K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2022

3 tháng sau cần tui trả lời

19 tháng 1 2022

đề bài bạn mang ra đây

19 tháng 1 2016

Chủ đề của UPU – 45 yêu cầu các em viết một bức thư cho chính em khi em 45 tuổi , khuyến khích em lên “kế hoạch hành động”  cho chính bản thân mình trong tương lai. Muốn có một bức thư có giá trị thì các em cần phải lưu ý tìm hiểu, suy nghĩ thật kỹ trước khi viết. Hãy tự đặt ra những câu hỏi xoay quanh chủ đề của bức thư và trả lời những câu hỏi đó nhé!

 

Khi em 45 tuổi, em sẽ là ai?

 

Đó là độ tuổi mà mỗi con người đã “định vị” được bản thân mình trong cuộc đời. Em có thể đã chín chắn, trưởng thành, gánh trên vai rất nhiều trọng trách trong gia đình và trong xã hội. Em có thể vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách  trên con đường thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình. Hãy hình dung về chính mình trong tương lai, có một cuộc sống cụ thể, có tính cách, có suy nghĩ và cảm xúc sống động và chân thực.

 

Thế giới khi em 45 tuổi là một thế giới như thế nào?

 

Em cần hình dung ra thế giới và đất nước Việt Nam của em 45 năm sau sẽ thay đổi như thế nào. Sự phát triển  vô cùng mạnh mẽ của khoa học, công nghệ tiếp tục đem lại những lợi ích lớn đến đâu? Nó có song hành với việc đem lại những giá trị hữu ích trong đời sống tinh thần con người hay không? Bên cạnh đó, loài người cũng phải đối mặt với những thảm họa: nước biển dâng, biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, bệnh dịch mới, chiến tranh sắc tộc… Là một thành viên không thể tách rời, em đang làm gì, có trách nhiệm như thế nào và đóng góp gì cho thế giới ấy, cộng đồng ấy?

 

Em hy vọng, trông chờ, dự định, ước mơ điều gì?

 

Viết cho chính mình khi 45 tuổi thực chất là viết cho những ước mơ, cho thành quả của sự nỗ lực, phấn đấu của em từ ngày hôm nay. Đầu tiên là nuôi dưỡng những ước mơ, sau đó là nuôi dưỡng ước mơ ấy lớn lên bằng những hành động cụ thể, bằng sự tích lũy kiến thức và kỹ năng, sự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức làm hành trang cho tương lai. Bên cạnh đó, các em luôn nhớ phải sự kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình mới có ngày được gặt hái thành quả của mình.

 

Chủ đề các cuộc thi viết thư UPU luôn gửi tới các bức thông điệp ý nghĩa về con người và thế giới của chúng ta. Và cũng như vậy, qua bức thư của mình, các em phải gửi được một thông điệp ý nghĩa nào đó của chính em đến với mọi người. Có rất nhiều thông điệp, tùy vào ước muốn của em:

 

- Những việc mình làm hôm nay đều là nguyên nhân dẫn đến kết quả ngày mai.

 

- Hãy nhìn vào tương lai bằng sự nỗ lực và trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng.

 

- Hãy là một phần không thể tách rời của thế giới xung quanh em bằng những suy nghĩ tích cực và truyền cho mọi người cảm hứng kết nối thế giới ấy.

 

Một điều vô cùng quan trọng là: Em đừng quên tìm hiểu về vai trò của ngành bưu chính, người đưa tin, người kết nối những bức thông điệp của chúng ta đến bất cứ nơi đâu trên thế giới này.

 

Chúc các em có những bức thư hay và đoạt giải.

19 tháng 1 2016

ban tim tren mang i

co nhieu bai hay lam

27 tháng 1 2018

Thân gửi những con dân của thế kỷ 21!

Ta là bức thư được gửi đến đây để truyền đi thông điệp của Thần Apollo, vị thần của ánh sáng và tri thức!

Thần Apollo có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này.

Thần Apollo thực sự rất đau lòng khi chứng kiến cảnh những đứa trẻ không được hưởng một nền giáo dục chất lượng. Thay vào đó, chúng phải lang thang khắp nơi để tìm kiếm cái ăn và rồi lại bắt đầu một cuộc đời đầy vất vả, khốn khổ và chìm đắm trong lầm than.

Vì thế, Thần Apollo đã viết ra ta và gửi đến cho mọi người từ thế giới thần thoại cổ đại với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể. Bản thân Ngài không muốn bước ra từ thế giới thần thoại.

