K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đoạn trích nào vậy bạn

27 tháng 2 2022

em tham khảo ý để trả lời nhe:

+Khiêm tốn giúp bạn được mọi người yêu thương quý mến, dễ hòa nhập. 

+Khiêm tốn còn giúp bạn thấy được năng lực của mình thấy người khác cao hơn mình để mà cố gắng vượt khó để tiến tới thành công. Ngược lại với khiêm tốn là tự cao, thiêu khiêm tốn sẽ khiến con người bị cộng đồng xa lánh, ghét bỏ, ít hòa nhập.

16 tháng 4 2019

Qua bài thơ ta thấy được vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần:

   + Con người dũng mãnh, hùng mạnh với tầm vóc vũ trụ

   + Họ luôn dốc hết lòng, hết sức vì dân vì nước

   + Mỗi cá nhân đều ý thức tạo nên sức mạnh tập thể, hết mình cống hiến

→ Sức mạnh thời Trần, đại diện cho hào khí Đông A sử sách còn lưu chính là sự tổng hòa sức mạnh của trí tuệ, đoàn kết dân tộc luôn hướng tới dựng xây dân tộc

- Thế hệ trẻ ngày nay cần học tư tưởng, cách sống và cống hiến của những người thế hệ hào hùng đi trước, luôn cống hiến để đem lại cuộc sống an vui, thái bình cho nhân dân

1 tháng 9 2018

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực

- Sử dụng điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.

4 tháng 5 2017

Đưa chốn lầu xanh nhơ bẩn, chuyện gái trai tục tĩu vào tác phẩm nghệ thuật quả là vấn đề nan giải. Để tránh được chuyện tục tĩu ấy, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi, lá giỏ cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tói tìm Trường Khanh, gió tựa hoa kề... Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du không né tránh hiện thực, miêu tả được thực tế đầy nhơ bẩn chốn lầu xanh mà câu thơ vẫn trang nhã, thanh cao, không chút dung tục. Nhờ vậy, chân dung Thúy Kiều hiện lên cao đẹp. Và cũng qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình đối với nhân vật.

5 tháng 5 2017

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).

27 tháng 4 2018

- Đoạn trích ghi lại một đoạn đời bi kịch của Thúy Kiều.

    + Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, + Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều ngời lên giữa một bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ

- Đoạn trích thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm

    + Lời Kim Trọng nói với Kiều tái ngộ xác nhận chữ “trinh” của nàng.

    + Chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt, trải qua tay của nhưng của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, rồi làm vợ Thúc Sinh, Từ Hải nhưng Nguyễn Du vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.

Nguyễn Du không né tránh cuộc đời nghiệt ngã, “lời ong tiếng ve” mà ông vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.

4 tháng 5 2017

Như ta đã biết, trong tiếp nhận văn bản Truyện Kiều, việc cho Kiều là trinh hay dâm không phải hoàn toàn thống nhất với nhau (tham khảo thêm phầu những kiến thức cần lưu ý), cần căn cứ vào văn bản để minh định. Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều này qua tác phẩm mà đoạn trích Nỗi thương mình là một ví dụ. Ở phần Đoàn viên, Nguyễn Du tỏ thái độ của mình qua lời Kim Trọng:

Như nàng lấy hiếu làm trinh,

Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

Dù rất thương yêu, mến mộ Thúy Kiều song thực tế đầy phũ phàng (và do phải trung thành với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) nên Nguyễn Du không thể không để cho Kiều phải vào lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh thực tế nhưng cũng chính từ sự việc này, nhà nhân đạo chủ nghĩa lại có điều kiện để cho nhân cách của Kiều ngời sáng, nghĩa là Kiều không dâm, không một chút vui thú trong chốn bùn nhơ. Nàng đau đớn xót xa, bàng hoàng ngỡ ngàng trước những cuộc say, trận cười:

Giật mình / mình lại / thương mình xót xa.

Câu thơ bị ngắt vụn ra như sự tan nát trong cõi lòng nàng. Nàng lấy làm chán chường tủi hổ, chứ không vui thú gì, nàng lãnh đạm, thờ ơ trước khách làng chơi:

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì.

Không cưỡng lại được trước thế lực tàn bạo, nàng Kiều đã chống lại bằng thái độ. Tâm hồn của Kiều hoàn toàn trong trắng, nhân cách, phẩm giá của Kiều hoàn toàn cao thượng. Đúng như Kim Trọng nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.

5 tháng 5 2017

Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.

11 tháng 3 2018

Điển tích vua Thuần Vu, thể hiện quan điểm sống mang tính triết lý của tác giả- bậc trí giả uyên thâm, từng ra vào chốn quan trường hiểm ác.

- Tác giả muốn giữ sự thanh cao, trong sạch trong tâm hồn: xem phú quý tựa chêm bao, phù phiếm…

- Sự suy thịnh thuộc về quy luật của vũ trụ, triều đại, đất nước, vì vậy nhà Nho chân chính đều tự ý thức được sự cao quý của bản thân, vì vật cần giữ tâm hồn thanh sạch, không bị thói đời đua chen làm hoen ố.

- Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kẻ sĩ thanh cao, liêm khiết

6 tháng 12 2018

Trước Trích diễm thi tập, Nguyễn Trãi cũng từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc:

- Cả hai ý kiến đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào về văn hiến dân tộc của nhân dân được khẳng định

9 tháng 10 2018

a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần

   + Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi

b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)

- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.

- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn

c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta

   + Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc

   + Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.