K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non”. Câu nói đã thể hiện quan niệm của nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật. “Đôi mắt xanh non” là cái nhìn chân thật, tươi trẻ, hồn nhiên và tràn đầy sức sống. Như vậy, qua lời nhận định, Xuân Diệu gửi gắm quan niệm: trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải luôn luôn sáng tạo, đổi mới, không lặp lại người khác và lặp lại chính mình, nhìn nghệ thuật bằng cái nhìn chân thật nhất. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Đặc điểm nội dung: Văn bản nghị luận bàn luận về những giá trị tư tưởng trong đời sống hoặc một vấn đề thuộc phạm trù văn học nghệ thuật, nêu lên những nhận xét, đánh giá về con người, thời đại. 

- Đặc điểm nghệ thuật

+ Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ. 

+ Kết hợp giữa nghị luận với biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục

+ Vừa có những đánh giá khách quan, vừa thể hiện được quan điểm riêng của ngời viết

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

5 tháng 3 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Tìm hiểu ý nghĩa quan điểm của Thế Lữ về truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.

- Từ những gì đã tìm hiểu về tác phẩm và về quan điểm trên để phân tích được tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm:

- Đó là thứ tình cảm nồng ấm được biểu hiện ở tình yêu thương sâu lắng của Thanh dành cho quê hương, ở tình bà - cháu mộc mạc nhưng đầy gắn bó. Thanh đi làm xa nhưng trong tâm hồn chàng luôn dành một khoảng lớn để nhớ về quê nhà, về người bà tóc đã bạc, lưng đã còng, về những kỉ niệm tuổi ấu thơ dưới bóng hoàng lan.

- Bà của Thanh yêu cháu không chỉ bằng tình yêu của người bà mà bằng tình yêu của cha, của mẹ, bởi Thanh đã mồ côi từ khi còn nhỏ, trong căn nhà vắng, chỉ có hai bà cháu ngày ngày “quấn quýt với nhau”.

- Trong tác phẩm còn lấp lánh một thứ tình cảm đẹp đẽ vô ngần, đó là tình yêu lứa đôi - một mối tình đầu dịu dàng, e ấp mà vẫn thật nồng nàn như hương hoàng lan. Thanh và Nga là cặp thanh mai - trúc mã, thuở nhỏ thường hay chơi đùa cùng nhau và tình yêu của họ nảy nở trên cơ sở tình bạn thuở ấu thơ rất đẹp.

→ Với tình người nồng ấm, ngọt ngào như hương hoàng lan, nhẹ nhàng lan tỏa suốt các trang văn, ta có thể nhận thấy được niềm tin và hi vọng của tác giả khi viết truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.

8 tháng 3 2023

Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm:

- Đó là thứ tình cảm nồng ấm được biểu hiện ở tình yêu thương sâu lắng của Thanh dành cho quê hương, ở tình bà - cháu mộc mạc nhưng đầy gắn bó.

- Bà của Thanh yêu cháu không chỉ bằng tình yêu của người bà mà bằng tình yêu của cha, của mẹ, bởi Thanh đã mồ côi từ khi còn nhỏ, trong căn nhà vắng, chỉ có hai bà cháu ngày ngày “quấn quýt với nhau”.

- Trong tác phẩm còn lấp lánh một thứ tình cảm đẹp đẽ vô ngần, đó là tình yêu lứa đôi.

→ Với tình người nồng ấm, ngọt ngào như hương hoàng lan, nhẹ nhàng lan tỏa suốt các trang văn, ta có thể nhận thấy được niềm tin và hi vọng của tác giả khi viết truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.

3 tháng 3 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

 

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

29 tháng 8 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

- Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

- Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

- Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

- Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

- Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

- Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

- Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

23 tháng 5 2017

a, Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội- đền Ngọc Sơn. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng, vừa khác ở nội dung (tập trung vào đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với di sản văn hóa)

b, Tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháo có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ: “tả thanh thien” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng mang hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” được tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

14 tháng 7 2020

Mỗi người khi sinh ra trên cuộc sống này đều có một cuộc đời của riêng mình, trong cuộc đời đó lại có vô vàn cách sống. Nhiều người chọn cho mình cách vui vẻ đứng ngoài mọi chuyện, có người lựa cho mình cách dấn thân, còn có cả người sẵn sàng vì đam mê mà sẵn sàng chịu mạo hiểm... Và cho dù bạn chọn cách sống như thế nào thì việc bạn sống đúng với nỗi lo của hiện thực, sống chủ động, làm chủ tương lai đó mới là điều đúng đắn. Vì vậy có ý kiến cho rằng:

Nhà bác học lắc đầu: Nhà thơ đau khổ

Nhà báo, nhà văn hết sức cảm thương

Rằng mực nước biển Caxpie cứ rút

Biển cứ cạn dần. Biển sắp gặp tai ương!