Ai có lẽ cũng biết, giáo dục là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình phát triển chung của thế giới đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở một số nước kém phát triển, mà nhất là các nước Châu Phi, vấn đề giáo dục có chất lượng vẫn là vấn đề cần nhận được sự quan tâm hàng đầu.

Theo ta biết Châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Hiện nay Châu Phi có vài chục triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái.

Báo cáo và số liệu về giáo dục của châu Phi đều chứng tỏ giáo dục tiểu học ở Châu Phi hiện mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu với tỷ lệ nhập học tương đối thấp và không có khả năng theo kịp Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).

Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, hiện nay ở các nước Châu Phi bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp.

Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở Châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở Châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100.

Một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập.

Sức khỏe học sinh yếu kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên Châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi... trên thế giới hiện nay cũng tập trung chủ yếu ở Châu Phi.

Phải khẳng định chất lượng giáo dục của các nước Châu Phi và các nước khác trên thế giới đang ở trong tình trạng khá tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, số cử nhân sau khi ra trường vẫn thất nghiệp đang ở con số báo động hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy sự lãng phí lớn về nhân lực, khi chúng ta đào tạo nhưng sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Thậm chí, khi muốn tuyển dụng, doanh nghiệp còn phải mất một thời gian rất lớn để đào tạo lại những kỹ năng cơ bản cho cử nhân. Đó là biểu hiện của những nền giáo dục lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả.

Trong thời đại công nghiệp 4.0 thì tri thức sẽ thống lĩnh tất cả, có tri thức tức là con người sẽ nắm trong tay chìa khóa của sự thành công, của văn minh nhân loại. Nhưng nếu không, cả thế giới của chúng ta chắc chắn sẽ rơi vào lầm than, khốn cùng, bệnh dịch, di cư, chiến tranh…

Ta mong rằng, với những cảnh báo này, mỗi người sẽ kịp thời nhận ra mình cần làm gì để nâng cao trình độ của bản thân, xây dựng một thế giới văn minh và phát triển và điều ta mong muốn hơn cả là dù với bất cứ lí do nào cũng phải cho trẻ em đến trường.

Mong rằng bằng hành động của mình mỗi con người ở thế giới hiện đại hãy góp phần thay đổi thế giới, vì một thế giới ngập tràn ánh sáng tri thức, trí tuệ.

Ký tên

Thần Apollo

27 tháng 1 2018

Xin chào những người bạn ở thế kỷ 21!

Ta xin tự giới thiệu, ta là bức thư của Aether, vị thần của ánh sáng từ thuở sơ khai của vũ trụ. Thần Aether đã tạo ra ta từ hàng vạn năm trước đây khi Trái đất còn hồng hoang, với khả năng du hành xuyên qua thời gian và can thiệp bất kỳ khi nào Trái đất cần đến.

Hôm nay ta quyết định đến thăm những người bạn đang sống ở thế kỷ 21 vì ta rất đau lòng khi chứng kiến hình ảnh những đứa trẻ tị nạn trên đường phố.

Làm sao có thể xây dựng một thế giới hòa bình và tràn ngập tiếng cười khi đó đây, xung quanh chúng ta vẫn hàng triệu trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, không được giáo dục, không được chăm sóc?

Vừa qua, văn phòng cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) xác nhận ít nhất 8.991 trẻ em tị nạn không còn liên hệ với chính quyền. Trong số này hầu hết những đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 14-17 nhưng 867 trường hợp chỉ dưới 13 tuổi.

Theo RT, con số này nhiều gấp đôi so với số liệu được công bố hồi tháng 1/2016 với 4.749 trẻ tị nạn được thông báo đã mất tích.

Năm 2016, số trẻ tị nạn bị mất tích ở Đức là 5.800 em trên số lượng tiếp nhận người tị nạn là 1,1 triệu trường hợp.

Trong năm nay, Văn phòng Liên bang về người di cư và tị nạn của Đức dự kiến sẽ tiếp nhận tối đa 300.000 người xin tị nạn ở nước này.

Những đứa trẻ lang thang, không cha, không mẹ, rất dễ bị bóc lột thậm tệ, dưới mọi hình thức. Vì thế, có những em mới 5 tuổi nhưng đã phải lao động cực nhọc, dưới mọi hình thức để có thể kiếm cơm nuôi sống bản thân…, cũng có nhiều em phải đi ăn xin từng bữa… và ngủ ở gầm cầu, ven đường, xó chợ và cay đắng hơn là các em bị xua đuổi, an ninh không được bảo đảm.

