K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2022

Tham khảo!

An Dương Vương còn là vị vua một lòng muốn xây dựng, bảo vệ đất nước và biết trọng dụng người tài. Việc xây thành gặp nhiều khó khăn nên nhà vua lo lắng và lập đàn cầu đảo bách thần. Khi có cụ già xuất hiện từ phương đông nói về việc xây thành, nhà vua mừng rỡ, tiến hành nghi thức chào đón. Sau đó, khi Rùa Vàng xuất hiện, nhà vua dùng xe bằng vàng rước vào thành. Khi thành được xây xong và ba năm sau, Rùa Vàng từ biệt ra về, An Dương Vương lại lo lắng đến nguy cơ đất nước bị xâm lăng và hỏi Rùa Vàng cách chống lại quân thù. Câu hỏi “Nay có giặc ngoài lấy gì mà chống?” cho thấy ông là vị vua một lòng vì nước vì dân và luôn lắng lo cho vận mệnh dân tộc.

5 tháng 2 2022

Bạn tham khảo!!
An Dương Vương trước hết là một vị vua yêu nước thương dân, có tầm nhìn xa trông rộng, có công lớn trong việc xây thành đắp lũy. Ông xuất hiện với những sứ mệnh lịch sửmới; thống nhất đất nước về phương tiện dân tộc, lãnh thổ; xây dựng nhà nước sơ khaivà chống giặc ngoại xâm

18 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Hoạt động kinh tếNông nghiệp trồng lúa nước, sản xuất các mặt hàng thủ công, khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng, khai thác lâm thổ sản, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ, đi biển
Tổ chức xã hội 

Vua thường được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao, dưới vua là tế tướng và hai quan đại thần: một văn, một võ. Dưới đại thần là các quan đứng đầu ba cấp: châu – huyện – làng.

Các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.

Thành tựu văn hoáChữ Chăm cổ, tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Núi, thần Nước, thần Lúa,..), tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo, kiến trúc: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) và nhiều đền tháp Chăm khác ở ven biển miền Trung nước ta.
18 tháng 5 2022

trong SGK

4 tháng 5 2021

1. Giới thiệu khái quát về người nữ anh hùng Trưng Trắc.

Trưng Trắc là một phụ nữ đảm đang, dũng cảm, mưu trí. Chồng bà là Thi Sách, con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội). Gia đình Thi Sách là một gia đình yêu nước, có thế lực ở đất Chu Diên.

2. Giới thiệu khái quát về người nữ anh hùng Triệu Thị Trinh.

Triệu Thị Trinh là một phụ nữ xinh đẹp, giỏi võ, có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn, có chí lớn. Truyền thuyết kể rằng, bấy giờ ở quê bà có con voi trắng một ngà rất hung dữ phá phách ruộng nương, làng xóm, cây cối không ai trị nổi. 
6 tháng 1 2021

-mất con

-Mất cảnh giác bị ng khác chia rẽ nội bộ đến nỗi các nhân tài phải bỏ về quê và cũng do ko có chuẩn bị...nên âu lạc rơi vào ách đô hộ của nhà triệu..mình nghĩ thế

11 tháng 1 2021

-mất con

-Mất cảnh giác bị ng khác chia rẽ nội bộ đến nỗi các nhân tài phải bỏ về quê và cũng do ko có chuẩn bị...nên âu lạc rơi vào ách đô hộ của nhà triệu..mình nghĩ thế

5 tháng 1 2021

-Do chủ quan(chủ quan trước hành xử của quân địch,cứ nghĩ là Triệu Đà thuật lòng làm hoà,...)và độ quá tự tin vào lực lượng của mình(quá tự tin vào nỏ thần,tự mãn với chiến thắng,..)

-Thiếu tinh thần cảnh giác với kẻ thù(để Trọng thủy vài cùng đánh trái nỏ thần,chia rẽ nội bộ,các tướng giỏi phải bỏ về quê,ko có chuẩn bị kĩ lưỡng,thận trọng trước trận đánh,...)

-Nội bộ ko đoàn kết,ko thống nhất cùng nhau chống giặc,để lộ bị mật của mình trước kể địch,yêu con mù quáng,.. 

5 tháng 1 2021

-Do chủ quan(chủ quan trước hành xử của quân địch,cứ nghĩ là Triệu Đà thuật lòng làm hoà,...)và độ quá tự tin vào lực lượng của mình(quá tự tin vào nỏ thần,tự mãn với chiến thắng,..)

