K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2018

               Ở đâu có cảng Nhà Rồng ?(là thành phố hồ chí minh)

Ở đâu sương phủ rừng thông sớm chiều ?(là đà lạt)

              Vua nào công đức lưu danh 

Dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa?(là vua hùng)

23 tháng 2 2018

cảm ơn nhé Cô nàng Thiên Bình

26 tháng 2 2019

thành phố Hồ Chí Minh

Đà Lạt

vua Hùng

26 tháng 2 2019

    Ở đâu có cảng Nhà Rồng : tp HCM

 Ở đâu sương phủ rừng thông sớm chiều ? : đà lạt

  Vua nào công đức lưu danh 

              Dựng nước Âu Lạc , xây thành Cổ Loa ? : vua hùng

 Vua nào đại thắng quân Thanh

               Đống Đa lưu đấu sử xanh muôn đời : vua quang trung

19 tháng 12 2018

Đáp án : 

- Quảng Ninh

- Đồng bằng sông Cửu Long

- TP Hồ Chí Minh 

- Đà lạt

- Xã Kim Liên ( Nam Đàn, Nghệ An )

- Khu gang thép Thái Nguyên

~~Học tốt ~~

19 tháng 12 2018

Hà Nội, nếu đúng, cho 1 k nhé

  Sau chiến công vĩ đại đánh đuổi 50 vạn quân Tần, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa.  Tục truyền rằng thành xây nhiều lần nhưng đều bị đổ. Sau nhờ có thần Kim Quy giúp, thành mới xây xong. Sự thực là như thế nào ?   Thành gồm 9 vòng. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km. Thành cao4-5m, có chỗ 6-12m, khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ...
Đọc tiếp

  Sau chiến công vĩ đại đánh đuổi 50 vạn quân Tần, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa.

  Tục truyền rằng thành xây nhiều lần nhưng đều bị đổ. Sau nhờ có thần Kim Quy giúp, thành mới xây xong. Sự thực là như thế nào ?

   Thành gồm 9 vòng. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km. Thành cao4-5m, có chỗ 6-12m, khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật là đồ sộ nhưng lại xây trên nền đất yếu, vì vậy việc xây thành Cổ Loa cực kì khó khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Thành được xây theo cách cần đất đắp thành đến đâu, khoét hào sâu đến đó. Mặt thành thẳng đứng, mặt trong thoai thoải. Như vậy ngoài đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ.

Tìm các từ được lặp lại để liên kết câu trong bài văn trên.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 3 2018

Từ được lặp lại để liên kết câu là: "thành".

27 tháng 4 2018

+ Ngày 6/11/1979, nhà máy Thủy điện Hòa Bình được chính thức xây dựng

+ Ở trên dòng sông Đà, tỉnh Hòa Bình

+ Trong 15 năm

+ Liên Xô là người đã cộng tác với ta

27 tháng 4 2018

xay sau 15 nam cong tac la lien xo

15 tháng 4 2018

Đó là danh lam thắng cảnh nào hả bn ???

15 tháng 4 2018

Đạo đức lớp 5 hả

                                 Con Rồng cháu Tiên    Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn, ở.   Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ xinh...
Đọc tiếp

                                 Con Rồng cháu Tiên 
   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn, ở.

   Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quên gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

   Lạc Long Quân vốn quen ở dưới nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Lạc Long Quân nói : 

   - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, khó mà ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

     Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay lên đường.

     Cúng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên .


Câu Hỏi

1.Truyện Con Rồng cháu Tiên kể về ai và về thời đại nào ?
2. Nêu những sự khác thường có trong truyện
3. Việc người Việt ta tưởng tượng tổ tiên mình là thần tiên, mình sinh ra từ cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ nói lên điều gì ?

1
21 tháng 10 2018

a, truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
b. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

 Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
c, có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.




 

31 tháng 12 2019

câu 1 ròng bay và hạ ở hạ long

câu 2 chứ " và " ở giữa trời và đất

31 tháng 12 2019

Ở Việt Nam, rồng bay ở Thăng Long.

Chữ và ở giữa bầu trời và trái đất.

Ly thuỷ tinh đựng đầy nước, mình sẽ dùng ống hút để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra     

                                                  Dể!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

13 tháng 2 2019

Phố cổ Hội An ở Quảng Nam

Thánh địa Mĩ Sơn ở Quảng Nam

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội

Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa

13 tháng 3 2018

Văn Miếu Quốc tử Giám được xây dựng ở đâu ?

TL: Ở Hà Nội.

Hiện nay còn bao nhiêu tấm bia khắc tên các vị tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc tử Giám?

