K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

Câu hỏi:

- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?

- Những câu này dùng để làm gì?

- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

1
16 tháng 1 2019

- Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:

    + "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."

    + "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."

  - Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.

  - Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945B. Trong kháng chiến chống thực dân PhápC. Trong kháng chiến chống đế quốc MĩD. Trước năm 19302. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổB. Để gây ấn tượng đối với người đọcC. Để làm nổi bật tình cảnh và...
Đọc tiếp

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ

D. Trước năm 1930

2. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ

3. Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả rối

C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc

D. Cả 3 ý kiến trên

4. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh của chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng” ?

A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình

B. Có tư thế oai phong và mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể

C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu

D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn

5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài “Nhớ rừng”?

A. Ẩn dụ và nhân hóa

B. So sánh và hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ

D. Câu hỏi tu từ và so sánh

6. Ý nghĩa của câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ “ Nhớ rừng” là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất

C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng

7. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?

A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên

B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ

C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế

D. Lòng thương người và niềm hoài cổ

8. Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

9. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra nhơ thế nào?

A. Được mọi người yêu quý vì đức độ

B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp

C. Bị mọi người lãng quên theo thời gian

D. Cả A, B, C đều sai.

10. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

11. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ “ Ông đồ”?

A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa

B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống

C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ

D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.

12. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?

B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.

C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?

13. Mở đầu bài thơ “ Ông đồ” là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, và kết thúc bài thơ là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Đó là kiểu bố cục gì?

A. Đầu cuối tương ứng

B. Trùng lặp

C. Đối lập

D. Cân xứng

14. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. “Những người muôn năm cũ” trong bài thơ này là ai?

A. Người qua đường

B. Ông đồ

C. Ông đồ và người qua đường

D. Ông đồ và những người thuê ông viết chữ

15. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. Hai câu thơ trên có hàm ý gì?

A. Gọi hồn những người đã khuất

B. Nhớ tiếc một mĩ tục không còn nữa

C. Nhớ tiếc những người đã tham dự vào trò chơi văn học

D. Nhớ những người muôn năm cũ

16. Điểm giống nhau giữa hai bài “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?

A. Khao khát cuộc sống tự do

B. Hoài niệm quá khứ

C. Bất hòa với cuộc sống thực tại

D. Niềm hoài cổ sâu sắc

17. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thể hiện qua bài thơ “ Quê hương”?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai

18. Đọc câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Câu thơ cho ta hiểu địa thế của “làng tôi” như thế nào?

A. Trên hòn đảo gần bờ biển

B. Trên bờ con sông chảy ra biển

C. Trên một cù lao giữa sông

D. Trên cù lao, đi đường sông nửa ngày mới tới biển

19. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

20. Câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” cho ta hiểu gì về người dân chài?

A. Có tầm vóc phi thường

B. Cơ thể khỏe mạnh do nắng gió đại dương

C. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả

D. Mang vẻ đẹp của lao động và tâm hồn phóng khoáng

2
11 tháng 2 2022

1. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ

D. Trước năm 1930

2. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ

3. Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả rối

C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc

D. Cả 3 ý kiến trên

4. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh của chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng” ?

A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình

B. Có tư thế oai phong và mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể

C. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu

D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn

5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài “Nhớ rừng”?

A. Ẩn dụ và nhân hóa

B. So sánh và hoán dụ

C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ

D. Câu hỏi tu từ và so sánh

6. Ý nghĩa của câu: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ “ Nhớ rừng” là gì?

A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ

B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất

C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt

D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng

7. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?

A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên

B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ

C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế

D. Lòng thương người và niềm hoài cổ

8. Hai câu thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

9. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra nhơ thế nào?

A. Được mọi người yêu quý vì đức độ

B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp

C. Bị mọi người lãng quên theo thời gian

D. Cả A, B, C đều sai.

10. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

11. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ “ Ông đồ”?

A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa

B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hóa truyền thống

C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ

D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ.

12. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?

B. Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.

C. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.

D. Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?

13. Mở đầu bài thơ “ Ông đồ” là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, và kết thúc bài thơ là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Đó là kiểu bố cục gì?

A. Đầu cuối tương ứng

B. Trùng lặp

C. Đối lập

D. Cân xứng

14. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. “Những người muôn năm cũ” trong bài thơ này là ai?

A. Người qua đường

B. Ông đồ

C. Ông đồ và người qua đường

D. Ông đồ và những người thuê ông viết chữ

15. Đọc câu thơ: “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ”. Hai câu thơ trên có hàm ý gì?

A. Gọi hồn những người đã khuất

B. Nhớ tiếc một mĩ tục không còn nữa

C. Nhớ tiếc những người đã tham dự vào trò chơi văn học

D. Nhớ những người muôn năm cũ

16. Điểm giống nhau giữa hai bài “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì?

A. Khao khát cuộc sống tự do

B. Hoài niệm quá khứ

C. Bất hòa với cuộc sống thực tại

D. Niềm hoài cổ sâu sắc

17. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông thể hiện qua bài thơ “ Quê hương”?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai

18. Đọc câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Câu thơ cho ta hiểu địa thế của “làng tôi” như thế nào?

A. Trên hòn đảo gần bờ biển

B. Trên bờ con sông chảy ra biển

C. Trên một cù lao giữa sông

D. Trên cù lao, đi đường sông nửa ngày mới tới biển

19. Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới”?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

20. Câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” cho ta hiểu gì về người dân chài?

A. Có tầm vóc phi thường

B. Cơ thể khỏe mạnh do nắng gió đại dương

C. Mang vẻ đẹp và sức sống của biển cả

D. Mang vẻ đẹp của lao động và tâm hồn phóng khoáng

11 tháng 2 2022

Nhiều quá mình làm đỡ một phần :

1. Chọn A

2. Chọn C

3. Chọn D

4. Chọn B

5. Chọn C

6. Chọn B

7. Chọn D

8. Chọn A

9. Chọn D

10. Chọn C

7 tháng 2 2021

Giúp mình với nè yeu

7 tháng 2 2021

a, Thể thơ tự do

PTBD: biểu cảm

b, ND: sống phải biết sẻ chia, cống hiến, làm tốt vai trò của mình, không nên chỉ nhận cho riêng mình

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

7 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

18 tháng 3 2022

B

A

18 tháng 3 2022

Câu 2:B

Câu 3: A

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15:Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15:

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

A. Song hành

B. Quy nạp

C. Diễn dịch

D. Móc xích

1
30 tháng 4 2018

Chọn đáp án: C

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.
(Theo Nguyễn Quang Ninh)
Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn ?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

B. Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia.

C. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi.

D. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.

1
25 tháng 3 2017

Chọn đáp án: B