía bờ dâu…" (Hoàng Cầm). Hoặc là ngã ba con sông Thâm, quê hương nhà thơ Huy Cận thuộc Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh:

"Tới ngã ba sông, nước bốn bề,

 

Nửa chiều gà lạ gáy bên đê.          

Làng xa lặng lẽ sau tre trúc;

Bến cũ thuyền em sắp ghé về…".

Gợi mở liên tưởng là một nét đẹp trong câu văn xuôi của Võ Quảng. Do đó, chất thơ từ cảnh vật, từ tâm hồn đồng hiện. Bé Cục nhìn thấy bao la cảnh lạ. Những con thuyền xuôi dòng "chất đầy cam tươi, dây mây, dầu rái". Có những thuyền "chở mít, chở quế". Con sông Thu Bồn là mạch máu, là nguồn sống xứ Quảng. Vì chở đầy, chở nặng lâm thổ sản, nên "thuyền nào cũng xuôi chậm chậm". Một cuộc sống ấm no, một miền rừng hào phóng… Càng ngược dòng sông, cảnh sắc sông núi càng đầy sức sống, hữu tình nên thơ. Vườn tược tốt tươi "um tùm". Những chòm cổ thụ "dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước". Cổ thụ được nhân hóa gợi tả vẻ đẹp hùng vĩ, thâm nghiêm của chốn đại ngàn rừng thiêng, rừng thẳm. Gần 200 năm về trước, một nữ sĩ tài ba đã viết:

 

"Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng lờ".

(Bà Huyện Thanh Quan)

Đã sắp đến chân thác rồi. Lòng sông như thắt lại. Tầm mắt người đi thuyền bị thu hẹp dần. "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngay trước mặt". Đó là lúc dượng Hương, chú Hai Quân, bé Cù Lao, bé Cục đã đưa con thuyềnngược dòng Thu Bồn đến Phường Rạnh. Mọi người, nhất là bé Cục đã "Đi một đoạn đàng học một sàng khôn", đã nhìn thấy bao cảnh lạ của quê hương.

3. Phần tiếp theo nói về cảnh vượt thác cổ Cò. Cuộc vượt thác thực sự là một cuộc chiến đấu căng thẳng, dữ dội. Vốn nhiều kinh nghiệm vượt thác băng ghềnh, vị thuyền trưởng “sai nấu cơm ăn để được chắc bụng”,phải chuẩn bị vì "nước còn to", "phải chống liền tay không phút hở". Vũ khí là con thuyền và ba chiếc sào tre đầu bịt sắt. Dòng thác thật đáng sợ: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn". "Chảy dứt đuôi rắn" là cách nói so sánh của dân gian gợi tả dòng thác phóng từ cao xuống, nước chảy mạnh và xiết, cuồn cuộn như xoắn lại, như đứt tung ra. Dượng Hương Thư là người chỉ huy cuộc vượt thác trông thật đẹp, vẻ đẹp oai phong, gân guốc, mạnh mẽ. Người thì "đánh trần". Động tác rất nhanh và mạnh: "co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc!".Tư thế rất dẻo dai cường tráng: "ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại,…". Chiếc sào "conglại". Dượng Hương Thư đã "giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước". Giữa dòng thác "nước bị cản văng bọt tứ tung", ba thủy thủ đã chèo chống cật lực, mà có lúc "thuyền vùng vằng chực trụtxuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước".Con thuyền được nhân hóa để cực tả cuộc vượt thác vô cùng gian truân, vất vả, cả ba tay chèo rất thiện nghệ, phối hợp nhịp nhàng: "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt". “Nhanh như cắt” là thành ngữ gợi tả sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ, sắc bén; những con sào lao xuống, phóng xuống, rút lên liên tục rất nhanh và dứt khoát. Dượng Hương Thư được đặc tả qua hàng loạt chi tiết như những nét khắc, nét tạc: Các bắp thịt thì "cuồn cuộn", hàm răng thì "cắn chặt", quai hàm thì "bạnh ra", cặp mắt thì "nảy lửa",… Đó là hình ảnh một vị thuyền trưởng rất dũng mãnh, quyết đoán và tài ba, không chịu lùi bước trước dòng thác mạnh, đã làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên. Trong sinh hoạt đời thường, dượng Hương hiền lành, khiêm tốn: "nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai nói cũng vâng vâng dạ dạ". Cảnh vượt thác đã phát lộ thêm một nét đẹp tính cách của dượng. Tác giả "Quê nội" đã sử dụng hai hình ảnh so sánh thoát sáo: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc”, "như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ"để ca ngợi vẻ đẹp của một con người chân chính trong lao động. Và đó là cảm nghĩ, lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ của bé Cục đối với Dượng Hương Thư thân thiết của mình. Trong "Quê nội", nhà văn Võ Quảng hai lần tả cảnh vượt thác băng ghềnh, cả hai lần đều ấn tượng. Sau nửa thế kỉ, đọc trang văn của Võ Quảng, tuổi thơ gần xa cảm thấy mình đang cùng Cù Lao và Cục ngược sông Thu Bồn, vượt thác, thăm thú sông núi đại ngàn xứ Quảng. Ta thấy, tác giả sống hồn nhiên, sống hết mình với tuổi thơ, với trang văn của mình.