Mọi người chắc hẳn vẫn còn nhớ bức ảnh chụp em bé tên là Aylan, 2 tuổi, người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rúng động cả thế giới, trở thành hình ảnh đại diện về những cuộc hành trình tị nạn khắc nghiệt. Trường hợp cậu bé Aylan không phải ngoại lệ.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đầu năm 2015 đến nay hơn 300.000 người di cư vượt Địa Trung Hải vào Châu Âu để mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ phải lênh đênh trên biển trong nhiều ngày, đối mặt với nạn buôn bán người, thiếu thốn đồ ăn, thuốc men và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Và quan trọng là sự sống và cái chết của họ chỉ trong gang tấc.

Mọi người có biết trong lúc chúng ta ngủ trong chăn ấm, đệm êm và ăn những thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì những đứa trẻ tỵ nạn phải sống thế nào không? Thực sự khi nhìn những hình ảnh về trẻ tị nạn Syria nằm ngủ vật vờ trên đường phố lạnh lẽo hay trong cánh rừng hoang sơ mà truyền thông đưa tin khiến ta rất chạnh lòng. Những đứa trẻ ấy đáng lẽ phải được chăm sóc đươc nuôi dạy, được vui chơi và học hành, được sống trong tình thương của gia đình thay vì lang thang khắp nơi, kiếm được gì ăn nấy và mệt ở đâu thì ngủ ở đó.

Và… đương nhiên, khi ở những quốc gia mà những cuộc xung đột diễn ra liên tục thì mạng sống của họ còn bị tước đoạt đi bất cứ lúc nào.

Ta vẫn thấy, con người hay nhắc đến việc xây dựng một thế giới hạnh phúc nhưng lại không mảy may đến những đứa trẻ - thế hệ tương lai của thế giới này.

Phải chẳng con người ngày càng tham lam và ích kỷ, vô tâm không cần biết đến những người xung quanh sống ra sao. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng vài trăm đô cho một bữa nhậu nhưng lại vô tình lướt qua những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ…

Mực cây viết thần của ta không phải vô tận nhưng lần này vẫn quyết định ra tay với một hy vọng lớn lao rằng: Mọi người hãy nhìn nhận lại chính mình để yêu thương và biết san sẻ hơn với những người khốn khổ xung quanh.

Từ bây giờ mọi người hãy hành động, hãy lên kế hoạch để giúp đỡ những trẻ tị nạn, hãy dùng ngay những cuộc chiến tranh vô nghĩa để con cháu ta và con cháu của mọi người có thể sống trong một thế giới hạnh phúc thực sự.

Cái này phải tự vít nha

Hồi cấp 1 vít suốt:)

27 tháng 12 2021

Bn tự viết đi chứ mik cx quên r :'(

30 tháng 1 2019

Hà Nội năm 2018

Chào các bạn!
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.

Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.

Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ.

Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài.

Tôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia.

Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần. Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang toà nhà để đến với người bệnh. Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới.

Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó.

Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt.

Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành.

Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương. Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi.

Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng.

Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó. Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi.

Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào.

Xin chào hẹn gặp lại!
Nguyễn Ngọc Nam Anh

30 tháng 1 2019

Tham khảo:

Các bạn thân yêu!

Trong khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn mỗi chúng ta đều thần tượng hoặc yêu quý một thầy cô nào đó. Đó có thể là thầy cô chủ nhiệm nghiêm khắc nhưng lại vô cùng yêu thương học sinh. Cũng có thể đó là cô giáo dạy âm nhạc có giọng hát hay hoặc thầy giáo dạy mĩ thuật vẽ rất đẹp,... Đối với tôi, người mà tôi thần tượng, coi là người hùng của mình chính là cô giáo dạy Lịch sử. Cô không chỉ là một cô giáo bộ môn mà còn là một người cô ruột của tôi nữa.

