K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2017

Đáp án D

29 tháng 12 2017

Đáp án D

6 tháng 4 2018

Đáp án D

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới....
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

1
9 tháng 5 2019

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

5 tháng 10 2018

Nguyễn Tất Thành từ sớm đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”

- Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.

- Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.

- Trong tình cảnh Việt Nam đang khủng hoảng về con đường cứu nước. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời; con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản lại vừa thất bại với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Tìm đường cứu nước là trăn trở to lớn nhất, tìm được con đường cứu nước sẽ mở ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.

=> Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước và ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành là yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Đáp án cần chọn là: C

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?

A. Công nhân, nông dân

B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị

C. Trí thức Nho học

D. Tư sản dân tộc

1
12 tháng 4 2019

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Trong đó, bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa (hay nói cách khác là trí thức Nho học) đã đóng vai trò khá quan trọng trong tiếp thu luồng tư tưởng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản.

Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu trong giới trí thức Nho học, tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - tiêu biểu cho phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: C

10 tháng 3 2016

Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1917:

- Ngày 5-6-1917, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

- Người quyết định sang phương Tây để tìm hiều, sau đó trở về giúp đồng bào mình.

- Từ năm 1911-1917, Người bôn ba qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. Người dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất là Mĩ, Anh, Pháp.

- Người rút ra kết luận: Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề.

- Tháng 12-1917, Người trở lại Pháp, hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

- Người trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội người Việt nam yêu nước ở Pari.

Vai trò của những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam:

- Những hoạt động và nhận thức của Người tuy chỉ mới bước đầu nhưng đã tìm ra đúng hướng đi cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Người đến với chủ nghĩa Mác – Leenin, mở ra một thời kì mới trong con đường đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

8 tháng 4 2018

dòng 2 phải là 5-6-1911 chứ :)

5 tháng 10 2019

Đáp án A

16 tháng 3 2016

* Những yếu tố đưa đến phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:

- Thế giới:

+ Từ những năm cuối cùng của thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc đã xâm nhập vào Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liền với những nhân vật như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút xô, Mông te ski ơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta. Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc... đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

+ Bên cạnh đó, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc cải cách Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, đánh bại được cả nước Nga sa hoàng (1905). Sĩ phu Việt Nam đã nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.

- Trong nước:

+ Ngọn cờ cứu nước phong kiến đã thất bại khiến các nhà cách mạng phải tìm một hệ tư tưởng mới, một con đường cứu nước mới với những hình thức và phương pháp đấu tranh mới.

+ Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm xã hội Việt nam phân hóa và xuất hiện những giai tầng mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân... tạo ra yếu tố bên trong để tiếp thu luồng tư tưởng mới.

* Những đóng góp của phong trào đó đối với lịch sử dân tộc:

- Giúp cho nhân dân Việt Nam nhận thức đúng bản chất của chế độ phong kiến, nó đã đi vào giai đoạn cuối của sự phát triển, cần phải thay thế bằng một chế độ xã hội mới.

- Thức tỉnh tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tính tự cường, tư tưởng chống Pháp và tay sai, muốn canh tân để đất nước giàu mạnh lên.

- Làm thay đổi về chất trong quan niệm chính trị của những người yêu nước Việt Nam và của toàn bộ xã hội: chuyển từ tư tưởng trung quân ái quốc sang tư tưởng dân chủ tư sản... Đây là tư tưởng tích cực và tiến bộ, là cơ sở quan trọng cho việc chuyển biến sáng tư tưởng xã hội chủ nghĩa sau này.

- Phong trào dân tộc - dân chủ đầu thế kỉ XX là bước đệm quan trọng thúc đẩy cho phong trào giải phóng dân tộc sau này lên một bước cao hơn với những nội dung khác trước.

- Phong trào đã đề xướng những chủ trương cứu nước mới, thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội hòa nhập với trào lưu mới.

- Phong trào đã dấy lên một cuộc vận động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia, đã làm thức tỉnh dân tộc đã tạo ra được ý thức tự lực tự cường đất nước.

- Phong trào đã đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, quy mô... đặt cơ sở việc tập hợp lực lượng, đoàn kết các dân tộc chống đế quốc.

- Tạo ra sự thay đổi trong tư duy kinh tế - kinh tế công thương tư bản chủ nghĩa.

- Phong trào đã có những đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hóa, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam.

2 tháng 11 2017

Vì sao các sĩ phu yêu nước VN muốn đưa VN theo con đường Nhật Bản?