    

Vượt qua thác Cổ Cò thì chiều tối. Một ngày vượt thác vất vả đã dần trôi qua. Chú Hai "vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi". Dòng sông Thu Bồn ở vùng Trung Phước "cứ nhảy quanh co dọc những núi cao sừng sững". Sông nhưhẹp lại. Nước sông cuồn cuộn, không chảy băng băng mà là "nhảy quanh co", như đang múa lượn. Một lần nữa, tác giả lại nói về cổ thụ tạo nên một so sánh – liên tưởng thú vị: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Rừng xanh như đang vẫy gọi. Chốn đại ngàn với núi cao, thác hiểm không còn màu sắc huyền bí mà trở nên thân thiết, gắn bó với con người miền xuôi. Qua thác Cổ Cò là đến Trung Phước, cảnh quan lại mở ra, trải dài trải rộng. Câu văn cũng nhẹ nhàng thanh thoát: "Qua nhiêu lớp núi, đồng ruộng lại mở ra"… phải dừng chân để nghỉ ngơi: "Đã đến Trung Phước". Câu văn rút ngắn lại còn bốn chữ đầy gợi cảm. Đoàn lữ hành tạm dừng chân trên đường đi lấy gỗ.

Tuổi thơ chúng ta, ai đã được một lần nhìn thấy thác, ai đã một lần được vượt thác? Đọc trang văn "Vượt thác", ta cảm thấy mình đang cùng Cù Lao và Cục,… vượt thác trên sông Thu Bồn hơn nửa thế kỉ trước. Đó là cái tài và cái tâm của Võ Quảng – nhà văn, nhà thơ thân thiết của tuổi thơ chúng ta. "Vượt thác" là trang hồi kí trữ tình đầy chất thơ. Chất thơ của vẻ đẹp hùng vĩ và hữu tình sông núi xứ Quảng mà trước đây cụ Phan Bội Châu từng ca ngợi là "địa linh nhân kiệt". Chất thơ trong tâm hồn và chí khí con người: dũng cảm, phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, yêu thiên nhiên,… Chất thơ thấm sâu vào từng câu văn, giọng văn: trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên thơ mộng. Cổ nhân có nói: “Thi phú dục lệ” (Thơ phú phải đẹp). "Vượt thác" là một trang văn đẹp trong giai phẩm "Quê nội". Ta cảm thấy yêu thêm sông Thu Bồn, yêu thêm cuộc sống, yêu thêm chú Cục và Cù Lao, yêu thêm đất Quảng…

Tình yêu ấy làm ta lớn lên cùng trang văn "Quê nội" của Võ Quảng.

Bọn mk ko phải dân chuyên văn mà bọn mk là anh hùng COPY ;-;

 

  “Quê hương là gì hở mẹ
 Mà cô giáo dạy phải yêu
 Quê hương là gì hở mẹ
 Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”
  - Đỗ Trung Quân-


Vâng, chẳng biết từ khi nào mà hai tiếng “Quê hương” dã đi sâu vào tiềm thức và trái tim của mỗi chúng ta như một lẽ tự nhiên vốn có. Phải chăng sự đánh thức tâm hồn ấy bắt nguồn từ câu hát ru nhẹ nhàng của bà, của mẹ hay từ chính những trang sách mang bóng dáng tuổi thơ. “Quê nội” là một truyện ngắn như thế, sinh dộng mà cũng thật gần gũi, tha thiết. Võ Quảng – nhà văn nổi tiếng cùng những sáng tác cho thiếu nhi đã gửi vào tác phẩm những kí ức đẹp về thời thơ ấu, quê hương và Cách mạng một cách đầy hấp dẫn, thú vị.

“Quê nội” ra đời năm 1974, không lâu sau đó, nó đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam và bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn. Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng đã đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam – một tỉnh miền Trung nước ta. Đồng hành cùng truyện ngắn là hai nhân vật chính với cái tên giản dị, mộc mạc đó là hai chú bé Cục và Cù Lao cùng với một số nhân vật khác như chú Năm Mùi, dượng Hương Thư, chú Hai Quân. Ở đây, các sự kiện nhỏ đặt liền nhau, khăng khít nhau tạo nên câu chuyện. Câu chuyện bắt đầu sau Cách mạng tháng Tám, sau ngày Tuyên ngôn độc lập đất nước năm 1945, một thời kì mà mãi đến nay vẫn để lại nhiều dấu tích trong nền văn học Việt Nam.

