K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Khi viết, người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ còn khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng. Vì vậy, ngôn ngữ viết có những đặc điểm cơ bản sau:

• Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

• Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

• Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. • Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ...

15 tháng 9 2023

Anh tặng em 49 coin nha

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:

- Người đọc có thể tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói như ngữ điệu.

- Có thể chêm xen và sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để cho phần đọc trở nên diễn cảm hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đoạn trích đã thể hiện ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày và giàu chất trữ tình, mang âm hưởng các làn điệu dân ca Việt Nam.

- Phân tích dẫn chứng:

+ Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu.

+ Lời tỏ tình của Thị Mầu:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:   Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi gây...
Đọc tiếp

Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:

   Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi gây của xác người. […]

   Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

(Kim Lân, Vợ nhặt)

0
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thú nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ...
Đọc tiếp

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thú nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.

(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)

b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.

(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Các phương tiện/ yêu tố

Đoạn trích a

Đoạn trích b

Phương tiện thể hiện

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Từ ngữ

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản, xung đột chính, Lê Tương Dực,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột bi kịch, tính lịch sử, tính nhân loại, Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Câu

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Thứ nhất, đó là….lầm than.

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Tuy nhiên, đây không phải là….nhân loại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là:

- Hắn vừa đi vừa chửi … cũng không ai biết…

- Hắn về lớp này trông khác hẳn … trông gớm chết.

- Họ bảo nhau … Ồ hắn kêu!

- Chỉ biết rằng thị … mang ra cho Chí Phèo.

- Hắn tự hỏi rồi tự trả lời … chỉ gây kẻ thù.

- Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ biểu đạt đặc thù của sáng tác văn học. Trên cơ sở ngôn ngữ chung của đời sống do nhân dân sáng tạo nên, ngôn ngữ văn học hình thành và phát triển phong phú nhờ lao động tinh thần đặc biệt và đầy cảm hứng của nhà văn. Bởi vậy, ngôn ngữ văn học thể hiện rõ cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người viết. Tính hình tượng và tính thẩm mĩ là hai tính chất quan trọng...
Đọc tiếp

- Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ biểu đạt đặc thù của sáng tác văn học. Trên cơ sở ngôn ngữ chung của đời sống do nhân dân sáng tạo nên, ngôn ngữ văn học hình thành và phát triển phong phú nhờ lao động tinh thần đặc biệt và đầy cảm hứng của nhà văn. Bởi vậy, ngôn ngữ văn học thể hiện rõ cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người viết. Tính hình tượng và tính thẩm mĩ là hai tính chất quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học, chi phối các tính chất khác như tính chính xác, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm, tính cá thể hóa…

- Đa nghĩa là một trong những tính chất rất nổi bật của ngôn từ trong tác phẩm văn học. Ở đây, từ ngữ không chỉ có nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa bản đầy mà còn có nghĩa mới, nghĩa phát sinh, do chúng thường được đặt trong những cấu trúc hay ngữ cảnh đặc biệt.

0
31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Cảnh 1: Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Rồi đến nhà bá Kiến ăn vạ.

Chí Phèo: Mả cha chúng mày! Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà khinh bỏ cái thằng này. Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà nói tao không cha không mẹ. Mẹ kiếp chúng mày! Không biết cái đứa chết mẹ nào đẻ ra tao! Thà mày đừng đẻ tao ra để tao khỏi khổ như này. Con mẹ nó! Mả cha chúng mày…

Dân làng 1 (bên lề đường): Ê mày, thằng Chí Phèo đang chửi ai ấy?

Dân làng 2: Ai biết? Chắc trừ tao với mày ra.

Dân làng 1: Ờ. Kệ nó

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

• Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ

- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. (VD: SGK - tr. 6)

• Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

- Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt. (VD: SGK - tr.6)

• Hiện tượng tách biệt

- Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc. (VD: SGK - tr.6)