Cô của tôi tên là Phương Trúc, năm nay cô vừa tròn hai mươi tư tuổi. Cô có dáng người mảnh mai, làn da trắng hồng và một nụ cười như tỏa nắng. Mái tóc của cô được cắt ngắn đến ngang vai và tạo kiểu xoăn sóng làm tăng sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống ở con người cô. Cô đảm nhiệm vai trò dạy bộ môn Lịch sử ở trường tôi. Không chỉ vậy, cô còn là một giáo viên dạy giỏi, một cô giáo luôn nhiệt tình và có trách nhiệm với học sinh và những bài giảng của mình. Trước khi lên lớp, cô đều chuẩn bị những bài dạy rất kĩ lưỡng, cô sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học khiến học sinh thích thú hơn và lôi cuốn được các bạn tham gia vào các nhiệm vụ học tập, xây dựng bài học. Là một cô giáo trẻ tuổi nên cô Trúc vô cùng tâm lí, gần gũi với học sinh. Các bạn học sinh có thể chia sẻ với cô về những phần kiến thức chưa hiểu rõ một cách thoải mái. Bên cạnh đó, cô còn đặc biệt quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lớp chủ nhiệm để đến động viên, thăm hỏi.

Vào khoảng hai tháng trước, do mải chơi nên tôi đã quên làm bài tập về nhà môn của cô. Tôi cảm thấy xấu hổ vì điều đó. Chắc hẳn cô đã thất vọng về tôi nhiều lắm. May mắn làm sao khi cô không nói chuyện này với bố mẹ tôi. Cô chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở tôi phải học hành chăm chỉ để bố mẹ vui lòng, hơn nữa cũng đừng lơ là những môn học phụ. Học Lịch sử rất bổ ích bởi thông qua đó chúng ta biết được quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, chúng ta cũngbiết được lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và các cuộc chiến tranh ác liệt mà nhân dân ta phải trải qua, chiến đấu hết mình để có được nền hòa bình, độc lập như ngày hôm nay. Tôi đã xin lỗi cô và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Ở nhà, tôi thường xuyên tâm sự những chuyện trên lớp với cô, tôi còn chia sẻ cho cô biết về ước mơ của mình. Đó là ước mơ trở thành một tiếp viên hàng không. Cô rất ủng hộ tôi tuy rằng công việc này khá vất vả. Cô không quên nhắc tôi phải ăn uống đầy đủ, rèn luyện sức khỏe thật tốt và trau dồi ngoại ngữ để có thể thực hiện ước mơ.

Các trường vùng cao đang thiếu giáo viên, do đó cô của tôi đã đăng kí và nhận được quyết định chuyển công tác lên miền đất Tây Bắc để giảng dạy. Khi biết tin này, ông bà tôi đã ngăn cản bởi cô đang được biên chế ở trường huyện, nay chuyển lên vùng cao biết bao khổ cực và vất vả lại xa gia đình, người thân, xa ngôi trường mà mình đã gắn bó. Tôi cũng không muốn cô đi nhưng hành động của cô khiến tôi rất ngưỡng mộ. Cô sẵn sàng từ bỏ sự ổn định trong sự nghiệp mình đang có để đến với tiếng gọi của vùng cao, để giúp các bạn học sinh dân tộc biết thêm về lịchsử nước mình cũng như lịch sử thế giới.

Trước lúc rời xa gia đình, cô đến xoa đầu tôi và dặn dò tôi phải học tập thật tốt, khi nào về cô sẽ mua cho tôi một chiếc cặp sách hoặc một bộ quần áo bằng thổ cẩm của các dân tộc ở trên đó. Điều ấy khiến tôi vô cùng thích thú. Tôi hứa với cô sẽ chăm chỉ học bài và làm các bài tập về nhà để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Thỉnh thoảng cô liên lạc về gia đình và nói rằng cuộc sống vùng cao tuy có đôi chút khó khăn nhưng mọi người lại gắn bó với nhau như trong một gia đình nên cô cũng vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà.

Người cô của tôi xứng đáng là một người hùng khi không quản ngại khoảng cách xa xôi, vất vả để mang kiến thức đến rẻo cao Tây Bắc và truyền đạt cho học sinh những bài học quý giá.

Các bạn hãy kể về người hùng của mình đi nhé!

Tạm biệt các bạn

lớp 5 mình cũng phải viết mà xong rồi. anh hay chị gì đó lên mạng xem cách viết rồi vừa nghĩ vừa sửa, sâu chuỗi các bài lại là xong thôi

Chúc học tốt nha.

14 tháng 2 2020

Có lẽ, chúng ta đều đang nhìn thấy, số lượng người tị nạn buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng nhất là tại các quốc gia như: Syria, Iraq và Afghanistan.