Các bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long được dựng trong thời gian gần 300 năm gồm 82 tấm bia đá, được dựng từ năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức thứ 15) đến năm 1780 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41), khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình từ năm 1442 (niên hiệu Đại Bảo thứ 3) đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40).[3]

Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng các tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho các khoa thi Đình các năm trước đó của nhà Hậu Lê, 7 bia đầu tiên, trong số 82 bia, được dựng năm này. Trong số 7 bia tiến sĩ đầu tiên, thì 2 bia đầu được lập cho hai khoa thi Đình, được lấy làm đại diện, của các triều vua trước, là khoa thi năm 1442 và khoa thi năm 1448, được Lê Thánh Tông cử hai vị Đông Các đại học sĩ (sau này cũng là 2 phó soái Tao đàn Nhị thập bát Tú) là: Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận soạn các bài văn bia, và được dựng riêng trong hai bi đình Tả vu, Hữu vu.

Số lượng bia tiến sĩ được dựng vào thời đại nhà Lê sơ gồm 12 bia tiến sĩ đầu tiên, cho các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1514 (bia tiến sĩ khoa thi năm 1514 được dựng năm 1521). Những người soạn nội dung văn bia đều là các danh nho bậc nhất đương thời của Đại Việt, như các tiến sĩ: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Đào Cử, Đàm Văn Lễ, Lê Ngạn Tuấn, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trùng Xác, Lưu Hưng Hiếu, Lê Trung, Vũ Duệ,... Nhà Mạc do điều kiện đang tiến hành nội chiến với nhà Lê trung hưng, nên chỉ dựng được 2 bia tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, mặc dù tổ chức được khá nhiều kỳ thi tiến sĩ Nho học, đó là bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1529 (niên hiệu Minh Đức thứ 3), khoa thi đầu tiên của triều Mạc Thái Tổ, và bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1518 (niên hiệu Quang Thiệu thứ 3 thuộc triều đại Lê sơ, được dựng năm 1536). Như vậy, trong suốt thời kỳ nhà Mạc nắm giữ kinh thành Thăng Long, với 22 khoa thi Đình được tổ chức, nhưng chỉ có duy nhất một khoa thi tiến sĩ nhà Mạc được dựng bia tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Sang triều đại Lê trung hưng, các kỳ thi tiến sĩ Nho học được khôi phục ngay từ thời triều vua Lê Trung Tông khi đang còn đóng đô ở Thanh Hóa và chưa chiếm lại được Thăng Long, với khoa thi Điện (thi Đình) đầu tiên là khoa thi Chế khoa năm 1554. Sau khi chiếm lại được Thăng Long năm 1592, các kỳ thi Đình được tổ chức đều đặn hơn. Nhưng cũng phải đến năm 1653 (niên hiệu Thịnh Đức thứ nhất), thì nhà Lê trung hưng mới tiến hành một đợt dựng bia tiến sĩ lớn nhất tại Văn Miếu Thăng Long, với 25 bia tiến sĩ từ khoa thi năm 1554 đến khoa thi năm 1652. Sau đó, tới năm 1717 (niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13), mới lại có đợt dựng bia lớn thứ 2 trong triều đại nhà Lê trung hưng, với 21 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1656 đến khoa thi năm 1715. Với hai đợt dựng bia tiến sĩ lớn, sau đó là các lần dựng bia thường xuyên sau mỗi khoa thi (trung bình cứ 1 đến 4 năm sau mỗi khoa lại tiến hành dựng bia tiến sĩ cho khoa thi ngay trước đó, một số khoa dựng bia ngay trong năm thi Đình) cho tới bia tiến sĩ cuối cùng cho khoa thi năm 1779, nhà Lê trung hưng đã dựng phần lớn trong tổng số 82 bia tiến sĩ (68/82).

Năm 1805, vua Gia Long cho xây thêm Khuê Văn Các. Khuê Văn Các gồm có 2 tầng, 8 mái, tầng dưới là bốn trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng. Hai bên đi vào bằng hai cổng Bí Văn và Súc Văn. Khuê Văn Các là nơi tổ chức bình các bài thơ hay của các sĩ tử.

Sang triều đại nhà Tây Sơn (không tổ chức thi tiến sĩ Nho học) và đặc biệt là nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Phú Xuân-Huế, Văn Miếu Thăng Long không còn là văn miếu quốc gia nữa nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại đây. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Thánh Miếu Huế từ khoa thi năm 1822.

Không có thống kê chính thức số tiến sĩ được ghi trên các bia tiến sĩ này, các nguồn khác nhau cho biết trong khoảng thời gian đó đã có từ 1.303 đến 1.323 tiến sĩ [4], trong số này có 18 trạng nguyên, 21 bảng nhãn và 33 thám hoa. Tuy nhiên, số lượng 82 bia còn lại có thể không đầy đủ và không ghi hết các tên họ các vị tiến sĩ thời ấy.

13 tháng 3 2018

văn miếu quốc tử giám được xây ở hà nội, quận đống đa

hiện chỉ còn 82 bia tiến sĩ