-Thiếu tinh thần cảnh giác với kẻ thù(để Trọng thủy vài cùng đánh trái nỏ thần,chia rẽ nội bộ,các tướng giỏi phải bỏ về quê,ko có chuẩn bị kĩ lưỡng,thận trọng trước trận đánh,...)

-Nội bộ ko đoàn kết,ko thống nhất cùng nhau chống giặc,để lộ bị mật của mình trước kể địch,yêu con mù quáng,.. 

5 tháng 5 2021

làm ơn giúp mình sắp thi rồi

5 tháng 5 2021

hơi dài  sorry

Đắk Lắk là một vùng đất cổ. Dấu vết của con người trên vùng đất này được tìm thấy thuộc thời kì đổ đá cũ, cách đây hàng vạn năm.
   Trên địa bàn Đắk Lắk, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều di chỉ thuộc thời hậu kì đồ đá cũ. Tại buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột), một số viên cuội có dấu vết tạo tác của con người đã được phát hiện. Những công cụ này về hình dáng và kĩ thuật chế tạo tương tự công cụ thuộc nền văn hoá Sơn Vi - văn hoá thời hậu kì đồ đá cũ, phân bố chủ yếu ở Trung du và tiền núi các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Những công cụ lao động này cho thấy chủ nhân của nó sống dựa vào săn bắt và hái lượm.
  Vào năm 2002, tại Ea Đar ( huyện Ea Kar ), các nhà khảo cổ đã phát hiện được chiếc rìu làm từ đá cứng, tương đối thô, trên thân còn nhiều vết ghè đẽo nhỏ, có vết mài nhẵn ở hai mặt sát rìa lưỡi. Công cụ có đặc điểm, hình dáng và kĩ thuật gần với lưỡi rìu mài Hoà Bình - Bắc Sơn, niên đại sơ kì đá mới, cách đây khoảng một vạn năm. Căn cứ vào loại hình công cụ lao động, ta thấy hoạt động kinh tế của cư dân nơi đây vẫn là săn bắt, hái lượm.
 


 

Hình 1. Bản vẽ lưỡi rìu mài và mặt cắt ngang, dọc (Ea Đar - huyện Ea Kar)

 


 

Hình 2. Cuốc có vai (buôn Triết - huyện Lắk)


   Sang thời đại đá mới, cư dân nơi đây đã chủ động hơn trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Nguồn lương thực, thức ăn dồi dào, phong phú hơn đã cho phép họ định cư khá lâu dài ở một khu vực nhất định. Sự phong phú, đa dạng về loại hình công cụ lao động và đồ dùng trong gia đình đã chứng tỏ sự phát triển của nghề thủ công đương thời, nhất là nghề chế tác đá và nghề làm gốm.
 

 

Hình 3. Cuốc chuôi nhọn (thôn 3, Ea Kao, Buôn Ma Thuột)


   Vào cuối thời kì đồ đá mới, cư dân sống trên địa bàn Đắk Lắk đã có những bước tiến dài trong kĩ thuật chế tác đá, phát triển nghề làm gốm. Họ cũng biết sử dụng nguyên liệu đồng, thiếc và thuật luyện kim (đồng thau cùng với một ít đồ sắt). Các di chỉ khảo cổ thuộc thời đại đồng thau và sắt sớm được phát hiện ở Đắk Lắk chủ yếu là trống đồng, rìu đồng. Những hiện vật này được tìm thấy ở Ea H'ning (Cư Kuin), Phú Xuân (Krông Năng), Ea Riêng (M'Đrắk), Ea Pắc (Ea Kar) Bản Đôn (Buôn Đôn). Ea Kênh (Krông Pắc). Trong đó, trống đồng phát hiện tại Ea Kênh (Krông Pắc) được xác định thuộc dòng trống đồng Đông Sơn. Điều này cho thấy mối quan hệ văn hoá giữa các tộc người Việt ở đồng bằng và các tộc người Thượng ở cao nguyên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã xuất hiện từ khá sớm.
 