Người ta ước tính rằng khoảng một nửa trong số 19,5 triệu người tị nạn đã xác nhận trên toàn cầu là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc xung đột.

Theo tính toán, những cuộc xung đột đã biến Syria thành một trong những nơi nguy hiểm nhất cho trẻ em: Syria có dân số 21,9 triệu người, trong đó hơn 9 triệu là dưới 18 tuổi. Hơn 4,29 triệu trẻ em ở Syria ở trong tình trạng nghèo đói, nay đây mai đó hay bị mắc kẹt giữa làn đạn.

Tất nhiên, số phận của những đứa trẻ này sẽ chẳng ai có thể nói trước được. Nhất là khi có khoảng một triệu trẻ em tại đất nước này vẫn đang sống tại các khu vực mà nhân viên cứu trợ không thể đến thường xuyên, do đó không có được những hỗ trợ thiết yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng.

Khi chúng ta đang hưởng một cuộc sống chất lượng, ngủ trên đệm êm, chăn ấm, có một nền giáo dục chất lượng thì tại đất nước Syria hàng triệu người phải sống trong cảnh khổ sở không được hỗ trợ đủ, bị cảm cúm, mắc bệnh dịch, đói khát.

Chúng ta dường như đang quá thờ ơ với số phận của đồng loại và không ai cảm thấy đau xót khi chứng kiến cuộc sống khốn khổ của những người tị nạn mà nhất là trẻ em.

Cho đến khi trên mạng xã hội tràn lan hình ảnh em bé Syria như một thiên thần chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì di cư, bức ảnh ấy đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại những gì thế giới đang diễn ra.

Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Nhưng dù sao thì cậu bé đó cũng là người may mắn vì sau khi chết vẫn còn được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác không một ai biết đến, thậm chí chết còn không được an táng.

Đó là hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chếtvì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được, vì sự sống họ buộc phải di cư, phải vượt biển.

Hay theo thông tin trên báo chí, phần lớn những thanh thiếu niên độc hành tới châu Âu là các em trai, nhưng trong hành trình đi từ Rome tới Abruzzo vẫn có nhiều bé gái người Nigeria cũng đang đơn độc tại Ý.

Những vấn đề liên quan tới phụ nữ Nigeria bị bán sang làm gái điếm ở đây đã có từ lâu. Nhưng với việc các tàu thuyền chở di dân vượt Địa Trung Hải nhiều hơn, số phụ nữ người Nigeria bị bắt làm công việc này tại Ý cũng ngày càng tăng, đặc biệt là số bé gái vị thành niên.

Các em gái này bị lừa rằng khi tới châu Âu sẽ làm thợ làm tóc hay chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên khi bị đưa tới Libya, bọn buôn người sẽ nhốt các em lại một thời gian và lạm dụng tình dục trước khi đẩy các em tới Ý. Trong đêm khuya khoắt, các bé gái vẫn vật vờ kiếm khách, những gương mặt trẻ một cách đau lòng, ngay cả dưới lớp trang điểm rất đậm…

Một thế giới tươi đẹp, một thế giới hòa bình phải là thế giới không có chiến tranh, không có xung đột, không có di cư. Ở đó, trẻ em là người được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và hưởng những gì tốt đẹp nhất của Trái Đất này chứ không phải những đứa trẻ vừa sinh ra đang mang kiếp “di cư, tị nạn”. Càng không phải những đứa trẻ ngày ngày chạy theo cha mẹ để tránh khỏi những cuộc chiến tranh, xung đột và sinh mạng chúng có thể bị tước đoạt bất cứ khi nào.

Tôi viết lá thư này với mong muốn những nhà lãnh đạo trên thế giới hãy cùng chung tay giúp đỡ những đứa trẻ tị nạn thông qua các tổ chức thế giới và cùng phản đối những cuộc xung đột, chiến tranh vô nghĩa vì lợi ích của những con người ích kỷ.

Nguồn: gg

Của Hoàng Gia Phú j j đó nha

6 tháng 12 2018

viết chưa????

Thế mới hỏi

8 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Việt Nam, ngày 

Gửi Mina, 

Đất nước của cậu thời tiết thế nào? Cậu cùng các thành viên khác trong gia đình cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe cho thật tốt trước dịch bệnh hoành hành nhé. Tớ nhận được thư của cậu kể về đất nước của cậu, tớ rát thích và luôn luôn nghĩ về nó. Hôm nay tớ viết thư cho cậu để kể về đất nước xinh đẹp của tớ.

