K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2018

Đáp án

Cho, tặng, biếu:

- Giống: tả hành động trao ai vật gì đấy.

- Khác:

   + cho: sắc thái bình thường.

   + tặng: thể hiện sự long trọng, không phân biệt ngôi thứ.

   + biếu: thể hiện sự kính trọng.

3 tháng 5 2017

Các từ phía dưới đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng…

7 tháng 1 2022

Giống nhau: đều có ý trao cho ai một vật gì đấy.

*Khác nhau:

- Cho: sắc thái biểu cảm bình thường, thân mật, là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn.

VD: Chị CHO em cái kẹo này nhé?

- Tặng: thể hiện sự long trọng, có ý nghĩa cao quý.

VD: Tớ TẶNG cậu món quà này nhân dịp sinh nhật lần thứ 15 của cậu.

- Biếu: thể hiện sự tôn trọng của người dưới với người trên.

VD: Chúng con xin BIẾU cha mẹ bộ chén bát này.

- ăn: tự cho vào cơ thể thức nuôi sống

xơi: (Trang trọng) ăn, uống hoặc hút (thường dùng trong lời mời chào)

chén: (Thông tục) ăn, về mặt coi như một thú vui

- cho: chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả

tặng: (Trang trọng) cho, trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hoặc để tỏ lòng quý mến

biếu: (Trang trọng) cho, tặng (thường người thuộc hàng trên, bậc trên)

- Yếu đuối: thiếu hẳn sức mạnh thể chất hoặc tinh thần, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách

yếu ớt: yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể

- xinh: có hình dáng và những đường nét rất dễ coi, ưa nhìn (thường nói về trẻ em, phụ nữ trẻ)

đẹp: có hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự hứng thú đặc biệt, làm cho người ta thích nhìn ngắm hoặc kính nể

- tu: (Khẩu ngữ) uống nhiều liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng vật đựng

nhấp: uống một chút hoặc uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi

nốc: (Thông tục) uống nhiều và hết ngay trong thời gian ngắn, một cách thô tục

Học tốt

3 tháng 4 2019

Đáp án

Phân biệt nghĩa của các từ:

Ăn, xơi, chén:

- Giống: hành động đưa thức ăn vào cơ thể.

- Khác:

   + ăn: nghĩa bình thường.

   + xơi : lịch sự, thường dùng trong lời mời.

   + chén: thông tục, sắc thái suồng sã, thân mật.

15 tháng 12 2017

chết-hi sinh-thiệt mạng

nhìn-nhòm-liếc-dòm

mik bận nên chỉ vậy thôi

17 tháng 11 2021

A

19 tháng 10 2019

Câu 1: Chữa lại:

a. Bỏ từ “đối với”

b. Bỏ từ “qua”

Câu 2: Phân biệt nghĩa của các từ:

a. Ăn, xơi, chén:

- Giống: hành động đưa thức ăn vào cơ thể.

- Khác:

   + ăn: nghĩa bình thường.

   + xơi : lịch sự, thường dùng trong lời mời.

   + chén: thông tục, sắc thái suồng sã, thân mật.

b. Cho, tặng, biếu:

- Giống: tả hành động trao ai vật gì đấy.

- Khác:

   + cho: sắc thái bình thường.

   + tặng: thể hiện sự long trọng, không phân biệt ngôi thứ.

   + biếu: thể hiện sự kính trọng.

Câu 3: Viết đoạn văn.

Đoạn văn mẫu:

Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Xuân về mang theo những tia nắng sưởi ấm vạn vật và đất trờiCây cối đâm chồi nảy lộc, những chiếc lá non xanh mơn mởn hé lộ giữa trời xuân. Những chùm hoa nhỏ li ti xuất hiện trên những cây bưởicây camcây nhãn… Mưa phùn lất phất chỉ đủ để cành đào nở hoa khoe sắc thắm với tạo vật. Xuân về, Tết đến, người người đi chợ xuân mua sắm đồ Tết, nhà nhà cùng nhau gói bánh chưng xanh. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúcMùa xuân kì diệu như vậy đấy!

- Các từ ghép là: mùa xuân, mong ước, tia nắng, vạn vật, đất trời, cây cối, chiếc lá, cây bưởi, cây cam, cây nhãn, cành đào, bánh chưng, hạnh phúc, kì diệu…..

- Các từ láy là: mơn mởn, li ti, lất phất, người người, nhà nhà, vui vẻ.

ĐÓM & KEYS

19 tháng 10 2019

a. bỏ ''đối với''

b. bỏ ''qua''

k cho mik nha!

- Sức khỏe của em rất bình thường.

- Hắn là một kẻ tầm thường.

- Kết quả bài kiểm tra toán của em rất tốt.

- Hậu quả của việc làm này không thể lường trước đc.

Học tốt