K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ:

a. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng của Chiên con khi bị sói hung hăng nạt nộ.

b. Thể hiện cho lời nói bỏ dở của Sói khi đổ tội cho Chiên con vì chưa tìm thêm được lý do cho phù hợp hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Lời giải 1:

Em thích truyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu" hơn vì đây là câu chuyện này đã giúp em nhận ra được bài học sâu sắc về tình bạn khi hoạn nạn. Không chỉ vậy truyện còn đề cao trí thông minh của con người khi người bạn ở dưới đất đã vờ chết để tránh khỏi sự hung dữ của con gấu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Lời giải 2:

Trong hai văn bản, em thích văn bản "Chó sói và chiên con". Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói đang đói ăn và chú chiên con hiền lành, nhút nhát. Lời thoại độc đáo, dễ nhớ, dễ cảm nhận, còn bộc lộ được tính cách của từng nhân vật thật rõ nét. Nhân vật sói đã thể hiện thói hung hăng, độc ác, gian xảo, hống hách, bịa đặt và vô lý. Nhân vật chiên con đã cho thấy bản tính nhút nhát, hiền lành, yếu đuối và sự đáng thương. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Em khẳng định những câu chuyện trên đều là truyện ngụ ngôn vì chúng đều có đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn như: 

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người và không được miêu tả chi tiết về ngoại hình. 

- Nội dung ngắn gọn, thường được viết bằng thơ hoặc văn xuôi. 

- Cấu trúc: Tình hình ban đầu, xung đột, kết quả hoặc giải quyết, đạo đức. 

- Thời gian và không gian không cụ thể.

- Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:               Chó sói và chiên conKẻ mạnh, cái lẽ vốn già,Chuyện này tức khắc giải ra rõ ràngDòng suối trong, Chiên đang giải khátDạ trống không, Sói chợt đến nơiĐói, đi lảng vảng kiếm mồiThấy Chiên, động dại bời bời thét vang:Sao mày dám cả gan vục mõmLàm đục ngầu nước uống của taTội mày phải trị không tha!Chiên con sửng sốt thưa qua mấy lời:Xin bệ hạ hãy nguôi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

               Chó sói và chiên con

Kẻ mạnh, cái lẽ vốn già,
Chuyện này tức khắc giải ra rõ ràng
Dòng suối trong, Chiên đang giải khát
Dạ trống không, Sói chợt đến nơi
Đói, đi lảng vảng kiếm mồi
Thấy Chiên, động dại bời bời thét vang:
Sao mày dám cả gan vục mõm
Làm đục ngầu nước uống của ta

Tội mày phải trị không tha!
Chiên con sửng sốt thưa qua mấy lời:
Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận
Xét lại cho tường tận kẻo mà...
Nơi tôi uống nước quả là
Hơn hai chục bước cách xa nơi này
Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể
Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên
Con quái ác lại gầm lên:

Chính mày khuấy nước! Ai quên đâu là
Mày có nói xấu ta năm ngoái...
Nói xấu ngài? Tôi nói xấu ai?
Khi tôi còn chửa ra đời?

Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành
Không phải mày thì anh mày đó
Quả thật tôi chẳng có anh em
Thế thì một mống nhà chiên
Quân bay có đứa nào kiềng sói đâu!
Chiên, chó, người, cùng nhau một thói

 

Họ mách ta, ta phải báo cừu!
Dứt lời, tha tận rừng sâu
Sói nhai Chiên nhỏ, chẳng cầu đôi co.

Câu hỏi:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản trên?

Câu 2: Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong văn bản?

Câu 3: Xác định tình huống trong truyện. Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Câu 4: Qua cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con, em có nhận xét gì về hai nhân vật này?

Câu 5: Văn bàn gửi gắm đến chúng ta bài học gì?

0
Hai con dê qua cầu là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên khắp thế giới của La Phông-ten. Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại là bài học rất lớn về sự nhường nhịn và đoàn kết trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.[/alert]Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng nọ. Tình cờ một hôm, chúng có việc và phải đi qua một chiếc cầu. Chiếc cầu rất hẹp, chỉ đủ chỗ để cho một chú dê có thể đi...
Đọc tiếp

Hai con dê qua cầu là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên khắp thế giới của La Phông-ten. Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại là bài học rất lớn về sự nhường nhịn và đoàn kết trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

[/alert]

Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng nọ. Tình cờ một hôm, chúng có việc và phải đi qua một chiếc cầu. Chiếc cầu rất hẹp, chỉ đủ chỗ để cho một chú dê có thể đi được.