Giống như một chuyến tàu ngược về quá khứ của hơn 40 năm về trước, tác phẩm phản ánh tâm trạng phấn khởi có phần hơi ngây thơ của dân làng, lòng tin của họ vào tương lai đất nước, mặc dù chính họ là những con người phải gánh chịu bao nỗi đau xót nảy sinh từ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Trong truyện, người Pháp hiện lên là kẻ áp bức, là những kẻ thù. Tác giả không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng ở đây trong mọi thể hiện đều có mức độ. Vì lẽ đó, có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở - chú Năm Mùi. Chú đấu tranh cho Cách mạng và chú hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của chú không phải những châm ngôn từ sách vở, chú cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp chú còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người.

Ở Việt Nam, Võ Quảng được công nhận là một trong những nhà văn ưu tú viết cho thiếu nhi. Mặc dù thời đó, sự khan hiếm về giấy đã hạn chế gay gắt số lượng bản in nhưng các tác phẩm của ông vẫn được tái bản nhiều lần và tiêu thụ một cách nhanh chóng. Bản dịch bằng tiếng Pháp của “Quê nội” khá đáng tiếc là chưa thể truyền đạt hết cái hay mà ngôn ngữ địa phương được tác giả sử dụng rất có tình cảm. Điều đó cho thấy sự may mắn của bạn đọc Việt khi có thể cảm nhận, thấm nhuần được những thông điệp tốt đẹp trong tác phẩm. Đó là một niềm tin về ngày mai tươi sáng của dân tộc, là vẻ đẹp bình dị tự nhiên của mảnh đất Quảng Nam đầy nắng gió với những con người bình dị, chân chất và hơn cả trong họ là tình yêu quê hương chân thành, tha thiết mà tác giả gửi gắm trọn vẹn vào từng câu chữ. Đọc “Quê nội” để cùng lắng đọng những cảm xúc, những dư vị ngọt ngào.

Thư viện Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành trân trọng gửi đến bạn đọc tác phẩm “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng. Nhớ nhé bạn, mã ĐV13/ 0394 sẽ đưa ta về những năm tháng đầy gian khó của tuổi thơ thế hệ ông, bà chúng ta trong sự đồng cảm và tình yêu quê hương. Một cuốn sách đáng để đọc và đáng để nhớ …

Như nhận xét của nhà văn “Đất rừng Phương Nam” – Đoàn Giỏi:

“ …Xã Hòa Phước của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng… Một nơi tôi chưa hề tới, hiện ra trong tôi thành một nỗi nhớ. Tôi như gặp lại – nói như người xưa – một quê hương tiền kiếp …”

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
21 tháng 12 2022

Em có thể đưa bài thơ lên đây không nhỉ?

Tham khảo:

Đối với em, cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền, bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập, cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Những lời giảng, những nét bút, tiếng nói, đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

26 tháng 11 2021

Tham khảo:

uê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

25 tháng 10 2016

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.

Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tứ giản dị, tự nhiên, âm điệu nhẹ nhàng, sấu lắng. Tài thơ Lí Bạch là “tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc”. Hay như nhận xét của Hồ Ưng Lân, một nhà phê bình đời Minh: Thuận miệng nói ra mà thành thơ, tuyệt không có dụng ý dụng công, song không có chỗ nào là không tinh xảo.Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.Tình yêu quê hương đã thành máu, thành hồn. Nó được thể hiện qua những cung bậc của tình cảm. Nỗi nhớ quê hương qua sự khơi gợi của ánh trăng dội về mãnh liệt. Tình yêu quê hương với cả một bức tranh chan chứa ánh trăng làm nền bay cao mãi, xa mãi, ngân vang mãi khúc nhạc lòng của chàng trai trẻ ngày nào trên núi Nga Mi. Câu thơ cuối khép lại nhưng tình nhưng ý còn chưa dứt. Dù chỉ trong hai mươi chữ, nhưng cuối cùng ấn tượng đậm nét trong ta về Lý Bạch là một con người luôn gắn bó với cố hương.Quả thật Lý Bạch với tình yêu quê hương đất nước tha thiết, mãnh liệt được nâng cánh bằng những cảm hứng lãng mạn tuyệt vời. Tĩnh dạ tứ đã hâm nóng những mạch cảm xúc trong ta, ta yêu quý trân trọng và hoà cùng những dòng thơ Lý Bạch chính là làm cho giá trị đích thực của thi ca chuyển tải thế giới nội tâm con người sống mãi với thời gian. Lý Bạch đã góp phần làm cho diện mạo thơ Đường thêm phong phú.
 
