K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2021

 

* Ý nghĩa:

- Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

-Các quan lại giám sát lẫn nhau khi thực thi công vụ, trong khi còn chịu sự kiểm tra giám sát của các khoa đạo, viện, nội các và nhà vua nên hạn chế rất nhiều sự tham nhũng và lộng hành của quan lại.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương

21 tháng 4 2021

* Nội dung cải cách hành chính của Minh Mạng:

-  Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

-  Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.

* Ý nghĩa:

- Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

-Các quan lại giám sát lẫn nhau khi thực thi công vụ, trong khi còn chịu sự kiểm tra giám sát của các khoa đạo, viện, nội các và nhà vua nên  hạn chế rất nhiều sự tham nhũng và lộng hành của quan lại.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương 



 

19 tháng 2 2016

Sự thành lập của Vương triều nhà Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ  chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn. Tháng 6 – 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long.

- Vương triều Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

* Tổ chức Vương triều:

- Chính quyền trung ương:

+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

+ Gia Long quyết định xây dựng một chính thể quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu trong triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

+ Phú Xuân được chọn làm kinh đô, laftrung tâm đầu não của cả nước.

- Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh do trực tiếp triều đình quản li.

+ Thời Minh Mạng, trong hai năm 1831 – 1832 lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên, các đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn.

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.

- Luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) được chính thức ban hành.

Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; sử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

- Quân đội:

+ Chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh, được chia làm binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

* Ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Minh Mạng  

- Thống nhất hệ thống đơn vị hánh chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

2 tháng 3 2016

a. Cơ cấu tổ chức của Vương triều Nguyễn

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn.

- Vua Gia Long thiết lập một hệ thướng chính quyền cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn. Gia Long xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, vua là người đứng đầu và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưới vua có sáu bộ, đứng đầu là Thương thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

- Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu bộ còn có các việc và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

- Kinh đô thời Nguyễn là Phú Xuân (Huế). Thời Gia Long, ông chia nước làm ba vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành do Tổng trấn thay mặt vua quyết định mọi việc và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản. Các trấn, dinh vẫn như cũ.

- Năm 1831-1832, vua Minh Mạng bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành , cả nước chia thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.

- Nhà Nguyễn coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được ban hành.

- Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn, chia làm 4 binh chủng.

b. Ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng.

- Sự phân chia đơn vị hành chính thành các tỉnh của vua Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán từng địa phương phù hợp với phạm vi một tỉnh.

- Là cơ sở để phân chia đơn vị hành chính ngày nay. Vì vậy, cải cách của vua Minh Mạng được đánh giá cao, rất có ý nghĩa.

29 tháng 1 2017

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

20 tháng 5 2021

Ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng:

    • Thể hiên sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

    • Tăng cường quyền lực trong tay vua tổ chức chính quyền chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tăng cường tính chuyên chế.

    • Cách phân chia các tỉnh của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với phạm vi quản lí của một tỉnh. Đây là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay.

24 tháng 4 2016

1. Cách mạng Hà Lan

-       Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế  tư bản chủ nghĩa  phát triển nhất châu Âu.

-       Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.

-       Tháng 8 - 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

-       Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang  Ne dec lan, và đán áp dã    man.

-       Tháng 4-1572 quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc.

-       Tháng 1-1579 hội nghị U-trech tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường và tổ chức quân sự, chính sách đối ngoại.

-       Năm 1581 các tỉnh miền bắc thống nhất thành  Các tỉnh liên Hiệp hay Hà Lan

-       Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, nhưng đến năm 1649 mới được công nhận độc lập.

* Ý nghĩa:

         Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc

         Mở đường cho chủ nghĩa tư bản  Hà Lan phát triển.

         Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

 

24 tháng 4 2016

2. Cách mạnh tư sản Anh

a. Tình hình nước Anh trước cách mạng

* Nguyên nhân gián tiếp:

-       Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

-       Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.

-       Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm  lực lượng sản xuất  tư bản chủ nghĩa.

Mâu thuẫn giũa tư sản, quý tộc mới với phong kiến. Cách mạng bùng nổ

-       Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.

-       Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.

-       Chế độ phong kiến ( quý tộc, giáo hội Anh cản trở  sự làm giàu của  tư sản và quý tộc mới, vua Sạc lơ I  đặt ra thuế mới, nắm độc quyền thương mại… duy trì đặc quyền phong kiến …)

* Nguyên nhân trực  tiếp:

-       Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.

-       -Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

-       Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc  Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công. 

b. Diễn biến của cách mạng

         Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)

         Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.

         1653-1658:  Crôm -oen  lập nền độc tài (một bước tụt lùi)

         Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập. 

c. Ý nghĩa

-       Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho  chủ nghĩa tư bản  ở Anh phát triển.

-       Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ  phong  kiến  sang chế độ tư bản. 

28 tháng 10 2019

* Tác dụng của cuộc cách mạng công nghiệp Anh:

    - Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh làm cho nền kinh tế nước Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.

    - Chính cuộc cách mạng này đã củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản ra đời sớm ở Anh và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.

    - Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ dô đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa.

* Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước:

    - Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

    - Lao động bằng tay dần được thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

    - Làm cho năng suất lao động ngày càng tăng.

NG
12 tháng 10 2023

* Tác động với xã hội:

- Chia thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: tư sản và vô sản hình thành.

- Mâu thuẫn chủ yếu gây ra chiến tranh xuất phát từ sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản.

- Đã làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình như Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin,…

* Tác động đối với văn hóa:

- Tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân loại, đặc biết là các nước Âu- Mỹ.

- Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu.

- Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian.

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.

- Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp,…

NG
12 tháng 10 2023

Nội dung

Xã hội

Văn hóa

Tích cực

- Số lượng công nhân có trình độ cao tăng nhanh về số lượng.

- Công nhân vai trò là lực lượng chính trị- xã hội chủ yếu.

- Mở rộng giao lưu

- Đưa tri thức thâm nhập vào đời sống.

- Tác động đến tiêu dùng của người dân

Tiêu cực

- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

- Xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống cộng đồng

- Con người lệ thuộc vào máy tính, internet,..

- Văn hóa “lai căng”.

- Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống. 

- Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại. 

Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng như:

Máy tính được đưa vào giảng dạy trong chương trình học từ tiểu học. Máy tính điện tử giúp tiếp cận được nguồn tri thức số hóa từ các trang thư viện lớn ở Việt Nam và thế giới. Mạng lưới viễn thông được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội. Đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.