Dê Đen thì đi đằng này lại, còn Dê Trắng lại đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước.

Chúng cãi nhau và chẳng con nào chịu nhường con nào. Cuối cùng, mâu thuẫn không được giải quyết, chúng húc nhau. Cả hai đều rơi tõm xuống suối.

Có bao nhiêu phó từ trong câu:"Cả hai đều rơi tõm xuống suối:

a.1

b.2

c.3

d.4

Không gian trong chuyện ngụ ngôn là:

A.khung cành, mọi trường hoạt động của ngườ,vật

B.Nơi xảy ra sự kiện,câu chuyện

C.cả a và b

Không gian trong chuyện:"hai con dê qua cầu" là:

A.Một khu rừng nọ

B.Một chiếc cầu

C.Một chiếc cầu trong Mmột khu rừng nọ

 

 
0
Bàitập 2: Em hãy nêu rõ tác dụng của dấu chấm lửng trong các câu hoặc đoạn trích sau đây: a) Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc... Một giáo sĩ nước ngoài... đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng " đẹp " và " rất rành mạch trong lối nói , rất uyển chuyển trong...
Đọc tiếp

Bàitập 2: Em hãy nêu rõ tác dụng của dấu chấm lửng trong các câu hoặc đoạn trích sau đây:

a) Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc... Một giáo sĩ nước ngoài... đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng " đẹp " và " rất rành mạch trong lối nói , rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ" .

b) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.[...]

c) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp , quần áo ướti đầm , tất cả chạy xông vào thở không ra lời.

-  Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi! 

Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng:

-  Đê vỡ rồi ! … Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày! 

d) Ôi ! Trong hai mươi lá bài đen đỏ , có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?...

e) Nay chúng ta giành được quyền độc lập. Một trong những công việc cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí [...].

2
11 tháng 5 2022

tui ko biếtloading...

11 tháng 5 2022

sao dài vậy:))??

8 tháng 5 2018

Đáp án: A

9 tháng 6 2018

- Dấu gạch nối được sử dụng trong từ mượn Béc- lin, An- dát, Lo-ren ( Các từ chỉ đơn vị địa danh nước ngoài)

- Công dụng của dấu gạch nối: tách biệt âm đọc của một từ tiếng nước ngoài.

14 tháng 4 2021

*Công dụng của dấu chấm lửng trong nhưng câu sau là:

1-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

2-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước

3-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung châm biếm

4-Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng

*OK hết r đó:/\*

Hãy đọc các câu sau và trả lời câu hỏi*Tình bạn là tất cả...nó quyết định tất cả...nửa cuộc đời là quyết định của bạn và nửa cuộc đời còn lại là tình bạn mà bạn đã chon*Có 2 con đường trong cuộc đời bạn...con đườn thứ nhất là con đường tội lỗi và con đường thứ hai là con đường tình bạn...chỉ có lương tâm của bạn mới quyết định được...con đường mà bạn đã...
Đọc tiếp

Hãy đọc các câu sau và trả lời câu hỏi

*Tình bạn là tất cả...nó quyết định tất cả...nửa cuộc đời là quyết định của bạn và nửa cuộc đời còn lại là tình bạn mà bạn đã chon

*Có 2 con đường trong cuộc đời bạn...con đườn thứ nhất là con đường tội lỗi và con đường thứ hai là con đường tình bạn...chỉ có lương tâm của bạn mới quyết định được...con đường mà bạn đã chọn

*Trên đời có 2 loại tình bạn..tình bạn thứ nhất là tình bạn giả dối...còn tình bạn thứ hai là tình bạn mà bạn tự chọn...chỉ có bạn mới quyết định đc và hãy lựa chọn thật lòng

*Những kẻ nói xấu bạn là kẻ xấu...còn những kẻ biết xin lỗi bạn thì đó là những kẻ có lương tâm

*Một người bạn chân thực cho dù có bị nói xấu, khinh thường...thì bạn hãy quên đi, đừng có tìm lại kẻ đó để trả thù

1.Câu nào có ý nghĩa nhất

2.Nêu đg link của các câu nói trên

2
30 tháng 1 2019

i  see câu thứ 2 hay nhất thì phải...

i đag phân vân

i don't know that link 

30 tháng 1 2019

Đây chính là đường link của tất cả câu nói trên

https://olm.vn/hoi-dap/detail/210922224836.html?pos=475092017535