 

Hình 4. Mặt trống đồng Ea Kênh (Krông Pắc)


II. Khái quát lịch sử Đắk Lắk từ đầu công nguyên đến cuối thế kỉ XIX

    Từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV, vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã trải qua nhiều xáo trộn vì chiến tranh, là nơi tranh chấp liên miên giữa các quốc gia cổ Phù Nam, Chân Lạp và Chăm - pa. Từ năm 1150, Chăm-pa đã chiếm đóng một phần Tây Nguyên. Kết quả của những đợt khai quật khảo cổ học cho thấy người Chăm có nhiều ảnh hưởng ở Đắk Lắk. Người Chăm đã để lại ở các vùng cư trú của người Ê - đê những dấu vết như thành Ea H'Leo (Yang Prông) tại Bắc Buôn Đôn, Rasungbatau (thùng lớn đựng nước) ở thành phố Buôn Ma Thuột. Tại xã Ea Rốc, huyện Ea Súp vẫn còn một ngôi tháp Chăm được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII.
 



Hình 5. Tháp Chăm Yang Prông (xã Ea Rốc, huyện Ea Súp)

   Bên cạnh đó, khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV, trong những cộng đồng thị tộc của người Gia - rai, Ê - đê đã hình thành tổ chức nhà nước sơ khai. Người đứng đầu nhà nước sơ khai lúc bấy giờ là vua Lửa – Hoả Xá và vua Nước - Thuỷ Xá.
   Vua Nước, vua Lừa ban đầu chỉ là những vị tù trưởng kiêm thầy phù thuỷ. Do sự phát triển của các tộc người, do nhu cầu bảo vệ nơi cư trú, lãnh thổ của mình, họ đã liên minh nhiều làng với nhau và trở thành thủ lĩnh của cả một vùng. Sách Đại Nam liệt truyện chép: “Trong nước không đặt quan chức, cũng không có bắt lính, đặt hình pháp. Dân không biết chữ, có vay mượn thì lấy dây thắt nút làm ghi, cách sinh nhai thì chặt cây, đào đất trồng cây, không cỏ cày bừa... ”. Có thể nói, trước thế kỉ XV, vùng đất Đắk Lắk chưa có hệ thống hành chính, chưa có một nhà nước hoàn chỉnh; về cơ bản, địa bàn, lãnh thổ của các tộc người vẫn được vận hành theo luật tục cua buôn làng.
   Năm 1471, hai nước Đại Việt và Chăm - pa xảy ra chiến tranh, Chăm - pa thất bại.
   Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Sau khi Trà Toàn (vua Chăm-pa lúc bấy giờ) bị bắt, tướng của hắn là Bổ Trì Trì chạy đến Phiên Lung (tức vùng Phan Rang) chiếm cứ đất ấy xưng là chúa Chiêm Thành, Bồ Trì Trì lấy được 1 phần 5 đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được phong làm vương. Vua lại phong cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để ràng buộc”. Nam Bàn chính là vùng đất Tây Nguyên ngày nay, đứng đầu là hai vị Hoả Xá và Thuỷ Xá (người Gia - rai), có hơn 12 làng. Theo Việt sử thông giám cương mục: “Nam Bàn là đất của Thuỷ Xá, Hoả Xá (nay là vùng đất Tây Nguyên). Còn Hoa Anh là vùng đất từ Cù Mông đến Đại Lãnh (nay là vùng đất thuộc tỉnh Phú Yên)". Đối với các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các vua Đại Việt tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ. Một mặt, nhà Lê tôn trọng đường ranh giới giữa nơi cư trú của các bộ tộc người thiểu số với người ở đồng bằng miền Trung, tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ; mặt khác, từng bước tạo lập mối quan hệ giữa người Kinh và các dân tộc ở Tây Nguyên.
   Như vậy, sau năm 1471, vùng đất do các vị tù trưởng Thuỷ Xá, Hoả Xá cai quản đã chịu sự quản lí của quốc gia Đại Việt. Họ chấp nhận thần phục, trở thành chư hầu của Đại Việt và cứ ba năm triều cống một lần. Từ đây, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã trở thành một bộ phận của nhà nước phong kiến Đại Việt.
   Năm 1545, vua Lê Trang Tông cử Bùi Tá Hán làm Trấn thủ Quảng Nam (tương đương với tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên ngày nay), đồng thời cai quản toàn bộ Tây Nguyên. Bùi Tá Hán đã có công lớn trong việc củng cố mối quan hệ thuận hoà giữa người Kinh và các dân tộc Tây Nguyên, giữa miền đồng bằng với miền núi phía tây.
   Đến thế kỉ XVII, mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn và các tộc người Thượng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì thường xuyên. Dưới triều Nguyễn, khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng được xem là “ miền Thượng du Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận ”. Nhà Nguyễn thiết lập đồn Trấn Man, Nha Sơn phòng Nghĩa Định để quản lí.
   Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước xác lập chế độ cai trị trên đất nước ta. Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, sau khi cơ bản bình định được vùng đồng bằng, thực dân Pháp mới bắt đầu tiến quân xâm lược vùng cao nguyên và miền núi.
   Như vậy, từ sau cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông (năm 1471) cho đến cuối thế kỉ XIX (khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ), các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thực thi chính sách “nhu viễn” đối với các dân tộc Tây Nguyên, tôn trọng và giúp đỡ họ trên tinh thần thân ái, đoàn kết nhằm củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia.