Đất nước tớ có hình chữ S nhỏ nhắn xinh đẹp trải dài từ Bắc đến Nam. Khí hậu của các miền cũng khác nhau, như miền Bắc nơi mình đang sống thì đã bước vào mùa thu, có những cơn gió đầu mùa se se lạnh. Còn miền Trung thì bà con đang phải chống chọi với lũ lụt, những cơn bão cứ liên tục đổ bộ vào nơi đây, khiến cho miền Trung đang phải gồng mình gánh những hậu quả sau cơn bão.  Còn miền Nam thì đang bị xâm nhập mặn rất nặng nề.

Dịch bệnh khiến cho cả thế giới lao đao, nhưng, con người nước tớ kiên cường như thế đấy. Nhân dân không chỉ cùng nhau đoàn kết vượt qua dịch bệnh mà còn cùng nhau mạnh mẽ chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt trong cuộc sống thường ngày.

Việt Nam có rất nhiều cảnh quan tươi đẹp, nên tớ thực sự mong cậu có thể đến đất nước của tớ một lần. Con người VN luôn chào đón và thân thiện với du khách.

Mong sẽ được một lần gặp lại bạn

 Thân mến

....

17 tháng 1 2022

1. Phần đầu thư:

Nơi ở của người viết và thời gian. Ví dụ như bạn ở Hà Nội và lúc viết thư là ngày 02/12/2020 thì bạn sẽ viết là: “Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2020”.

Lời chào đầu thư: Vì đối tượng nhận thư là người thân nên các em viết lời chào đầu thư là: (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...) kính yêu, xa nhớ,… Ví dụ: Ông nội kính yêu!

2. Phần nội dung thư:

 

- Dẫn nhập: Viết lời dẫn nhập cho người nhận hiểu bạn đang nói về vấn đề gì, khái quát về tình hình hiện tại của mình và nơi mình đang trải nghiệm, có thể viết theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp. Ví dụ như: Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bệnh tật: từ các bệnh thông thường như cảm cúm, ho sốt, đau lưng, đau vai... đến các bệnh khó chữa như: ung thư, HIV/AIDS,... nhưng thời gian gần đây bùng phát dịch bệnh vô cùng nguy hiểm là COVID-19. hoặc Sự sống đang mỗi ngày một tấp nập, hối hả. Chúng ta đang làm cho môi trường biến đổi nghiêm trọng, các vi sinh vật trong đó đặc biệt là virus đang ngày càng trở nên nguy hiểm,… để rồi cả thế giới phải gánh chịu dịch bệnh vô cùng khủng khiếp.

- Đi vào nội dung: Từ vấn đề đã nêu ở phần dẫn nhập, các em mô tả thêm xung quanh khu vực em đang trải nghiệm hoặc chứng kiến, cảnh mọi người chuẩn bị đối phó, phòng chống dịch bệnh như thế nào? cũng như tâm lý của em và mọi người xung quanh. Chính quyền đã làm những gì để khống chế đại dịch, mọi người chấp hành ra sao. Các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, quân đội... đã phải vất vả như thế nào? Kể lại quá trình trải nghiệm của mình về các bước nhiễm bệnh, triệu chứng, quá trình điều trị, cảm giác bản thân,... Cuối cùng em mong muốn và khuyên mọi người điều gì để giữ gìn sức khỏe, bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi bệnh dịch này.

VD: Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán năm 2020, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn.

3. Phần kết thúc:

- Kết thúc bức thư em có thể bày tỏ tình cảm của mình với người thân, mong muốn người thân tiếp thu trải nghiệm của mình để cảnh giác cao độ và lên phương pháp tối ưu để phòng chống dịch bệnh.

VD: Vì ngoài kia, vẫn còn rất nhiều những nguy hiểm tiềm tàng của đại dịch Covid mà chưa ai kiểm soát hoàn toàn được. Chúng ta cần đeo khẩu trang và thực hiện theo khuyến cáo của Chính phủ và Bộ Y tế về phòng chống dịch. Trước hết để bảo vệ cho sức khỏe của chính bản thân, và sau nữa là để bảo vệ cho tất cả những người thân, người bạn yêu quý hằng ngày luôn ở bên cạnh chúng ta.

Cuối thư: Lời chào thân thương và ký tên.

*Copy right vndoc.com*
17 tháng 1 2022

giúp mik làm giàn ý thui cũng đc