K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2023

Các tỉnh thành thuộc kinh tế trọng bắc bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

 Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong nền kinh tế nước ta là:

- Có vai trò quan trọng trong đóng góp vào nền kinh tế chung cả nước như tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm tới 21,2% còn tỉ lệ sản xuất lương thực, thực phẩm đứng ở vị trí số 2 so với cả nước.

10 tháng 3 2023

Các tỉnh thành thuộc kinh tế trọng bắc bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

 Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong nền kinh tế nước ta là:

_ Có vai trò quan trọng trong đóng góp vào nền kinh tế chung của cả nước như tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng  chiếm tới 21,2% còn tỉ lệ sản xuất lương thực, thực phẩm đứng ở vị trí thứ 2 so với cả nước!

29 tháng 7 2016

Vùng KTTĐ là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền KT của cả nước. Gồm các đặc điểm sau :
– Phạm vị gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.
– Có đầy đủ các thế mạnh (vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, lao động kỹ thuật), có nhiều tiềm năng hấp dẫn đầu tư.
– Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và hỗ trợ các vùng khác.

 

– Là địa bàn tập trung phần lớn các khu CN và các ngành CN chủ chốt của cả nước (dẫn chứng).

– Có khả năng thu hút các ngành mới về CN và DV từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
– Đóng góp lớn (chiếm 64,5%) vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.

10 tháng 12 2020

1.

 

- Phân bố dân cư, dân tộc:

+ Đồng bằng ven biển: dân cư đông đúc, mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở thành phố thị xã; chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ người Chăm.

+ Đồi núi phía Tây: dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. Chủ yếu các dân tộc ít người (Cơ –tu, Ra-giai, Ba-na, Ê-đê…) có đời sống còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo khá cao.

- Hoạt động kinh tế chủ yếu:

+ Đồng bằng ven biển: đa dạng, gồm hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác nuôi trồng thủy sản).

+ Đồi núi phía Tây: chủ yếu hoạt động nông –lâm nghiệp (chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng, trồng cây công nghiệp).

13 tháng 12 2016

câu 1:

Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

CHÚC BN HOK TỐT

13 tháng 12 2016

Nhưng mỗi tội nó còn hơi sơ sài mình cần chi tiết về điều kiện xã hội tự nhiên ha nhưng vẫn rất cảm ơn bạn

NG
11 tháng 9 2023

Tham khảo
Phát triển TP Bến Tre thành đô thị loại 1

- Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, TP. Bến Tre trở thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- TP. Bến Tre được công nhận đạt chuẩn đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2019. Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, sẽ phát triển TP. Bến Tre thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 
Mở rộng địa giới hành chính
- Để hiện thực hóa mục tiêu đô thị loại I, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Kết luận số 118-KL/TU, trong đó thống nhất chọn phương án mở rộng địa giới hành chính của TP. Bến Tre theo hướng điều chỉnh sang các xã: Sơn Hòa, An Hiệp, Hữu Định (Châu Thành); Sơn Phú (Giồng Trôm); Thanh Tân (Mỏ Cày Bắc). 
- Thành phố cũng kêu gọi đầu tư phát triển đô thị, các dự án chỉnh trang đô thị, các dự án khu dân cư mới. Đối với các dự án đã có quyết định đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai thực hiện. Hoàn chỉnh thủ tục thực hiện dự án nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Bến Tre. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tham mưu UBND tỉnh tiếp cận các nguồn vốn vay ODA khác để thực hiện dự án xử lý nước thải và các dự án chỉnh trang phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục đầu tư nâng chất các cơ sở giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân.
Phát triển hạ tầng
- Kết cấu hạ tầng Thành phố có bước phát triển nhanh, đồng bộ, tạo bước đột phá cho phát triển không gian đô thị về phía bắc, tây bắc (Bình Phú, Sơn Đông) và về phía nam (Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận), góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị loại I. Đặc biệt, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có sự đóng góp rất lớn của nhân dân về tiền, đất đai, hoa màu, ngày công lao động. Vì vậy, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Hạ tầng giáo dục phát triển rất nhanh trên cơ sở thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp. Đến nay, hệ thống trường lớp học trên địa bàn TP. Bến Tre cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh. Năm 2010, chỉ có 10 trường đạt chuẩn quốc gia thì đến nay, Thành phố đã có 25/34 trường đạt chuẩn quốc gia. Một số trường được xây mới đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy: Tiểu học Bến Tre, Tiểu học Phú Thọ và một số trường mầm non theo phương thức xã hội hóa: Mầm non quốc tế API, Mầm non Bảo Quyên.
 