6 tháng 5 2021
Từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV, vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã trải qua nhiều xáo trộn vì chiến tranh, là nơi tranh chấp liên miên giữa các quốc gia cổ Phù Nam, Chân Lạp và Chăm - pa. Từ năm 1150, Chăm-pa đã chiếm đóng một phần Tây Nguyên. Kết quả của những đợt khai quật khảo cổ học cho thấy người Chăm có nhiều ảnh hưởng ở Đắk Lắk. Người Chăm đã để lại ở các vùng cư trú của người Ê - đê những dấu vết như thành Ea H'Leo (Yang Prông) tại Bắc Buôn Đôn, Rasungbatau (thùng lớn đựng nước) ở thành phố Buôn Ma Thuột. Tại xã Ea Rốc, huyện Ea Súp vẫn còn một ngôi tháp Chăm được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII.
 

Hình 5. Tháp Chăm Yang Prông (xã Ea Rốc, huyện Ea Súp)

   Bên cạnh đó, khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV, trong những cộng đồng thị tộc của người Gia - rai, Ê - đê đã hình thành tổ chức nhà nước sơ khai. Người đứng đầu nhà nước sơ khai lúc bấy giờ là vua Lửa – Hoả Xá và vua Nước - Thuỷ Xá.
   Vua Nước, vua Lừa ban đầu chỉ là những vị tù trưởng kiêm thầy phù thuỷ. Do sự phát triển của các tộc người, do nhu cầu bảo vệ nơi cư trú, lãnh thổ của mình, họ đã liên minh nhiều làng với nhau và trở thành thủ lĩnh của cả một vùng. Sách Đại Nam liệt truyện chép: “Trong nước không đặt quan chức, cũng không có bắt lính, đặt hình pháp. Dân không biết chữ, có vay mượn thì lấy dây thắt nút làm ghi, cách sinh nhai thì chặt cây, đào đất trồng cây, không cỏ cày bừa... ”. Có thể nói, trước thế kỉ XV, vùng đất Đắk Lắk chưa có hệ thống hành chính, chưa có một nhà nước hoàn chỉnh; về cơ bản, địa bàn, lãnh thổ của các tộc người vẫn được vận hành theo luật tục cua buôn làng.
   Năm 1471, hai nước Đại Việt và Chăm - pa xảy ra chiến tranh, Chăm - pa thất bại.
   Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Sau khi Trà Toàn (vua Chăm-pa lúc bấy giờ) bị bắt, tướng của hắn là Bổ Trì Trì chạy đến Phiên Lung (tức vùng Phan Rang) chiếm cứ đất ấy xưng là chúa Chiêm Thành, Bồ Trì Trì lấy được 1 phần 5 đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được phong làm vương. Vua lại phong cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để ràng buộc”. Nam Bàn chính là vùng đất Tây Nguyên ngày nay, đứng đầu là hai vị Hoả Xá và Thuỷ Xá (người Gia - rai), có hơn 12 làng. Theo Việt sử thông giám cương mục: “Nam Bàn là đất của Thuỷ Xá, Hoả Xá (nay là vùng đất Tây Nguyên). Còn Hoa Anh là vùng đất từ Cù Mông đến Đại Lãnh (nay là vùng đất thuộc tỉnh Phú Yên)". Đối với các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các vua Đại Việt tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ. Một mặt, nhà Lê tôn trọng đường ranh giới giữa nơi cư trú của các bộ tộc người thiểu số với người ở đồng bằng miền Trung, tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ; mặt khác, từng bước tạo lập mối quan hệ giữa người Kinh và các dân tộc ở Tây Nguyên.
   Như vậy, sau năm 1471, vùng đất do các vị tù trưởng Thuỷ Xá, Hoả Xá cai quản đã chịu sự quản lí của quốc gia Đại Việt. Họ chấp nhận thần phục, trở thành chư hầu của Đại Việt và cứ ba năm triều cống một lần. Từ đây, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã trở thành một bộ phận của nhà nước phong kiến Đại Việt.
   Năm 1545, vua Lê Trang Tông cử Bùi Tá Hán làm Trấn thủ Quảng Nam (tương đương với tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên ngày nay), đồng thời cai quản toàn bộ Tây Nguyên. Bùi Tá Hán đã có công lớn trong việc củng cố mối quan hệ thuận hoà giữa người Kinh và các dân tộc Tây Nguyên, giữa miền đồng bằng với miền núi phía tây.
   Đến thế kỉ XVII, mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn và các tộc người Thượng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì thường xuyên. Dưới triều Nguyễn, khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng được xem là “ miền Thượng du Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận ”. Nhà Nguyễn thiết lập đồn Trấn Man, Nha Sơn phòng Nghĩa Định để quản lí.
   Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước xác lập chế độ cai trị trên đất nước ta. Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, sau khi cơ bản bình định được vùng đồng bằng, thực dân Pháp mới bắt đầu tiến quân xâm lược vùng cao nguyên và miền núi.
   Như vậy, từ sau cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông (năm 1471) cho đến cuối thế kỉ XIX (khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ), các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thực thi chính sách “nhu viễn” đối với các dân tộc Tây Nguyên, tôn trọng và giúp đỡ họ trên tinh thần thân ái, đoàn kết nhằm củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia
6 tháng 5 2021