25 tháng 10 2016

em cam on cjhihi

9 tháng 2 2018

Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ được sáng tác năm 1951, dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

   Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 6 và để lại cho người đọc, nhiều thế hệ giáo viên và học sinh những cảm nghĩ sâu sắc về Bác Hồ, người Cha già kính yêu của nhân dân Việt Nam.

        Hình ảnh Bác Hồ không ngủ vì lo nghĩ việc nước, chúng ta đã từng gặp trong không ít bài thơ của Bác:

(... ) Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

                                                       (Rằm tháng giêng - sáng tác năm 1947)

hay:

     (... ) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                        Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

                                                        (Cảnh khuya - sáng tác năm 1948)

Nhưng bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ nói thêm một điều khác nữa: Bác không ngủ còn vì Bác thương bộ đội, dân công.

      Trong bài thơ, vẻ đẹp của Bác cứ hiện dần lên qua cảm nhận của anh Đội viên. Giữa rừng đêm gió lạnh, sương giá, mưa rét, bên mái lều tranh dựng tạm trên con đường đi chiến dịch, trong những giờ phút ít ỏi dành để nghỉ ngơi, Bác Hồ vẫn thức, chăm sóc cho các chiến sĩ:

Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm


Rồi Bác đi dém chăn

Từng người, từng người một

 Bác đốt lửa, Bác dém chăn cho anh đội viên và các đồng đội của anh - cử chỉ quan tâm, ân cần như của một Người Cha đối với những đứa con thân yêu của mình. Phải chăng ngọn lửa Bác nhóm lên không phải chỉ bằng những nguyên liệu bên ngoài mà còn bằng cả trái tim đang rực cháy yêu thương? Bằng tình yêu thương trong trái tim mình, Bác đã xua tan giá rét nơi rừng khuya, mưa lạnh. Điệp ngữ “từng người” đã thể hiện tình cảm bao la của vị lãnh tụ dành cho tất cả mọi người, không để sót người nào. Bác nâng niu, chăm chút đến giấc ngủ của họ:

" Sợ cháu mình giật thột

                                            Bác nhón chân nhẹ nhàng".

     Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn, lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng:

          Bác thương đoàn dân công  
      Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu 
    Manh áo phủ làm chăn  
  Trời thì mưa lâm thâm  
  Làm sao cho khỏi ướt!

Thế mới biết, ngay cả khi Người còn đang phải chịu cảnh khó khăn, thiếu thốn, Người vẫn lo nghĩ cho những người còn khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Lời tâm sự của Bác với anh đội viên hàm chứa bao niềm thương, nỗi xót xa đối với sự vất vả, gian nan của dân công trong kháng chiến!

     Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi mà hết sức lớn lao. Sau này, nhà thơ Tố Hữu cũng có những câu thơ khái quát khái quát về tình yêu thương của Bác:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người

                                                           (Bác ơi - sáng tác năm 1969)

    Đọc bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ", người đọc còn nhận ra sức mạnh cảm hóa của vẻ đẹp nhân cách lãnh tụ Hồ Chí Minh. Anh đội viên nhiều lần thức dậy trong đêm khuya, được chứng kiến và cảm nhận những cử chỉ, hành động, lời nói chan chứa yêu thương của Bác đối với bộ đội, dân công và với mình, anh vô cùng xúc động. Trong niềm xúc động ấy, Bác Hồ hiện lên trước mắt anh đẹp như một ông Bụt, ông Tiên hay một Thiên thần:

Anh đội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

                                              Ấm hơn ngọn lửa hồng

Ngọn lửa yêu thương của Bác tràn ngập trong không gian và sưởi ấm tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Từ đó, anh thấy mình thật hạnh phúc:

Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng

       Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

     Niềm vui sướng ấy bắt nguồn từ niềm kính yêu, tự hào và cảm phục nhân cách cao đẹp của Bác Hồ. Niềm vui sướng ấy là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn thử thách, vững tin trên con đường giải phóng dân tộc, đến với độc lập, tự do. Bài thơ là sự hòa hợp trong tình cảm giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.

    Cái đêm không ngủ được ghi lại trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho đất nước và thương bộ đội, dân công đã trở thành một "lẽ thường tình" của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ, Người Cha thân yêu của dân tộc, cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc.

    Năm 2015, kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ giáo viên, học sinh ngày hôm nay càng thêm nhớ về Người với niềm kính yêu và biết ơn vô hạn. Chúng con xin nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng với niềm tin yêu của Người.

9 tháng 2 2018

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

25 tháng 1 2018

  Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

26 tháng 1 2018

trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.

Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6-  Tập I, tr 3).Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.

Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?

Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được...”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.

Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!

Con có nhận ra con không?...

Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.

Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.

HAY THÌ K NHA,KO THÌ ĐỂ LẦN SAU MK RÚT KINH NHIỆM