Tôi cứ nghĩ, đôi khi, rằng đời người quá ngắn

Để rồi lo biển cạn đến bao giờ!

Cái nông cạn hồn người đang sống

Đã báo động cho người thực sự biết lo chưa?

    Thật vậy, đây là một triết lý rất đúng đắn đối với cuộc sống của mỗi con người. Cuộc đời của mỗi con người chúng ta đừng nên lo lắng hão huyền, vô vọng cho những thứ của hiện thực, hãy học cách lo lắng đúng nới đúng chỗ, đúng việc. Hãy trau dồi tri thức mình của hiện tại để giải quyết những vấn đề của tương lai. Bởi vì con người của hiện tại chính là người quyết định tương lai. Cách duy nhất bạn có thể can thiệp vào những điều trong cuộc sống, tự nhiên đó chính là bản thân mỗi người. Những lo lắng của bạn không phải không có căn cứ mà sẽ thật sự là hão huyền nếu đó chỉ là lời nói xuông. Đời vốn ngắn ngủi, hãy biết cách làm đầy cuộc sống, biến những nỗi lo thành hành động để cuộc sống càng vui vẻ hạnh phúc hơn. Biển dù có cạn cũng là chuyện của tương lai còn hiện tại nó vẫn đang lấp đầy những giọt nước tinh túy thì con người đời vốn ngắn ngủi hơn, hãy biết cách làm đầy cuộc sống, để cuộc sống càng vui vẻ hạnh phúc hơn. Sống như nào thì sống, cách sống tốt nhất vẫn là nghĩ cho bản thân mình, hoàn thiện mình. Bởi lẽ chính bản thân bạn hoàn thiện thì mới có thể làm chủ được cuộc sống. Biển là sự vật của thiên nhiên, được tạo hóa ban tặng những đặc tính được xem ngần như là vĩnh cửu. Nó có thể cạn dần nhưng rất khó để cạn hết. Nó có thẻ có những trạng thái khẩn cấp nhưng rất khó để có thể biến mất. Còn con người thì khác, cuộc đời con người là hữu hạn, nó rất ngắn ngủi, nếu để lo cho  biển cạn thì biết bao nhiêu đời người cho hết. Phải thay đổi lối sống của con người để bảo vệ thiên nhiên từ ngay chính bậy giờ, để thé hệ tương lai có thể nhận biết hướng tiếp theo. Người không ngần ngại tìm kiếm những điều khiến bản thân thoải mái, những điều nằm trong tầm với lại càng đem đến niềm vui cho mình. Đấy mới là cuộc sống có thể khiến bạn vui vẻ, hạnh phúc để sau này bạn có thể mỉm cười nhớ về nó khi xế chiều. 

     Tóm lại, mỗi con người hãy tự lo lắng cho cuộc sống của bản thân mình, hoàn thiện mình, tự mình vun đắp cho tâm hồn mình. Khi ấy, bạn sẽ tìm được con đường đúng đắn và có hạnh phúc. 

Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.                                      Mẹ và quả                 Những mùa quả mẹ tôi hái được                 Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng                 Những màu quả lặn rồi lại mọc                 Như mặt trời, khi như mặt trăng                 Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên               Còn những bí và bầu thì lớn xuống               Chúng mang...
Đọc tiếp

Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.

                                      Mẹ và quả

                 Những mùa quả mẹ tôi hái được

                 Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

                 Những màu quả lặn rồi lại mọc

                 Như mặt trời, khi như mặt trăng

 

                Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

               Còn những bí và bầu thì lớn xuống

               Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

               Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

 

               Và chúng tôi một thứ quả trên đời

               Bày mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

              Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

              Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

                                                     (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

1
22 tháng 4 2018

- Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi, đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ

- Từ chuyện trồng cây, tác giả tạo ra mối quan hệ với chuyện trồng người

- Tác giả tự xem mình là quả, trái người mẹ trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi, xứng đáng với tấm lòng người mẹ hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ, kì vọng vào tương lai

- Đứa con lo sợ mẹ rời xa. Đó chính là biểu hiện cao của ý thức, trách nhiệm đền đáp công ơn nuôi nấng dạy dỗ mình.

+ “Mẹ” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, thể hiện tư tưởng của bài thơ.