K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2017

Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như sau :

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua ( Triệu Việt Vương ), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậy Lý Nam Đế

Vua Tùy đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi

Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên ( Bắc Ninh ), Ô Diên ( Hà Nội ), còn mình thì cầm quân giữ thành ở Cổ Loa ( Hà Nội )

Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

Nhớ ủng hộ 1 Đúng !

10 tháng 5 2017

Thank you very much!

19 tháng 4 2017

Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.
Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

TICK ĐÚNG CHO MÌNH NHA

25 tháng 4 2017

dung

ok

19 tháng 12 2018

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.

Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.

Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.

Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.

Nước Văn Lang thành lập

Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng - từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó. Di chỉ Làng cả (Việt Trì) cho ta biết đây là một vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc.

Dựa vào thế mạnh của mình và được sự ủng hộ của các tù trưởng - bộ lạc khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc đó lại thành một nước, sử cũ viết: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.

Theo bộ sử khác viết về sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân, thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Nước Văn Lang được thành lập, có nhà nước cai quản chung, do vua Hùng đứng đầu.

Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?

Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.

Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

27 tháng 7 2016

Năm 602, quân của Nam đế Lý Phật Tử thất bại trước quân Tùy. 

27 tháng 7 2016

Sau 60 năm độc lập của nhà nước Vạn Xuân, nước ta lại rơi vào ách thống trị của nhà Đường

15 tháng 12 2017

khoảng các thế kỉ VII -VII

Tham khảo:

2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập

a) Khởi nghĩa Lý Bí:

- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

- Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Nghĩa quân đánh bại hai lần phản công nhà Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu.

 

Mục b

b) Nước Vạn Xuân thành lập

- Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

- Triều đình gồm hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

 

6 tháng 5 2016

Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây). Tổ tiên ông là người Trung Quốc nhưng sang nước ta lập nghiệp từ lâu. Ông được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (nam Nghệ An - Hà Tĩnh). Một thời gian ngắn sau, vì căm ghét bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngấm ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy.Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng, ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì (Hà Nội) có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều...Trong vòng chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh) chạy về Trung Quốc.Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố'. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đê), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu(ì) là Thiên Đức (đức trời); thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn. Phạm Tu đứng đầu ban võ.

7 tháng 5 2016

a) khởi nghĩa Lý Bí

*nguyên nhân

do chính sách tàng bạo của nhà Lương

*diễn biến

mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Bắc Sơn Tây (Hà Nội ), hào kiệt khắp nơi khéo về hưởng ứng 

gần 3 tháng nghĩa quân đã làm chủ được các quận huyện. Thứ sử Tiêu Tư bỏ chạy về nước

*kết quả

cuộc khởi nghĩa thắng lợi, quân lương đại bại

b) nước Vạn Xuân thành lập

mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế ( Lý Nam Đế )

đặc tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ), lập triều đình với 2 ban văn và võ

chúc bạn học tốt hihi

nước Âu Lạc tồn tại từ 257 đến 208 TCN

27 tháng 12 2017

Vào năm 207 (TCN)