K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2023

Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước):

- Bài trình bày cần rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các phần

- Mở đầu có thể lấy một hình ảnh, câu châm ngôn… gây ấn tượng đầu tiên với người đọc

- Đọc diễn cảm, cảm xúc theo nhận vật trong truyện

- Ngôn ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu

- Chú ý lắng nghe nhận xét của người nghe và ứng dụng vào bài của mình nếu nhận xét hợp lí.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

* Bài nói tham khảo:

Cuối tuần mẹ thường đưa em đi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích. Hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn rất thú vị. Đặc biệt là cây chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.

Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày trời mưa to, nước dâng lên cao đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có, không để ý đến xung quanh, nên chú ếch đã bị một trâu đi qua dẫm bẹp. 

Câu chuyện đã phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì đồng thời dạy em bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Em rất thích câu chuyện này và sẽ chia sẻ nó cùng các bạn của em.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

- Có thể lựa chọn truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện ngụ ngôn của các dân tộc khác trên thế giới.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý

+ Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của sự kiện ấy trong truyện? Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện? Tính chất hài hước, phê phán…

+ Truyện nên được kể theo trình tự nào? Trong khi kể có thể sử dụng tranh ảnh minh họa như thế nào, giong điệu và biểu cảm thế nào?

- Lập dàn ý

+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và đặt câu hỏi dự đoán bài học sau khi kể.

+ Thân bài: kể diễn biến chính của câu chuyện kết hợp với giọng điệu phù hợp, thể hiện đúng nội dung của truyện.

+ Kết bài: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.

Bước 3: Trình bày

- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp

- Nói to, rõ ràng

- Phân bố thời gian nới hợp lý

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

- Trong vai trò của người nói: ghi nhận câu hỏi và nhận xét của người nói và đưa ra phản hồi thỏa đáng

- Trong vai trò người nghe: nêu nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc người trình bày bổ sung.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Được một hôm rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói. Cả năm ông thầy bói liền ngồi bàn luận xem con voi có hình thù như thế nào. Nghe thấy sắp có voi đi qua, năm thầy bói liền chung tiền biếu tặng người chủ của con voi để xin cho con voi đứng lại một lát. Vậy là mỗi thầy bói sờ vào một bộ phận của con voi. Mỗi người tưởng tượng ra hình thù của con voi khác nhau. Không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, họ đánh nhau sứt đầu mẻ trán. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Bài nói tham khảo:

     “Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện kể về một con ếch có thói huênh hoang, kiêu ngạo và cuối cùng vì chính sự kiêu ngạo ấy mà ếch ta nhận được một bài học đắt giá. Ngày xưa có một con ếch nọ sống trong một cái giếng bị bỏ hoang, chú ta ngày nào cũng cất tiếng kêu ộp ộp khiến cho những sinh vật nhỏ bé trong giếng sợ hãi, rè chừng.

     Ếch ta lấy làm thích chí lắm và cho rằng bầu trời trên kia  cũng chỉ bằng chiếc vung. Cứ như vậy ếch ta sống đắc ý qua ngày, không những vậy con ếch còn thường xuyên dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối trong giếng khiến cho mọi sinh vật đều sợ hãi.

     Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.

     Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.

31 tháng 1

Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.

Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:

- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.

Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.

- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.

Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:

- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!

Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.

1 tháng 9 2016

Tình cảm anh em sâu sắc giữa Thành và Thủy . Gia đình là điều quý nhất mà chúng ta nên giữ gìn hạnh phúc ấy . Nên sẻ chia cho những số phận không may của những đứa trẻ bất hạnh 

 

9 tháng 9 2016

khỏng 5 phút có như z thôi thì 30s là xong r bn

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Dàn ý:

1. Mở đầu: Giới thiệu về câu nói trong văn bản Bản đồ dẫn đường được chọn làm đề tài.

2.Thân bài:

- Nêu lí do lựa chọn câu nói làm chủ đề cho bài nói.

- Khẳng định sự tán thành với câu nói.

- Chứng minh:

+ Những điều xấu xa thường ở trong bóng tối (kẻ trộm, vi phạm pháp luật,...), các chú công an phải đi vào "bóng tối" mới có thể bảo vệ được bình yên cho người dân.

+ Đối với bản thân mỗi người: Để trả lời cho câu hỏi: "Tôi là ai? Tôi thích gì? Tôi muốn trở thành gì?" không thể tìm kiếm đáp án ở bên ngoài. Người khác có thể cho ta một câu trả lời hay gợi ý. Nhưng câu trả lời đó chỉ đúng khi tự ta cũng thấy nó hợp lí, tự ta thuyết phục được bản thân. Nghĩa là, ta vẫn phải đi vào "bóng tối" của nội tâm, soi xét và tìm ra câu trả lời.

3. Kết luận:

- Có những câu trả lời cần tìm ngoài ánh sáng, mà không thể tìm trong bóng tối; Nhưng cũng có những câu trả lời bắt buộc chỉ có thể tìm được trong bóng tối.

- Kêu gọi mỗi người tự tin đi vào "bóng tối" của bản thân mình.

11 tháng 3 2023

Thể loại

Đặc điểm

Thơ bốn chữ

+ Mỗi dòng có 4 chữ. 

+ Thường có nhịp 2/2.

+ Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ  trong một bài thơ.

+ Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng.

Thơ năm chữ

+ Mỗi dòng có năm chữ.

+ Nhịp 3/2 hoặc 2/3.

+ Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ  trong một bài thơ.

+ Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng.

Truyện ngụ ngôn

+ Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. 

+ Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần.

+ Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử  của con người trong cuộc sống.

+ Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử.

+ Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người.

+ Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên.

+ Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến   nhân vật bộc lộ tính cách.

Tùy bút

+ Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả.

+ Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. 

Tản văn

+ Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng.

+ Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc     của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý     nghĩa xã hội.

Văn bản giới thiệu một quy tắc      hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

+ Văn bản thông tin.

+ Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách      thực hiện.

+ Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

+ Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác     phẩm văn học.

+ Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có  thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,..

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc,     người nghe.

+ Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn giúp lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn. Từ đó khơi gợi hứng thú đọc văn bản ở người đọc.

Trở thành một người như thếTôi được tặng một chiếc xe đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.- Chiếc xe này của bạn đấy à?- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy.-Tôi trả lời không giấu vẻ tự hào mãn nguyện.-Ồ, ước gì tôi- Cậu bé ngập ngừng.Dĩ nhiên là...
Đọc tiếp

Trở thành một người như thế

Tôi được tặng một chiếc xe đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à?

- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy.-Tôi trả lời không giấu vẻ tự hào mãn nguyện.

-Ồ, ước gì tôi- Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé ước gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.Cậu ấy nói chậm rãi và giương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi. nới có một đứa em nhỏ tật nguyền và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

a, Xác định phương thức biểu đạt chính của Văn bản trên?

b, Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?

c, Truyện sử dụng ngôi kể nào? Vai trò của việc sử dụng ngôi kể đó?

d, Nêu cảm nhận của em về nhân vật cậu bé trong chuyện ( khoảng 6 dòng)

0