K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hiện tượng xảy ra trong ống thuỷ tinh là sóng dừng.

a) Khi pít-tông di chuyển, độ to của âm thanh nghe được sẽ thay đổi liên tục, có lúc to, có lúc rất nhỏ (hoặc không nghe thấy gì). Khi chúng ta nghe thấy to có nghĩa là tại đó đang có giao thoa với biên độ cực đại (hay bụng sóng), khi âm thanh rất nhỏ hoặc không nghe thấy là tại đó đang có giao thoa cực tiểu (nút sóng).

b) Khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của pít-tông mà âm thanh nghe được to nhất cho phép xác định đại lượng bước sóng. Vì khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của cực đại giao thoa bằng nửa bước sóng. Từ đó ta xác định được bước sóng của âm.

c) Để đo được tốc độ truyền âm ta cần xác định thêm đại lượng chu kì (tần số) dựa trên đồ thị xuất hiện ở máy phát tần số.

27 tháng 8 2023

Hình 9.4a loa phát ra âm có chu kì bằng 2,5 ms

Hình 9.4b biên độ âm lớn hơn nhưng tần số không thay đổi

Hình 9.4e tần số âm giảm nhưng biên độ không đổi

Hình 9.4c biên độ âm giảm nhưng tần số không đổi

Hình 9.4d tần số âm tăng nhưng biên độ không đổi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
5 tháng 11 2023

Kết quả thí nghiệm tham khảo và cách xử lí số liệu:

Với f1 = 440 Hz  ± 10 Hz

Chiều dài cột không khí khi âm to nhất (mm)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Giá trị trung bình (l)

Sai số Δl

l1

186

189

188

188

1

l2

572

573

569

571

2

- Bước sóng trung bình \(\overline \lambda   = 2\left( {\overline {{l_2}}  - \overline {{l_1}} } \right)\)= 766 (mm)

- Δλ = 2(Δl2 + Δl1) = 2.(1 + 2) = 6 (mm)

- \(\overline v  = \overline \lambda  .\overline f \)= 0,766.440 = 337,04 (m/s)

- Δv = = 10,3 (m/s)

- v =\(\overline v \) ± Δv = 337,04 ± 10,3 (m/s)

- Không xác định tốc độ truyền âm qua l1, l2 mà cần xác định qua l2 – l1 vì sóng âm là sự lan truyền qua không khí, nếu xác định âm ở  l1, l2 thì ta sẽ không xác định được trong khoảng từ đầu ống thủy tinh đến vị trí l1, l2 có những bụng sóng hay nút sóng nào.

27 tháng 8 2023

Sử dụng dao động kí điện tử để kiểm tra tần số âm ghi trên âm thoa.

18 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hiện tượng trên là hiện tượng giao thoa, hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau nên có những biên độ sóng rất lớn và biên độ sóng rất nhỏ nằm xen kẽ với nhau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
5 tháng 11 2023

Dải tần số mà học sinh có thể nghe thấy từ 30 Hz đến 16000 Hz.

Nên bước sóng ngắn nhất của âm thanh trong không khí mà bạn học sinh đó nghe được ở tần số 16000Hz.

\(\lambda  = \frac{v}{f} = \frac{{330}}{{16000}} \approx 0,02\)(m)

17 tháng 8 2023

Tham khảo:

* Đề xuất phương án thí nghiệm

Dụng cụ

(1) Máy phát âm tần,

(2) loa nhỏ,

(3) ống cộng hưởng là ống nhựa trong suốt (rải đều các hạt xốp trong lòng ống).

Thiết kế phương án thí nghiệm

Tìm hiểu công dụng của từng dụng cụ đã cho. Thiết kế phương án thí nghiệm đo tần số của âm do âm thoa phát ra bằng các dụng cụ này.

Đề xuất phương án ứng dụng hiện tượng sóng dừng để đo tốc độ truyền âm trong không khí: (ảnh 1)

 

Tiến hành

– Đặt loa ở một đầu ống, loa nối với máy phát âm tần.

– Điều chỉnh để ống có chiều dài ngắn nhất.

– Điều chỉnh để máy phát âm tần phát ra tần số f = 650 Hz và biên độ âm thanh không quá to.

– Thay đổi từ từ chiều dài ống sao cho tại đầu ống không đặt loa, có các vị trí mà các hạt xốp dồn lại nhiều nhất. Đó là các bụng sóng. Ghi lại khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp được xác định là bụng sóng. Thực hiện lại từ bước 3 với âm thanh có tần số f = 850 Hz.

– Ghi kết quả vào vở theo mẫu Bảng 4.2.

Đề xuất phương án ứng dụng hiện tượng sóng dừng để đo tốc độ truyền âm trong không khí: (ảnh 2)

* Giải thích một số câu hỏi liên quan:

– Một đầu của ống cộng hưởng cần dịch chuyển vì cần thay đổi chiều dài của cột khí trong ống cộng hưởng. Phương án thay đổi độ dài cột khí trong ống bằng cách sử dụng một pittong ở đầu ống, di chuyển pittong sẽ gián tiếp thay đổi chiều dài cột khí.

– Cần xác định các vị trí mà âm thanh thu được có cường độ nhỏ nhất hoặc lớn nhất vì để xác định được ở đó là bụng sóng hay nút sóng và từ đó tính được bước sóng, tốc độ truyền âm, ….

– Để tính bước sóng của sóng âm qua các giá trị độ dài cột khí trong ống của những lần xác định được vị trí nút sóng, ta sử dụng công thức: \(L=\left(2k+1\right)\dfrac{\lambda}{4}\)

18 tháng 8 2023

Tham khảo:

Để đo được tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm ta cần có các dụng cụ đo chuyên dụng. Ví dụ như tần số của âm thoa, hay các loại nhạc cụ thì cần có các bộ dụng cụ trong phòng thí nghiệm, dao động kí điện tử. Các loại âm thanh có tần số không xác định được phát ra từ các động cơ, máy khoan thì cần có các dụng cụ đo chuyên dụng hơn và cần sử dụng các công thức về năng lượng âm, mức cường độ âm để xác định.

27 tháng 8 2023

Hiện tượng trên là hiện tượng giao thoa, hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau nên có những biên độ sóng rất lớn và biên độ sóng rất nhỏ nằm xen kẽ với nhau.

21 tháng 8 2023

tham khảo

a) Nhìn vào hình vẽ ta thấy chu kì của sóng xấp xỉ \(2\) ô. Suy ra \(\text{T = 2.5 = 10 ms}.\)

\(f=\dfrac{1}{T}=\dfrac{1}{10.10^{-3}}=100Hz\)

b) Tại miệng ống nghe được âm to nhất tương ứng với bụng sóng \(\Rightarrow\) giữa hai lần liên tiếp nghe được âm to nhất tương ứng với khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp là nửa bước sóng, chiều dài ống cộng hưởng đã thay đổi một khoảng là \(0,99m\).

Suy ra:

\(\dfrac{\lambda}{2}=0,99\Rightarrow\lambda=1,98m\Rightarrow v=f\lambda=100.1,98=198m/s\)