dạ em cảm ơn chị,không có cái này thì sát định ở lại lớp,mà học xong lớp này là bắt đầu chương trình mới

26 tháng 3 2016

a. Chống quân Lương:

 Khởi nghĩa Lí Bí:

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

   Khởi nghĩa Triệu Quang Phục:

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Quân lương tăng cường tấn công và bao vây Dạ Trạch.

- Năm 550 nhà lương có loạn Trần Bá tiên bỏ về nước.

- Nghĩa quân đánh tan quân xâm lược, kháng chiến kết thúc thắng lợi

b. Chống quân Đường:

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

a) Nguyên nhân:

Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường.

b) Diễn biến:

- Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu, nhân dân Ái Châu và Diễm Châu hưởng ứng.

- Mai Thúc Loan chọn Sa Nam ( Nam Đàn - Nghệ An ) làm căn cứ; ông xuân đế ( Mai Hắc Đế ).

- Mai Thúc Loan liên kết với  nhân dân Giao Châu và Chăm - pa tấn công Tống Bình.

- Thứ sử Giao Châu bỏ chạy về Trung Quốc.

- Nhà Đường đem 10 vạn quân sang dàn ác cuộc khởi nghĩa.

c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

3 tháng 4 2016

Khởi nghĩa Lí Bí:

Nguyên nhân:do căm ghét bọn đô hộ ông nổi dậy khỏi nghĩa.

Diễn biến:


+Mùa xuân năm 542 Lí Bí khởi nghĩa được hào kiệt kéo về hưởng ứng (Triệu Túc, Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Tinh Thiều,...)

+Chưa đầy ba tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quân, huyện.Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.

+Tháng tư năm 542 và đầu năm 543 nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp nhưng đều thất bại.

 

Nước Vạn Xuân thành lập:

-Mùa xuân năm 544 Lí Bí lên ngôi hoàng đế(Lý Nam Đế) , đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch(Hà Nội)

-Thành lập triều đình với hai ban văn, Võ.

Ý nghĩa:thể hiện tinh thần ý chí độc lập.

Chống quân Lương xâm lược:

-Tháng 5 năm 545 nhà Lương cử Dương Phiêuvà Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn tiến xuống Vạn Xuân.

-Quân ta lui về giữ tahng2 ở cửa sông tô Lịch, thành vỡ Lý Nam Đế rút về thành Gia Ninh, rồi rút về hồ Điển Triệt, sau đó rút vào động Khuất Lão. Năm 548 Lý Nam Đế mất.

Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương xâm lược:

-Triệu Quang phục cho quân lui về vùng Dạ Trạch, lợi dụng địa hình, tổ chức đánh du kích.

-Năm 550 nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước. Quân ta phản công và dành thắng lợi.

Chống quân Đường:

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

-Đầu thế kỉ 3 khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế chon Sa Nam làm căn cứ.

-Mai Thúc Loan tấn công Tống Bình. Năm 722 nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp Mai Thúc Loan thua trận.