- Hệ thống các cơ sở y tế được đầu tư đúng chuẩn, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân như: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Minh Đức, Bệnh viện Y học cổ truyền. Cơ sở y tế xã, phường được đầu tư đạt chuẩn, đặc biệt đã hoàn chỉnh thủ tục triển khai Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường tại xã Bình Phú (vốn ODA).

- Thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Hệ thống các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị được đầu tư mới, khang trang, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân…

19 tháng 2 2021

1/ Cây chè trồng khắp các tỉnh ở trung du miền núi bắc bộ, được trồng nhiều trên các đồi núi. Diện tích và sản lượng chè đứng đầu cả nước. Nổi tiếng nhất là chè Thái Nguyên, Bắc Giang...

- Cây chè phát triển ở vùng này vì: khí hậu lạnh phù hợp với sự phát triển, sinh trưởng của cây; nhiều diện tích đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp; có nhiều đồi núi, thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh trồng chè; đay là cây truyền thống, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác; chè đc sử dụng khắp cả nc thúc đẩy sự phát triển.

2/ - Duyên hải NTB thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế vì: đây là vùng có nhiều bãi biển, bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng, các địa điểm tham quan du lịch như sở thú, bảo tàng, các di tích lịch sử...; thời tiết mát mẻ, ít bão, thuận lợi cho các hđ du lịch diễn ra trong cả năm; vị trí nằm trên trục giao thông bắc - nam, có nhiều trục đường lớn và cảng biển, thuận lợi thu hút khách du lịch; các cấp lãnh đạo các tỉnh có nhiều chính sách thu hút khách du lịch tỏng và ngoài nc.

- BTB thường có nhiều thiên tai vì:

+ vào mùa đông, gió mùa đông bắc từ cao áp xi bia thổi xuống bị lệch về hướng đông ra biển, mang theo hơi ẩm từ biển vào, thổi vào vùng BTB, hướng của gió vuông góc với hướng của địa hình nên kia gió mùa đông bắc thổi tới thì bị dãy trường sơn bắc chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mưa, trút hết ở đồng bằng BTB ( phía đông dãy TSB), tạo nên các cơn bão, cơn mưa ở BTB.

+ vào mùa hạ, gió mùa tây nam thổi từ vịnh ben- gan tới mang theo hơi ẩm từ biển vào. Khi đi qua phần đất liền của thái lan , campuchia, lào đến phía tây dãy trường sơn bắc thì bị chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành nước, trút hết mưa ở phía tây dãy TSB, khi vượt qua dãy núi thì không còn hơi nước và trở nên khô nóng, làm phía đông TSB (phía đồng bằng) không có mưa, nắng nhiều, thời tiết khô nóng ( hiện tượng foehn).

 

 

 

17 tháng 2 2022

-Vị trí địa lí:

      +) Gồm 6 tỉnh, thành phố: Tp HCM, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh.

      +) Tiếp giáp: Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng = sông Cửu Long, Biển Đông, Campuchia.

- Thuận lợi:

       +)ĐNB nằm ở vị trí bản lề của: Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng = sông Cửu Long.

        +) Các vùng khác trỏ thành nơi cung cấp nhiên liệu cho ĐNB và là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ĐNB.

        +) Giáp biển: phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch, khoáng sản, giao thông vận tải.

- Tp HCM nằm gần trung tâm kinh tế của Đông Nam Á, nơi có tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua.

 

17 tháng 2 2022

cảm ơn ạ